Trịnh Quân Ba cười lạnh nói.
Hồ Thanh Giang này là anh rể của Trịnh Quân Ba, chị hai của Trịnh Quân Ba gả cho Hồ Thanh Giang.
- Hy vọng như vậy.
Hồ Thanh Giang không nói nữa, chẳng qua y vẫn cảm thấy chuyện lần này Trịnh Quân Ba làm hơi quá, có lẽ rước họa vào mình.
Hồ Thanh Giang nói đã làm mọi người ở đây cảnh giác. Tất cả những người ở đây ngoài Trịnh Quân Ba thì những người còn lại đều là nhân vật có thực quyền của thị ủy, ủy ban Vọng Giang. Chỉ riêng thường vụ thị ủy cũng có vài người, mấy người này tập hợp lại có thể đủ thay đổi phương hướng chính sách của Vọng Giang. Nói nghiêm trọng một chút là thậm chí có thể ảnh hưởng đến quyết sách của thị ủy, ủy ban Vọng Giang.
Tất cả mọi người đã buộc chung trên một chiếc dây, một khi có một người xảy ra chuyện thì những người khác sẽ toàn lực giúp. Nếu không một người rơi xuống bùn những người khác cũng không có ai có thể chạy thoát.
Khi những người ở Vọng Giang đang chúc mừng, Hứa Lập ở Tùng Giang lại không có thời gian vui chơi.
Chưa đầy một tháng sau khi mấy đội viên xuất ngũ Tuyết Báo đến Tùng Giang xem xét tình hình, đội viên xuất ngũ ở khắp nơi trong cả nước cùng người nhà đã lục tục chạy tới. Đến bây giờ đã có hơn 800 người phân biệt ở tại công trường và khu trượt tuyết. Chung Đắc Lực cũng đã sớm quay lại Tùng Giang giúp đỡ Lâm Trường Thanh – phụ trách công ty Huệ Tân tại Tùng Giang để an bài cho đội viên và người nhà.
Việc này Hứa Lập đặc biệt báo cáo với Tằng Ích. Khi Tằng Ích nghe công ty Huệ Tân muốn giúp đỡ các đội viên xuất ngũ và người nhà trong cả nước, Tằng Ích đương nhiên toàn lực ủng hộ. Hơn nữa y còn nói với Hứa Lập là những đội viên kia nếu có khó khăn gì không giải quyết được thì có thể trực tiếp tìm mình, y nhất định sẽ giúp giải quyết cho bọn họ.
Có lời nói này của Tằng Ích nên mọi việc cũng dễ làm. Các chuyện khác thực ra dễ giải quyết, công ty Huệ Tân cái khác không có nhưng có tiền, chỉ cần dùng tiền giải quyết một số vấn đề là ổn.
Nhưng có một việc tiền lại không giải quyết được. Lần này theo người lớn tới cũng có trên 100 trẻ em trong độ tuổi đi học, nếu là hai ba người còn có thể dùng tiền chạy quan hệ đưa bọn trẻ đi học. Nhưng hơn trăm trẻ em thì dù an bài tới đâu cũng không phải việc nhỏ. Chẳng qua có Tằng Ích giúp, Tằng Ích gọi một cuộc điện thoại yêu cầu cục trưởng cục Giáo dục tự mình giải quyết việc này. Vì thế rất nhanh hơn trăm em học sinh đã được đưa vào các trường cấp một, hai.
Sau khi an bài xong cho người nhà, mấy chục đội viên xuất ngũ còn năng lực làm việc cũng được tổ chức lại do bọn họ dẫn những người còn lại phụ trách công tác bảo vệ trị an cho công trường. Mà các đồng chí cảnh sát trước đó phụ trách việc này rốt cuộc cũng có thể rút về.
Mà lúc này đã là ngày 10/3/2003, dịch Sars đã bắt đầu lan tràn khắp Trung Quốc. Chỉ là do nguyên nhân thời tiết phương bắc nên dịch Sars vẫn chưa truyền tới đây. Chẳng qua Hứa Lập đã sớ bảo Tôn Cực và Vu Lượng ở Châu Âu, Mỹ bắt đầu hành động.
Trong dịch Sars này Trung Quốc nội địa và Hongkong có hơn 7000 ca nhiễm bệnh, 649 người chết, mà trong số đó có 1/3 là nhân viên y tế. Nguyên nhân gây ra số người chết nhiều như vậy là do Sars là một loại bệnh truyền nhiễm mới, tốc độ lây lan nhanh, các phương pháp phòng tránh hiện có đều không có hiệu quả mấy.
Khi dịch Sars bộc phát, đối mặt với bệnh dịch nghiêm trọng này thì các nhân viên y tế đương nhiên phải xông ở tuyến đầu. Nhưng bởi vì không có biện pháp phòng tránh hiệu quả nên mới xuất hiện tình trạng nhiều nhân viên y tế tử vong khi làm nhiệm vụ. Hứa Lập nhớ rõ khi dịch Sars bộc phát mình thấy các nhân viên y tế mặc áo trắng khi đi vào khu cách ly Sars đều đã viết di thư, đều mang theo nước mắt kiên quyết tiến vào khu cách ly được coi là vùng tử vong.
Mà Hứa Lập lại có thể lấy thân phận từng trải qua để đưa ra nhiều biện pháp đề phòng dịch Sars. Lúc ấy dịch Sars sở dĩ lan tràn quá nhanh là do không ai biết dịch Sars rốt cuộc lây lan như thế nào? Cho nên đợt tết vừa rồi Hứa Lập đã đặc biệt bảo Tôn Cực tìm một tạp chí y học uy tín của Mỹ, lấy danh nghĩa một chuyên gia y tế hết sức có ảnh hưởng của thế giới đưa lên một bài viết nói về cách phòng tránh dịch Sars lây lan.
Trong bài viết chỉ ra dịch Sars là loại bệnh truyền nhiễm hô hấp mới, nguyên nhân lây lan phải có mấy điều kiện. Phương pháp phòng tránh lây lan dịch Sars đó là thông qua cách ly nguồn gây bệnh, cắt ngang con đường lây lan, thực hiện ba biện pháp đơn giản nhưng hữu hiệu để phòng tránh dịch Sars.
Do có Hứa Lập tham dự nên lúc cuối tháng hai một viện nghiên cứu y tế trực thuộc quỹ đầu tư Bạo Phong đã đề nghị với tổ chức y tế thế giới – WHO, yêu cầu dùng công sức toàn thế giới cùng đối phó với dịch Sars lần này. Mà bọn họ cũng nguyện ý cung cấp toàn bộ kinh phí thế giới.
Tổ chức Who mới đầu còn tưởng viện nghiên cứu này coi chuyện bé thành to, muốn nhờ vào dịch Sars để đánh bóng tên tuổi của mình cho nên cũng không quá coi trọng. Nhưng một tuần sau dịch Sars đã bắt đầu tăng tưởng rất nhanh, tổ chức WHO rốt cuộc hối hận vì quyết định ban đầu của mình, bọn họ một lần nữa chủ động tìm viện nghiên cứu kia nói chuyện hợp tác. Có quỹ đầu tư Bạo Phong đứng sau lưng ủng hộ nên tiền đương nhiên không phải vấn đề.
Ngày 2/3 tổ chức WHO triệu tập các nhà khoa học của 32 trung tâm thí nghiệm ở 25 quốc gia và khu vực tiến hành cùng nghiên cứu dịch Sars. Có nhân vật tiên tri như Hứa Lập nên mọi chuyện đã dễ thực hiện hơn. Năm đó Hứa Lập mặc dù không học y nhưng sau dịch Sars trôi qua người dân Trung Quốc từ ông già tới trẻ nhỏ đều biết về loại bệnh này. Có Hứa Lập đứng sau lưng chỉ điểm khiến phạm vi nghiên cứu bị thu nhỏ đi rất nhiều, mọi người tránh được nhiều đường cong, tiến trình nghiên cứu cũng nhanh hơn không ít.