Trương Thuyết từ Phụng thần giám đi ra, tâm sự nặng nề, đến cả Ngự sử Trung Thừa Tống Cảnh đi đến, y cũng không thấy. Tống Cảnh sinh lòng kỳ quái, chủ động lên tiếng chào hỏi y. Trương Thuyết lúc này mới như tỉnh mộng, vội vàng dừng lại, hướng về phía Tống Cảnh thi lễ.
Tống Cảnh xem y tinh thần hoảng hốt bèn nói:
- Đạo Tế, thân thể ngươi không thoải mái sao? Tại sao sắc mặt khó coi như vậy?
Trương Thuyết miễn cưỡng cười nói:
- Nhờ Trung Thừa hỏi thăm, Trương Thuyết không sao, chỉ là… chỉ là có chút khó chịu thôi.
Trương Thuyết cũng không có tâm trạng mà nói nhiều, nói vài lời khách sáo với Tống Cảnh, rồi chắp tay cáo từ. Tống nhìn bóng lưng của hắn, nghi ngờ lắc lắc đầu.
Trương Thuyết là công thần chủ yếu biên soạn “Tam giáo châu anh”. Bởi vậy, đã xây dựng mối quan hệ khá là thân thiết với Nhị Trương, tuy rằng mối quan hệ này chủ yếu là công việc. Hôm nay Trương Xương Tông đích thân mời, Trương Thuyết rất kinh ngạc. Hắn không ngờ Nhị Trương mời đến, nhưng lại là vì mục đích này.
Trương Thuyết tự đáy lòng không muốn làm việc tiểu nhân này, nhưng đối diện với sự uy bức lợi dụ của bọn quyền thế ngút trời Nhị Trương, Trương Thuyết lai không biết nên ứng phó thế nào.
Trương Thuyết không có bối cảnh gia thế hùng hậu, cha y chỉ làm Huyện thừa Hồng Động. Y có ngày hôm nay hoàn toàn là vì tài học xuất chúng và tự thân cố gắng. Hiện giờ y mới hơn ba mươi tuổi mà đã làm quan Phượng Các Xá, tiền đồ có thể nói là vô cùng rộng lớn.
Đây cũng chính là nguyên nhân mà Trương Thuyết không muốn kéo bè kết phái, không muốn tiếp nhận sự dẫn tiến của Cao Tiễn, gia nhập môn hạ của Thái Bình. Y làm người cẩn trọng, không muốn ở vào thế rắc rối phức tạp như hiện nay, lúc tình thế hỗn loạn mà gia nhập bất kỳ phe nào. Y chỉ muốn làm tròn bổn phận, mặc kệ ai đăng cơ, với chiến tích quan thanh tốt đẹp, với bản lĩnh tài học nổi tiếng và bối cảnh chính trị trong sạch của y đều nhận được trọng dụng.
Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng dừng! Trận phong ba này rốt cục vẫn lan đến trên người y. Trương Dịch Chi hứa hẹn với y nhiều lợi lộc, chỉ cần hắn chịu làm chứng, sau khi sự thành, đảm bảo y được giữ chức Thị lang, chỉ cần trước tiên tới Lục bộ nhận thực quyền rồi nắm chức Thị lang, y sẽ có cơ hội lên làm Tể tướng.
Tuy rằng Trương Thuyết trước nay luôn tự tin với con đường làm quan của mình, nhưng đối với mục tiêu cuối cùng là chức Tể tướng thì y cũng không dám có nhiều mộng tưởng. Trong dự tính của y, cho dù con đường quan lộ thuận buồm xuôi gió, trở thành Tể tướng cũng là việc việc sau khi y sáu mươi tuổi, y ít nhất cũng phải phấn đấu ba mươi năm nữa. Lời hứa của Trương Dịch Chi đã đem thời gian rút ngắn hai mươi năm.
Điều kiện này quả thực động lòng người, nhưng nếu chỉ là lợi dụ thì vẫn không thể làm Trương Thuyết động lòng. Trương Thuyết không muốn vì việc này mà gánh lên vết nhơ cả đời không thể gột rửa. Nhưng Trương Xương Tông đồng thời còn uy hiếp y, nếu y không chịu làm theo thì sẽ giáng chức y đến Lĩnh Nam, làm Huyện thừa đến hết đời.
Dựa vào sự sủng ái của đương kim Nữ đế đối với Nhị Trương, Trương Thuyết tin tưởng bọn họ nói được làm được. Trương Thuyết không chịu gia nhập bất cứ phe phái nào, quả thực khiến địa vi của y trở nên cao cả, nhưng cũng vì nguyên nhân này mà y không có hậu đài đỡ lưng. Nhị Trương có thể đưa y lên trời, cũng có thể một cước đạp y xuống địa ngục.
Chính vì sự uy hiếp này mà Trương Thuyết dưới thế vừa được đấm vừa được xoa mà đồng ý với Nhị Trương, bằng lòng làm chứng cho bọn họ. Nhưng khi vừa rời Phụng Thần giám, Trương Thuyết liền tỉnh táo lại. Y từ nhỏ đã được hưởng sự giáo dục Nho gia, nói đến quân tử, không cho phép y làm những việc không có phẩm chất như vậy, hơn nữa y cũng không thấy tương lai tốt đẹp của Nhị Trương, nếu từ giờ bị buộc vào chiến xa của Nhị Trương…
Nhưng nếu không đáp ứng bọn họ thì cửa ải này khó mà qua. Trương Thuyết lo lắng trăm bề, thực tại khó có thể lấy hay bỏ, không ai biết mật nghị này giữa y và Nhị Trương, Trương Thuyết cũng không muốn bàn bạc với người khác. Y tâm sự nặng nề trở về nhà, nghĩ tới nghĩ lui, cả đêm không hề chợp mắt.
*********
Ngày hôm sau không lâm triều, Võ Tắc Thiên ở Trường sinh viện cho gọi Thái tử, Tương Vương, Lương Vương và Tể tướng là chứng, để nguyên bị cáo đối chất trước đường. Văn võ toàn triều nghe tin lập tức hành động, dù chưa phụng chiếu, không thể vào Trường sinh viện, nhưng đều tập trung ở bên ngoài Trường sinh viện, mong ngóng kết quả sự việc.
Sau khi lên điện, đối với sự tố cáo của Nhị Trương, Ngụy Nguyên Trung và Cao Tiễn tất nhiên vẫn một mực phủ nhận, Nhị Trương nói rất chuẩn xác, đôi bên tranh cãi không xong. Diêu Sùng từ đám quần đông tiến ra, nói với Võ Tắc Thiên:
- Bệ hạ, theo lời nhị tiểu, không có nhân chứng, không có vật chứng, không đủ để phán Tể tướng có tội!
Câu nói này vốn nên do Thái tử nói ra, nhưng Lý Hiển từ khi lên điện tựa chỉ đứng đó như con chim cút bị bệnh, cúi đầu nhắm mắt, không nói một lời. Võ Tắc Thiên thản nhiên nói:
- Nhưng trầm nghe nói, án này có một nhân chứng mấu chốt, đủ để chứng minh Nguyên Trung, Cao Gỉản có tội!
Lời vừa nói ra, chúng quan viên trên điện và Nguỵ Nguyên Trung, Cao Tiễn đều giật mình. Võ Tắc Thiên cao giọng nói:
- Người đâu, tuyên người của Phượng Các Xá Trương Thuyết lên điện!
Trên điện lập tức trở nên xôn xao. Cao Tiễn càng mở to hai mắt nhìn, vẻ mặt là bộ dạng không thể tin được, cho tới giờ khắc này, gã vẫn không tin bằng hữu thân thiết lại có thể ra mặt làm chứng hãm hại gã.
Thượng quan Uyển Nhi vội vàng liếc mắt về hướng thái giám truyền chỉ, thái giám truyền chỉ là Tiểu Hải, là tâm phúc của Uyển Nhi. Y lập tức ngầm hiểu, sau khi đi ra khỏi Trường sinh viện, Tiểu Hải đầu không ngẩng, mắt không trợn, chỉ lo kéo dài giọng hô:
- Hoàng đế có chỉ, tuyên người của Phượng Các Xá Trương Thuyết lên điện làm chứng cho Trương Phụng Thần!
Nếu Tiểu Hải chỉ tuyên Trương Thuyết lên điện, ai cũng không rõ tuyên y lên điện làm gì, ít nhất là không rõ được y thay Nhị Trương làm chứng. Nhưng lời vừa nói ra, văn võ toàn triều đang đợi tin tức bên ngoài điện ai còn chưa rõ Hoàng đế! Trương Thuyết lên điện rõ ràng là muốn đưa là những chứng cứ bất lợi cho Ngụy Nguyên Trung và Cao Tiễn.
Sớm đã đợi ở lễ môn, Trương Thuyết được hai tên tiểu nội thị dẫn đến. Qua một đêm dằn vặt trong lòng, Trương Thuyết tinh thần tiều tuỵ khác thường. Y cúi đầu, uể oải bước về phía trước. Chúng văn võ châu đầu ghé tai, lao xao nghị luận. Ngự sử Trung thừa Tống Cảnh đột nhiên xông về phía trước, chắn trước mặt Trương Thuyết.
Trương Thuyết nhìn thấy trước mặt xuất hiện một đôi chân, y chậm rãi ngẩng đầu, nhìn thấy Tống Cảnh, không khỏi ngẩn ra, chần chờ chắp tay:
- Tống Trung thừa.
Ánh mắt Tống Cảnh sáng quắc, nghiêm nghị nói:
- Đạo Tế! Làm người danh tiết là quan trọng nhất, quỷ thần khó lấn! Ngươi nhất định không thể theo tà đảng hại chính, tự cầu thả miễn! Thà rằng bị tội lưu đày, cũng có thể lưu danh thiên cổ. Thực nếu chọc giận Thiên tử, Tống mỗ nguyện hết sức mình, chết cùng với ngươi! Đạo Tế, công tội đời đời, hiện giờ đều ở một ý niệm của ngươi thôi!
Trương Thuyết nghe xong lời này, sắc mặt lập tức biến đổi. Điện Trung Thị Ngự sử Trương Đình thấy vậy cũng phất tay hô to:
- Phu tử chi đạo không thể giây lát tách rời được, đã sớm sáng tỏ, muộn chết cũng cam! Đạo Tế huynh, một lần sảy chân ngàn năm hận, ngươi phải cân nhắc kỹ lưỡng!
Tả sử Lưu Tri Kỷ cũng lớn tiếng nói:
- Đạo Tế, ngươi đọc sách thánh hiền học được những việc gì? Hiện giờ đang là lúc dám chết vì nghĩa, nhất định không được làm bẩn sử sách, liên luỵ tử tôn!
Chúng văn võ đều khảng khái khuyên y, Trương Thuyết bước chân duy gian, giống như đang gánh trên chân gánh nặng ngàn cân vậy. Tiểu Hải nhìn thấy mọi người khuyên nhủ cũng kha khá rồi, cũng không dám tỏ ra rõ ràng, liền bày ra một bộ dạng mất kiên nhẫn, cao giọng chặn lại:
- Trương xá nhân, mời mau lên điện, chớ để thiên tử đợi lâu.
Trương Thuyết vốn đã do dự khó quyết, không muốn làm kẻ tiểu nhân, giờ lại bị chúng văn võ người một câu, ta một lời khuyên nhủ một hồi, chỉ nghe trong lòng một trận khí huyết bốc lên, đột nhiên quyết định được chủ ý, y cắn chặt răng nhìn lướt qua một lượt bá quan văn võ, dứt khoát cất bước lên điện.
Trương Thuyết đi đến chính điện Trường sinh viện, khom lưng về phía Võ Tắc Thiên, nói:
- Thần Trương Thuyết khấu kiến Bệ hạ!
Võ Tắc Thiên còn chưa kịp nói gì, Ngụy Nguyên Trung đã bước ra trước một bước, lớn tiếng quát:
- Trương Thuyết, ngươi muốn liên kết với hai tên tiểu nhân hãm hại Ngụy Nguyên Trung ta sao?
Trương Thuyết liền biến sắc mặt, trầm giọng phản bác:
- Nguỵ công, ngươi thân là Tể tướng, sao lại có thể nói ra những lời của kẻ tiểu nhân đường chợ như thế!
Cao Tiễn ở một bên vẫn không dám tin, kinh ngạc nói:
- Đạo Tế huynh, huynh… huynh thật sự muốn làm nguỵ chứng cho nhị tiểu?
Cao Tiễn biết, chỉ cần Trương Thuyết hôm nay làm chứng giả, thì cái đầu trên cổ gã khó mà bảo toàn, nên thần sắc vô cùng thê thiết.
Trương Xương Tông cao hứng ngắt lời Cao Tiễn:
- Im miệng, hai người các ngươi nay là nghi phạm, sao có thể quấy nhiễu lời chứng của nhân chứng. Trương xá nhân, ngươi đã từng nghe thấy Ngụy Nguyên Trung và Cao Tiễn nói qua những lời đại nghịch bất đạo gì, cứ việc ngay trước mặt Thánh nhân và chúng vương, chúng tể tướng nói ra, đều có Thánh nhân thay ngươi làm chủ!
Trương Thuyết nhìn khuôn mặt kinh sợ của Ngụy Nguyên Trung và Cao Tiễn, chắp tay hướng Võ Tắc Thiên nói:
- Bệ hạ, thần Trương Thuyết hôm nay trước mặt Bệ hạ, chúng vương, chúng Tể tướng, không dám không nói sự thực…
Trương Thuyết hít một hơi thật sâu, đem quyết định chắc chắn, nghiêm nghị cao giọng nói:
- Thần thực chưa bao giờ nghe Nguỵ công và Cao Tiễn nói lời nào đại nghịch bất đạo, việc này là do nhị tiểu ép thần làm nguỵ chứng.
Lời vừa nói ra, khắp sảnh đường ồ lên, Nguỵ Nguyên Trung và Cao Tiễn cố nhiên nét vui mừng lộ rõ trên mặt. Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông thì lại kinh sợ ngây người. Trong sự hoảng loạn, Trương Xương Tông buột miệng thốt lên:
- Thánh nhân, tênTrương Thuyết này, tên Trương Thuyết này với Nguỵ Nguyên Trung chính là đồng mưu, hai người từng đồng mưu tạo phản, nên không dám tố cáo.
Trong lòng Võ Tắc Thiên căm tức, thầm trách hai tên tiểu tình lang làm việc không đủ chắc chắn, đến tìm người làm chứng cũng có thể trước điện phản cung, lúc này không chỉ Nhị Trương, mà đến bà ta cũng bị làm cho quẫn bách vô cùng, vừa nghe Trương Xương Tông nói vậy, vội vàng tự tìm lối thoát, trầm giọng hỏi:
- Có chứng cớ không?
Trương Xương Tông chỉ là mở miệng nói bừa, hoàng đế vừa hỏi, y lập tức moi ruột moi gan, bỗng nghĩ tới một việc, hưng phấn nói:
- Trương Thuyết đã từng khuyên Nguỵ Nguyên Trung làm Y doãn, Chu công. Mọi người đều biết, Y Doãn đã từng lưu đày quân vương Thái giáp của hắn, Chu công đã từng thay thế quân vương của hắn nhiếp chính. Trương Thuyết đây chẳng phải là giật dây cho Nguỵ Nguyên Trung phản quân tạo phản sao?
Võ Tắc Thiên sắc mặt trầm xuống, nói với Trương Thuyết:
- Trương Thuyết, ngươi đã từng nói qua những lời này không?
Nếu Trương Thuyết đã đưa ra lựa chọn, thì nhanh chóng trấn tĩnh lại. Y khinh thường liếc Nhị Trương một cái, nói với Võ Tắc Thiên:
- Huynh đệ Dịch Chi đều là kẻ tiểu nhân không đọc sách, chỉ biết câu chuyện Y, Chu mà không rõ đạo lý bên trong.
Lúc trước, Nguỵ công thăng nhiệm tam phẩm (tam phẩm trở lên mặc quan phục màu tím, có tư cách phong tướng), thần với chức phận Lang quan đi tới bái tạ.
Nguỵ công nói với các quan khách:
- Vô công được sủng ái, không khỏi hổ thẹn.
Thần bèn nói một câu:
- Nguỵ công noi theo Y, Chu đảm nhiệm chức quan tam phẩm, làm sao phải hổ thẹn.
Mọi người đều biết, Y Doãn, Chu Công chính là hiền tướng thời xưa, là thần tử trung thành, thiên hạ ngưỡng mộ. Bệ hạ dùng Tể tướng, không để họ học theo Y, Chu, vậy nên học ai đây?
Danh Sách Chương: