Ninh Thư từ chối: “Xin lỗi tôi rất mệt, tôi cần nghỉ ngơi.”
Vất vả cả ngày phải đi nghỉ cứ. Cô rảnh đâu mà đêm hôm rồi lôi nhau ra nói chuyện.
Phương Phỉ Phỉ khó xử, nói tiếp: “Không mất nhiều thời gian của chị đâu, tôi muốn nói chuyện về Chúc Nghiên Thu, nói xong mọi người đều nhẹ lòng mà.”
Ninh Thư day trán, ngồi dậy ra ngoài với Phương Phỉ Phỉ.
Đêm đã khuya, những ngôi sao li ti điểm sáng trên bầu trời. Có tiếng bước chân của binh lính đi tuần vọng lại, Ninh Thư chẳng ngại bẩn ngồi ngay xuống đất, chống cằm hỏi: “Cô muốn nói gì?”
Phương Phỉ Phỉ ngồi cạnh Ninh Thư, vào thẳng vấn đề: “Chúng tôi cùng chung chí hướng, cùng chung tiếng nói, tôi sẽ không chia tay Nghiên Thu. Không dễ gì mới gặp được một người tâm đầu ý hợp, tôi biết Chúc Nghiên Thu là chồng chị nhưng hai người không hợp nhau.”
Ninh Thư: …
“Thì sao? Cô nói chuyện này với tôi làm gì?” Ninh Thư nhìn Phương Phỉ Phỉ: “Dù có vì lý do gì đi chăng nữa cậu ta cũng đã có gia đình, có vợ có con. Dân trí thức các cô buồn cười quá, nào là tiếp thu tư tưởng mới ủng hộ yêu đương tự do, nói trắng ra vì không muốn nghe lời cha mẹ. Nào là giải phóng con người, tình yêu luôn luôn đúng, nói trắng ra là nghe theo phần con trong cơ thể thôi.”
Nữ giới thời chiến loạn không được bảo vệ. Ít ra ở cổ đại có đưa hôn nhân vào lễ nghĩa cơ bản, đời trước dạy đời sau trọng cưới gả, nữ giới vẫn được bảo vệ bằng quy định “Ba không bỏ”1.
Phương Phỉ Phỉ sầm mặt: “Tư tưởng cổ hủ gì vậy. Thời nay khác rồi, ai cũng có quyền theo đuổi hạnh phúc. Bác sĩ Chúc không trói buộc được Chúc Nghiên Thu bằng đứa con đâu. Con nào rồi cũng sẽ lớn, sẽ có cuộc sống riêng nhưng bố mẹ thì không vậy. Không lẽ chỉ vì thương con mà bắt hai người không yêu nhau sống với nhau? Cuộc đời dài lắm, sống với người mình không yêu mấy chục năm chẳng phải phí phạm cuộc đời, không biết yêu thương bản thân sao? Sống mà nhìn mặt người không có chung tiếng nói, nhìn thôi đã thấy ghét còn nghĩa lý gì nữa?”
Ninh Thư: …
Nói chuyện có lý quá, Ninh Thư chợt nhận ra mình không cãi được.
Nhưng vấn đề nằm ở Chúc Nghiên Thu ruồng bỏ vợ con, vắt kiệt sức lao động của Chúc Tố Nương. Dù có muốn ly hôn, Chúc Nghiên Thu cũng phải bồi thường cho Chúc Tố Nương, không thì đừng hòng ai được hạnh phúc.
Cô cậu yêu đương ngọt ngào, cuối cùng công thành danh toại được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ, trong khi ấy sự hi sinh của Chúc Tố Nương để vào đâu?
Ở đời không có chuyện đương nhiên, tại sao Chúc Nghiên Thu lại cho rằng sự hi sinh của Chúc Tố Nương là chuyện đương nhiên? Để rồi cậu ta đã không có một lời cảm ơn, còn quá đáng chê bai Chúc Tố Nương.
Đã xác định khinh người ta cả đời, vậy sao ngày ấy không thắt nút chết chun quần.
Tóm lại, Chúc Nghiên Thu là một cậu công tử tuỳ hứng.
“Cô nói chuyện đó với tôi làm gì? Thông báo cho tôi biết cô cậu đang yêu nhau?” Ninh Thư vẫn lạnh lùng, ngáp ngủ: “Nếu cô chỉ muốn nói những câu sáo rỗng vậy đừng nói nữa. Cô cậu muốn yêu đương, muốn kết hôn, muốn sinh con tôi miễn ý kiến. Tôi tặng Chúc Nghiên Thu cho cô.”
Ninh Thư đứng dậy phủi mông đi ngang qua Phương Phỉ Phỉ. Phương Phỉ Phỉ nói với bóng Ninh Thư: “Chúc Nghiên Thu là con người chứ không phải đồ vật, anh ấy có tình cảm có suy nghĩ riêng, không cần cô cho phép.”
Ninh Thư chỉ vẫy tay đi vào trong lều. Tiểu Đồng vẫn đợi cô, Ninh Thư nói: “Ngủ đi, không ngủ không có sức đâu.”
Ninh Thư nằm xuống ván gỗ, nhắm mắt ngủ. Cô không biết nói gì nữa, giờ là lúc nào mà còn xoắn xuýt tình yêu tình báo. Đã lên chiến trường chỉ lo xem còn sống đến ngày mai hay không, yêu với đương được tích sự gì đâu.
Chúc Nghiên Thu ngủ dậy thấy Ninh Thư ở ngoài vào, Phương Phỉ Phỉ cũng vào sau mà giật thót, hỏi Phương Phỉ Phỉ ngay: “Phỉ Phỉ, Chúc Tố Nương kiếm chuyện với em à?”
Phương Phỉ Phỉ lắc đầu: “Giờ thì em đã biết Chúc Tố Nương là loại người nào rồi. Tư tưởng cứng nhắc lại bảo chúng ta không nghe lời cha mẹ. Thảo nào anh không nói chuyện được với chị ta.”
Chúc Nghiên Thu thở phào: “Mặc kệ chị ta đi em, chị ta là người phong kiến, không chung tiếng nói, có nói cũng không nghe, nói chuyện với chị ta chỉ thêm đau đầu. Mà Phỉ Phỉ này, anh định lên chiến trường.”
“Nhưng còn vết thương của anh?” Phương Phỉ Phỉ nhìn vai Chúc Nghiên Thu: “Anh đừng nôn nóng, sức khoẻ quan trọng hơn, lành lặn rồi tính tiếp anh à.”
Chúc Nghiên Thu quả quyết: “Vết thương của anh gần khỏi rồi, anh ngồi không lại còn lãng phí lương thực.”
Chúc Nghiên Thu nóng ruột, cậu không ăn không ngồi rồi được nữa, những người đi lính cùng đợt với cậu đã giết rất nhiều quân địch thế mà cậu lại chỉ nằm mãi ở đây.
Phương Phỉ Phỉ gật đầu: “Anh cảm thấy làm được thì cứ làm, nhưng mà chiến trường hiểm nguy, anh nhớ tự bảo vệ đấy.”
Chúc Nghiên Thu cố nhịn cái đau ở vết thương để lao vào chiến trường, cậu ta quá hám lợi trước mắt.
Chúc Tố Nương mà cậu coi thường đã trở thành bác sĩ được mọi người kính trọng còn cậu vẫn chưa lập được chiến công nào, nói gì đến vực lại nhà họ Chúc hay mang đến hạnh phúc cho Phương Phỉ Phỉ.
Chúc Nghiên Thu ôm nỗi ghen ghét muốn lập chiến công, nhưng khi bò lom khom trong chiến hào, Chúc Nghiên Thu tràn trề nhiệt huyết định bóp cò đến phải sợ hãi, bất lực tột độ.
Cậu không biết tay cậu bị làm sao mà không có sức bóp cò. Lúc thì run lúc lại cứng đờ, không nghe theo mong muốn.
Ngón tay cậu không phản ứng nhanh nhạy.
Thân trai tráng Chúc Nghiên Thu căng tơ máu mắt, tay cậu làm sao thế này?
Ninh Thư đang bận xử lý vết thương lại thấy Chúc Nghiên Thu mới đi đánh giặc một lúc được đưa về. Cậu ta không bị thương mà bị ngất vì đạn pháo. Có điều vết thương ở vai bị rách, máu chảy ướt đẫm áo.
Ninh Thư rắc thuốc bột vào vết thương cũ của Chúc Nghiên Thu. Vết thương đau làm Chúc Nghiên Thu tỉnh dậy, cậu mở mắt, hình ảnh rõ dần.
Nhìn thấy Ninh Thư, Chúc Nghiên Thu giữ Ninh Thư, rít răng oán thán: “Chắc chắn là chị, chắc chắn là chị đã làm gì với tôi…”
_
Chú thích
1. Quy định “Ba không bỏ” được đưa vào luật hôn nhân Trung Hoa cổ đại nhằm đảm bảo người vợ không bị người chồng lợi dụng lỗ hổng quy định “Bảy bỏ” để bỏ vợ. Quy định “Ba không bỏ” bao gồm ba điều:
Một là, Có nơi đến không có nơi về. Tức: Dòng tộc nhà vợ đã ly tán các ngả, người vợ bị chồng bỏ không có nơi để về.
Hai là, Chịu tang ba năm. Tức: Người vợ đã từng chịu tang cha mẹ chồng ba năm.
Ba là, Trước kia nghèo khó sau này giàu có. Tức: Người chồng lấy vợ ngày còn nghèo khó nhưng muốn bỏ vợ khi đã giàu sang.
Nếu người vợ đảm bảo tuân thủ đúng quy định “Ba không bỏ”, người vợ sẽ không bị người chồng bỏ.