• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

“Hạng 1: Hồ Mạn, 61 điểm”

“Hạng 2: Hàn Hà, 57 điểm;”

“Hạng 3…”

“Hạng 10: Nghiêm Tiến Bộ, 35 điểm;”

Khi tiết học bắt đầu, việc đầu tiên thầy Hồ làm là công bố danh sách 10 học sinh có thứ hạng cao nhất trong kỳ thi toán lần này rồi tiến hành giải đề.

Đến lúc này, Lý Dã mới hiểu được thầy Hồ không phải là người giỏi an ủi kẻ khác, thành tích 28 điểm của hắn thật sự đã không ít.

Lại nhớ tới những gì tên cặn bã Hà Vệ Quốc vừa nói, trong lần thi đại học năm trước, số điểm hắn đạt được chỉ kém lần thi thử này 7 điểm, nghĩa là lúc đó hắn chỉ thi được 21 điểm.

Muốn có được tư cách thi đại học thì phải thông qua kỳ thi của tỉnh, nhưng số học sinh đạt yêu cầu chưa tới 50%. 28 điểm thế mà lại là mức điểm trung bình của toàn tỉnh, bạn có tin nổi không?

Quả thật, không thể trách học sinh thời này ngu dốt và lười biếng. Vì sau khi nghe thầy Hồ giảng bài được 5 phút, Lý Dã biết trình độ của ông còn thua cả hắn.

Đây chính là trình độ của một thầy giáo dạy toán ở một trường Trung học cấp huyện?

Năm 1981, kỳ thi đại học mới được khôi phục. Vậy hoàn cảnh giáo dục của bây giờ sẽ như thế nào?

Trước khi chính sách cải cách, mở cửa được thực thi vào năm 1978, quá trình tiếp thu tri thức của học sinh và cả giáo viên đều bị gián đoạn.

Cho nên, thập niên 80 là giai đoạn các tri thức giáo dục được khôi phục lại. Học sinh thời kỳ này vô cùng kiên cường và chịu khó, không hề thua kém học sinh đời sau, nhưng mà kiến thức của bọn họ thật sự có rất nhiều lỗ hỏng.

Ở kiếp trước, Lý Dã từng nghe một cựu sinh viên kể rằng: Trong những năm cuối thập niên 70, khi họ nhận được thông báo về kỳ thi đại học, không ai trong số họ hiểu được phương trình ẩn bậc 1 là gì.

Lúc ấy, Lý Dã chỉ coi đây là một câu truyện cười, nhưng với tình hình hiện tại, xem ra những gì người cựu sinh viên nọ kể lại có lẽ là thật.

Lớp học của Lý Dã có rất nhiều học sinh thuộc độ tuổi từ 18 - 20. Phần lớn trong số họ cần phải học lại những kiến thức căn bản. Sau đó, lại cùng những người có độ tuổi chênh lệch họ khoảng 10 năm cạnh tranh nhau vượt qua con đường học vấn gian nan.

Ở kiếp trước, việc một thanh niên 34 tuổi thi đại học 14 năm liên tiếp đã là chuyện hiếm gặp. Nhưng ở thời đại này, đi thi mà gặp được một thí sinh khoảng 30 tuổi không phải là tin tức gì mới lạ. Dù sao, vào mười mấy năm trước, bọn họ cũng là những thanh niên hào hoa, phong nhã.

Hiện giờ, chỉ có 4% thí sinh trên toàn quốc đậu đại học, 4% đó không thuộc số thí sinh tốt nghiệp cấp 3 trong niên khóa này, mà là tỉ lệ các nhóm thí sinh từ 16, 17 đến 30 tuổi trúng tuyển đại học cộng lại mới được 4%. Chuyện một học sinh cấp 3 thi đại học ba bốn lần liên tiếp là điều vô cùng bình thường. Trong lớp Lý Dã, có người đã thi lại 4 lần, đa số học sinh trong lớp của hắn là những người thi rớt học lại.

Điểm tối đa của một kỳ thi đại học là 600, đạt 400 điểm có thể đậu vào trường trọng điểm quốc gia, hơn 300 điểm là có thể vào học ở các trường đại học chính quy.

Ngạc nhiên không? Bất ngờ không?

Lý Dã không biết rằng Mã A Lý sau hai kỳ thi đại học chỉ mới đạt 19 điểm môn Toán. Hắn cũng không biết rằng điểm trung bình môn Toán ở các kỳ thi đại học chỉ có hơn 30 điểm. Hắn chỉ biết số điểm mà mình đạt được hiện giờ là tương đối ổn nếu so sánh với các học sinh khác.

Quay lại với đề toán trước mắt, Lý Dã không cần điều động ký ức đau khổ ở kiếp trước, chỉ cần dựa vào trực giác và sự nhanh nhẹn của mình cũng có thể dễ dàng giải được bài toán này.

Lý Dã quả thật không khoác lác, nếu để hắn tham gia kỳ thi đại học ở thời đại này, đó chính là một sai lầm vô cùng lớn.

Bạn trông chờ gì vào một đám học sinh cấp 3 mà ngay cả phương trình ẩn bậc 1 còn chưa hiểu cách giải? Đi thi cùng với một người được giáo dục đầy đủ ở đời sau như hắn?

Bạn đã trải qua thử thách có một núi bài tập mang lại chưa? Học sinh thời kỳ này làm sao có thể hiểu được cảm giác bị các bài tập trong giáo trình Hoàng Cương (*) hành hạ? Làm sao có thể chịu được các phương pháp huấn luyện vô cùng khắc nghiệt ở Hành Thủy (**)?

(*) Giáo trình Hoàng Cương: bộ sách luyện thi đại học rất được ưa dùng ở Trung Quốc, xuất bản lần đầu vào năm 2003.

(**) Hành Thủy: Ngôi trường nổi tiếng do có phương pháp giáo dục vô cùng khắc nghiệt.

So với các học sinh trong thời đại này, Lý Dã giống như Tôn Ngộ Không bước ra từ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đã tu luyện thành tinh.

. . . . .

Toàn bộ thời gian còn lại của tiết học, Lý Dã không muốn nghe tiếp những gì thầy Hồ đang nói trên bục giảng.

Hắn sợ rằng nghe nhiều rồi, mình sẽ nhịn không được mà đứng lên để cho ông ấy biết như thế nào là cảm giác đau khổ khi có "học sinh là Vi Thần" (***). Lý Dã tin nếu hắn dám làm vậy, thầy Hồ sẽ nhảy qua cho một đấm vào mặt hắn.

(***) Vi Thần: Thần đồng toán học Trung Quốc và là giảng viên Đại học Bắc Kinh.

"Thưa thầy, đề toán này thầy giải có dài dòng quá không?"

"Thưa thầy, em biết có một cách giải khác tốt hơn."

"Câm miệng, xem một quyền của ta đây!"

Như vậy, hắn xuyên không chưa tới một ngày thì đã đi chầu ông bà.

Lý Dã bèn lặng lẽ mở "ổ cứng HDD" trong đầu mình, đọc những "ký ức đau khổ" đã phủ bụi nhiều năm để tự ôn tập dạng toán trên.

Nhớ năm đó học tới 12 giờ đêm mà hắn vẫn chưa làm hết bài tập, chưa hiểu hết cách giải phương trình. Vốn muốn tiếp tục "lấy khổ làm vui", nhưng không ngờ rằng mình đã bị núi bài tập, biển sách đè chết.

Mà bây giờ, chỉ cần Lý Dã muốn xem, các kiến thức mà hắn có được nhờ đọc sách tới mờ mắt hoặc nhờ liên tục ghi chép lại đến đau ngón tay, có thể được phản chiếu rõ ràng ngay trước mắt hắn.

Hơn nữa, các tri thức và các chú giải liên quan đến bài toán lúc nãy, đang dần thích ứng và thấm vào não bộ của cỗ thân thể này.

Copy, paste, sao chép dữ liệu thành công. Tra cứu cực kỳ dễ dàng.

Quãng thời gian học tập đáng sợ làm người ta muốn khóc trước kia, bây giờ đã trở thành bí tịch giúp Lý Dã có thể "cá vượt long môn".

Vào những năm đầu thập niên 80, thật sự có thứ gọi là Long Môn.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK