Ninh Thư không bắt cô ta ngồi dậy, cô cầm nồi đất đi nấu thuốc cho cô ta.
May mà nấu thuốc bắc ở thời này không cần quạt lửa bằng tay.
Ngoài thuốc mà thầy lang bốc, Ninh Thư thả thêm một số dược liệu ngoài, được thuốc thì mang vào phòng Thái An Kỳ.
Ninh Thư gõ mãi Thái An Kỳ mới mở cửa, cô ta bịt mũi chê bai bát thuốc đen ngòm của Ninh Thư.
“Uống đi.” Ninh Thư đưa bát cho Thái An Kỳ.
Ninh Thư lắc đầu: “Tôi không uống, có sinh con hay không là quyền tự do của tôi.”
Ninh Thư không giận, cô đặt bát thuốc ở tủ đầu giường, hỏi Thái An Kỳ nghiêm túc: “Sao cô tự tin thế? Vì Vương Bác thích cô?”
Thái An Kỳ quấn lọn tóc, nhướn mày: “Bà có thể bảo Vương Bác bỏ tôi, chỉ là không biết Vương Bác có đồng ý không thôi.”
Ninh Thư mím môi: “Ai sinh ra cũng có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội. Nội trợ cũng là công việc, tôi không bắt cô phải ở nhà nội trợ, cô hoàn toàn có thể đi làm.”
“Tại sao tôi phải đi làm, tại sao tôi phải thành bà nội trợ, tại sao?” Thái An Kỳ nói.
Ninh Thư hơi cạn lời: “Cô không làm gì vậy cô giúp gì được cho cái nhà này? Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm, không có chuyện đàn bà ăn không ngồi rồi, cô cũng nên có cho mình công việc nào đó.”
Không đi làm, không nội trợ, không sinh con. Mỗi một thành viên trong gia đình đều có nhiệm vụ riêng. Giao hết cho một người làm như một nhân viên làm hết việc công ty, vậy thì sớm ngày hỏng.
Một nhà cần vận hành theo nề nếp, đi ra ngoài làm việc hay ở nhà nội trợ đều đang góp sức vận hành gia đình.
Nếu cô ta làm ra tiền, không làm việc nhà không sao hết. Nhưng thực tế cô ta chẳng làm cái gì mà vẫn bắt người nhà chiều cô ta, cung phụng cô ta như bà hoàng.
Tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.
Kể từ khi loài người bắt đầu tiến hoá, nam giới đã đảm nhận việc săn thú nguy hiểm, trong khi đó nữ giới lo những việc nhẹ nhàng. Cho đến tận ngày nay khi mà xã hội đã phát triển, nữ giới có quyền chọn lựa công việc và cuộc sống yêu thích, cũng chưa từng nghe nói nữ giới không cần làm gì.
Kể cả không khiến nữ giới làm gì, nhưng người ta vẫn có chỗ đứng nhờ vào việc sinh con, duy trì giống nòi.
“Hừ, cớ gì cứ là phụ nữ thì phải sinh con, tôi không muốn sinh.” Thái An Kỳ không quan tâm.
Ninh Thư: …
Thôi được rồi, Ninh Thư thua võ mồm.
“Uống thuốc đi.” Ninh Thư cầm bát thuốc còn ấm.
Thái An Kỳ hết chịu nổi: “Tôi đã bảo là tôi không uống cơ mà.”
Ninh Thư lườm: “Uống đi. Cô bị bệnh phụ khoa, uống cũng xem như chữa bệnh chứ đâu phải mỗi uống để sinh con.”
Thái An Kỳ đen mặt, cầm thuốc lấy hơi sâu rồi uống, thuốc đắng buồn nôn.
Ninh Thư mang bát ra ngoài, Thái An Kỳ đóng cửa lên giường ngủ tiếp.
Ninh Thư không lôi Thái An Kỳ dậy làm việc nhà.
Đợi đến lúc Vương Bác đi làm về, Ninh Thư nói với Vương Bác: “Con vào xem vợ con thế nào đi, nó kêu không được khoẻ đó.”
Vương Bác vội vào phòng thăm vợ.
Bữa tối là mỗi người một bât mì, Thái An Kỳ thấy bát mì trắng trỡn không trứng không thịt, sầm mặt hỏi: “Sao lại ăn mì?”
Ninh Thư thản nhiên như không: “Cô đang uống thuốc, thuốc bắc kiêng cay kiêng thịt thà dầu mỡ, cô không được ăn gì hết.”
Ninh Thư: Đậu má, cứ đà này sớm muộn gì cũng trở thành đầu bếp tài ba.
Thái An Kỳ trợn mắt chọc đũa vào bát mì.
Vương Bác an ủi Thái An Kỳ: “Cố nhịn thời gian này em à.”
“Anh có phải uống thuốc đâu mà chẳng nói hay như đài.” Thái An Kỳ cáu.
Vương Bác buồn bã, Thái An Kỳ chưa từng nói chuyện lễ phép với anh, chưa bao giờ để ý cảm nhận của anh.
Thấy mẹ cứ nhìn mình, Vương Bác nuốt nước bọt chúi đầu vào ăn mì.
Nói thật, cứ hễ thấy cách xử sự này của Vương Bác là Ninh Thư lại khó chịu, rất muốn lôi cổ áo quát vào mặt Vương Bác, kêu anh ta thẳng cái lưng nói vài câu thì chết ai.
Sống không có nguyên tắc, một là bị bị bắt nạt hai là nhởn nhơ thích làm gì thì làm.
Rõ ràng, Vương Bác và Dương Tử Di là người bị bắt nạt.
Thái An Kỳ duyệt cái nhà này cũng vì dễ ngồi lên đầu mà.
Không bắt nạt họ thì bắt nạt ai.
Ninh Thư nói với Thái An Kỳ: “Tôi không muốn can thiệp vào chuyện vợ chồng cô nhưng Vương Bác là chồng cô, cô cần phải có sự tôn trọng tối thiểu.”
Thái An Kỳ bĩu môi, lầm bầm: “Anh ta có gì để tôi tôn trọng.”
Ninh Thư gác đũa hỏi: “Thế nó làm gì có lỗi với cô? Vì lương ít, hiền lành, không biết lãng mạn? Đó là con người thật của nó và cũng là sự lựa chọn của cô, nay cô đổ thừa cho Vương Bác?”
“Tôi bị mù.” Thái An Kỳ tức tối.
“Kìa mẹ…” Vương Bác gọi khẽ Ninh Thư. Mặt anh ta buồn thiu nhưng chỉ biết ngăn Ninh Thư đừng cãi nhau nữa.
Ninh Thư cầm đũa ăn mì, thôi không nói nữa.
Vương Bác thở phào, nhìn sang Thái An Kỳ không hợp khẩu vị chọc bát mì chõ bõ tức.
Ăn tối xong Ninh Thư nấu thuốc cho Thái An Kỳ.
Trông thấy bát thuốc mặt Thái An Kỳ còn đen hơn thuốc, cái thể loại gì vừa khó ngửi vừa khó uống.
Thái An Kỳ cố uống thuốc với một chút hy vọng sẽ chữa khỏi bệnh chứ không phải để sinh con.
Thái An Kỳ uống một hơi cạn sạch rồi về phòng nghịch máy tính.
Một mình Vương Bác ngồi thẫn thờ trên sô pha, cái bộ dạng này ngày xưa còn thấy ngốc nay chỉ thấy ngu.
Ninh Thư gọt hoa quả ra đĩa đưa cho Vương Bác: “Thử làm lành với vợ con xem.”
Vương Bác rệu rã: “Con nói mà cô ấy có chịu nghe đâu.”
“Mà con cũng chẳng có gì để nói.”
Nếu con trai không ngồi trước mặt, người đã cười khà khà khoái chí.
Ông bà dạy phải lấy vợ hiền, đây đã lấy vợ hư lại còn đòi hiền, không thuần phục được thì mỡ đấy mà húp.
Bản năng con người sùng bái kẻ mạnh, tất cả đàn bà đều khát khao được đàn ông mạnh mẽ chinh phục.
Nếu Vương Bác là chủ tịch, tổng giám đốc gì đó, Vương Bác chẳng cần làm gì vẫn có tiền tài, địa vị, quyền lực hun đúc lên sự hấp dẫn. Ít nói cũng sẽ trở thành điềm tĩnh, ngu đần trở thành ngố tàu đáng yêu.
Ha ha ha…
Ninh Thư hỏi Vương Bác: “Con định sống vậy hết đời sao? Mẹ mà chết có khi con đi làm về chẳng có bát cơm nóng để ăn.”
Vương Bác do dự một lát và nói: “Con sẽ tự nấu.”
Ninh Thư gật đầu: “Khá lắm, mẹ tin ở con.”
Vương Bác: …
Vương Bác trải chiếu trúc ra phòng khách, tiếp tục ngủ dưới đất.
“Con không về phòng ngủ à?” Ninh Thư hỏi, Vương Bác ngủ đất được một thời gian rồi.
Vương Bác lắc đầu: “Con có chuyện cần nghĩ.”