Khu vực này đã thất thủ.
Sĩ khí đội quân đi xuống, những chiến sĩ mặt mũi lấm lem bùn đất khênh những người lính bị thương rút lui trong thẫn thờ và rệu rã.
Ninh Thư cũng đeo hòm thuốc đi theo đại đội. Đi bộ cứu được người cần cứu nhanh hơn.
Tiểu Đồng đi với Ninh Thư thở hồng hộc. Ninh Thư bảo cô bé lên xe ngồi, Tiểu Đồng lắc đầu, sợ hãi: “Cô ơi em không biết phải đi đâu nữa.”
Tiểu Đồng cảm thấy mình có giá trị trên chiến trường khi theo cô giáo cứu người. Nay rút quân, cô không biết đi đâu. Trở về với xã hội làm Tiểu Đồng nhớ về chuyện bị cưỡng hiếp, cô sợ bị người ta chê, người ta khinh.
Ninh Thư nghĩ rồi nói: “Em đi theo cô, em có thể trở thành quân y.” Chiến tranh xâm lược kéo dài nhiều năm, đất nước rất thiếu quân y.
Sau khi mình đi Chúc Tố Nương và Tiểu Đồng cùng làm việc cũng tốt.
“Em cảm ơn cô ạ.” Tiểu Đồng yên tâm hơn.
“Bác sĩ Chúc ơi, có chiến sĩ đi đằng trước kêu đau chân mãi, bác sĩ qua xem sao.” Một anh lính chạy lại gọi Ninh Thư.
“Ừ.” Ninh Thư đeo hòm thuốc qua xem. Tiểu Đồng cũng đi cùng, Ninh Thư nói: “Em lên xe đi, không cần theo cô.”
Ninh Thư chịu đựng được vì cô luyện Tuyệt Thế Võ Công có ngưỡng chịu nhất định. Tiểu Đồng chỉ là cô bé yếu ớt, không so được với cô.
“Em vẫn chịu được.” Tiểu Đồng nghiến răng kiên cường, Ninh Thư thấy vậy cho cô bé đi theo.
Chiến sĩ cứ kêu đau chân mãi là Chúc Nghiên Thu. Chúc Nghiên Thu đang nằm cáng được hai anh lính khênh.
“Chân đau như thế nào?” Ninh Thư đặt hòm hỏi Chúc Nghiên Thu. Cô tháo dây buộc, nẹp gỗ và băng vải, xem xem có bị nhiễm trùng không.
Ninh Thư nhai thảo dược đắp lên vết thương của Chúc Nghiên Thu. Chúc Nghiên Thu không rời mắt khỏi Ninh Thư đang nghiêm túc chữa cho mình: “Chị biết chữa bệnh từ khi nào?”
Ninh Thư thắt nút buộc, lạnh lùng: “Học người ta.”
Chúc Nghiên Thu ngạc nhiên, nhìn chân hỏi: “Chân của tôi sẽ bình thường lại chứ?”
“Tôi không biết, đừng di chuyển linh tinh, về bệnh viện mới nói chính xác được.” Bị gãy chân nên cô đoán sẽ có di chứng.
Chúc Nghiên Thu ủ dột, lo lắng bất an, cậu ta cũng biết tình trạng của mình nên mới hỏi đi hỏi lại Ninh Thư để trấn an.
Cậu cố gắng xông lên tiền tuyến, không ngờ bị kẻ địch chém lưỡi lê vào chân trong khi đang đánh nhau. Tình hình lúc đó là khó lắm cậu mới hạ đo ván kẻ địch, vậy mà kẻ dịch nằm dưới đất đã chém vào đùi cậu.
Chúc Nghiên Thu vướng bị thương nằm lì trong lều nên không được huấn luyện quân sự. Phản xạ lúc lâm trận bị chậm một chút, không trưởng thành dần dần như trong cốt truyện.
Quá khát vọng thành công để rồi bị cái lợi trước mắt che mờ sẽ dễ hỏng chuyện.
Chúc Nghiên Thu cũng thấy ân hận.
Ninh Thư nhìn quanh không thấy bóng dáng Phương Phỉ Phỉ. Đội quân đã rút lui, Phương Phỉ Phỉ là phóng viên chiến trường đáng lẽ cũng cùng rút lui, sao lại không thấy bóng dáng đâu?
Lạ hơn khi Chúc Nghiên Thu còn bị thương lâu vậy rồi.
Vậy tức là chia tay thật?
Ninh Thư cũng mặc kệ họ, phải công nhận là tình yêu của mong manh quá, chết sớm vì nhiều lý do.
Đâu phải tình yêu luôn được đội lên đầu.
Ngày Ninh Thư quay về Thượng Hải nhộn nhịp, Ninh Thư cảm giác như đã sống được mấy kiếp, lâu lắm rồi không được cảm nhận bầu không khí hoà bình.
Không có cơn mưa đạn, không có không quân ầm ầm trên đầu, không có tiếng kêu đau của chiến sĩ. Hoà bình nơi đây đánh đổi bằng tính mạng của người lính nơi tiền tuyến.
Ninh Thư dẫn Tiểu Đồng về nhà, cả hai tắm rửa rồi nằm ềnh ra giường ngủ mê mệt. Tạm gác tất cả mọi chuyện để ngủ một giấc trước đã.
Thức dậy đã là ngày hôm sau.
Ninh Thư mặc quân phục đeo Huân chương Quân công hạng nhì trước ngực, đi giày lính qua trường nội trú đón Chúc Tư Viễn.
Một thời gian không gặp Chúc Tư Viễn cao hơn, cứng cáp hơn.
“U ơi.” Chúc Tư Viễn chạy đến nhưng kiềm chế hành động, không còn bổ nhào vào lòng Ninh Thư như lúc bé, song đôi mắt kia vẫn hồng hồng.
Ninh Thư cười bảo: “U về rồi đây Tư Viễn, chúng ta về nhà thôi.”
Chúc Tư Viễn gật lấy gật để, trên đường về luôn miệng hỏi Ninh Thư. Biết Ninh Thư được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì thì cứ ngắm huân chương mãi.
Người đưa huân chương cho Chúc Tư Viễn. Chúc Tư Viễn nâng niu, xem đi xem lại: “U ơi, mai này con lớn con cũng sẽ lên chiến trường đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước chúng ta.”
Ninh Thư ừ mỉm cười.
Về đến nhà, Tiểu Đồng đã nấu xong cơm. Tiểu Đồng còn ngại Ninh Thư và Chúc Tư Viễn. Ninh Thư giới thiệu Chúc Tư Viễn với Tiểu Đồng, Chúc Tư Viễn gọi Tiểu Đồng một tiếng chị.
Khi ăn cơm Chúc Tư Viễn liên tục hỏi chuyện ở chiến trường. Nhớ đến chiến trường làm Ninh Thư không còn thèm ăn, cô nhắc Chúc Tư Viễn: “Tư Viễn đừng hỏi u nữa, đợi u ghi lại mọi chuyện rồi con tự đọc nhé.”
Ninh Thư muốn viết sách kể về cuộc sống nơi chiến trường.
Đúng vậy, đặt tên là “Tôi là chiến sĩ quân y.”
Ninh Thư bắt tay vào viết hồi ký về cuộc sống ở chiến trường. Cô viết về công việc của mình, các chiến sĩ trên chiến trường bị thương ở đâu, nên xử lý vết thương như thế nào.
Cứ một được một đoạn Chúc Tư Viễn lại là người đầu tiên đọc. Đọc xong lại nhìn Ninh Thư với đôi mắt vừa ngưỡng mộ, vừa thương u, vừa tức giận: “Sao người Nhật lại độc ác thế hả u?”
“Chiến tranh khốc liệt vậy đấy con.” Ninh Thư trả lời.
Chúc Tư Viễn đọc xong còn mang đến lớp cho các bạn đọc. Ninh Thư kệ thằng bé, chắc là cô lại sắp phải lên chiến trường tiếp rồi.
Cuộc chiến này còn kéo dài, đây chỉ là lui quân tạm thời.
Ngày thường rảnh rỗi, Ninh Thư sẽ dạy Tiểu Đồng một vài kiến thức quân y. Tiểu Đồng đã từng sống ở chiến trường nên hiểu khá mau.
Cô đã ở thế giới này rất lâu, cảm giác như sống hết nửa đời người. Chưa từng có thế giới nào làm Ninh Thư vừa tuyệt vọng vừa mệt mỏi như thế giới này.
Có toà sạn tìm đến Ninh Thư ngỏ ý muốn phát hành cuốn hồi ký “Tôi là chiến sĩ quân y” Ninh Thư viết. Ninh Thư đồng ý ngay tắp lự, đất nước lâm nguy, cho nhiều người dân bình thường hiểu về chiến tranh cũng tốt.
Toà soạn có trả cho Ninh Thư một khoản nhuận bút nho nhỏ, Ninh Thư nhận để tích tiền lấy vợ cho Chúc Tư Viễn.