Mục lục
ĐẠI TẤN ĐẸP ĐẾN NHƯỜNG ẤY
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Editor: Xoài

Beta: Hoàng Lan

(*) “Thiếu gấm chắp vải thô” hay “chồn đuôi chó”, là thành ngữ xuất phát từ thời nhà Tấn, khi số lượng quan lại tăng đột biến, đuôi chồn dùng trang trí mũ quan không đủ nên dùng đuôi chó thay vào. Thành ngữ thường dùng với ý nghĩa chắp vá, xúc phạm.

Dưới sự cưỡng chế của Kiến Thủy Đế, Tôn Thừa tướng đành phải phổ biến chính lệnh hoang đường này.

Có điều, bên trên có chính sách, bên dưới có đối sách, mặc dù Tôn Thừa tướng dựa theo đó mà áp dụng xuống dưới nhưng thật ra là từng bước cản trở, tiến hành phản kháng trong âm thầm.

Phong quan cho môn sinh của Thái Học viện, được, ta phong.

Tất cả các tước vị đều nâng lên ít nhất một bậc, được, ta nâng.

Nhưng quan phục và quan ấn mà triều đình phát ra để đồng bộ với quan viên và tước vị lại vô cùng qua loa.

Dựa theo lễ nghi triều phục, trên mũ quan phải dùng đuôi chồn và ve ngọc làm trang trí, chồn biểu thị cho sự chăm chỉ thông minh, ve uống nước sạch, biểu thị làm quan thanh liêm. Kết quả đám quan chức phát hiện ra trên mũ quan của bọn họ không phải là đuôi chồn mà là đuôi chó…

Chúng ta làm quan, không phải tới làm chó, đây rõ ràng là chửi chúng ta mà!

Đám quan chức phẫn nộ, tìm Tôn Thừa tướng đòi một lời giải thích.

Tôn Thừa tướng ghét nhất là những sĩ tộc dối trá này: “Hoàng thượng đột nhiên phong thưởng nhiều quan viên và tước vị như vậy, đuôi chồn của quốc khố không đủ dùng. Đuôi chó và đuôi chồn không khác biệt lắm, lấy ra đính lên trước đã. Hơn nữa các vị đều xuất thân sĩ tộc danh môn, nội tình gia tộc thâm hậu, nhà ai còn thiếu mấy cái đuôi chồn, tự mình đổi cái đuôi chó trên mũ quan là được.”

Không chỉ như thế, quan ấn dùng để chứng minh thân phận cũng được chế tác một cách thô kệch, trước kia đều bằng vàng bạc, kém nhất cũng tạo hình từ ngọc đẹp, bây giờ thì hay rồi, vì để tiết kiệm chi phí, quan ấn Tôn Thừa tướng phát ra đều làm từ gỗ.

Lớp lót gỗ màu trắng, cho nên nhóm quan và hầu tước mới này đều bị đùa gọi là “Hầu bảng trắng”, “Quan bảng trắng”.

Đám quan chức lại tới ầm ĩ, Tôn Thừa tướng vẫn dùng việc quốc khố trống rỗng, vàng bạc không đủ để lấy lệ, dáng vẻ vô lại “nhà địa chủ không có lương tâm”.

Tôn Thừa tướng: Có con dấu gỗ là đã không tệ rồi, còn ầm ĩ nữa thì sẽ dùng củ cải trắng khắc cho các ngươi một cái!

Tôn Tú xuất thân hàn môn, có thể lăn lộn đến vị trí Tể tướng, tuyệt đối không phải là người tùy tiện thỏa hiệp cúi đầu.

Hoàng vị của Kiến Thủy Đế ít nhất có một nửa của ta, muốn qua cầu rút ván à, không có cửa đâu!

Dưới một loạt thao tác của Tôn Thừa tướng, tiếng oán than của quan viên ở khắp nơi trong triều, mắng Tôn Tú thiếu gấm chắp vải thô, câu nói này thậm chí còn truyền đến dân gian, giống như câu hạc giữa bầy gà của Kê tiến sĩ lúc còn trẻ đã làm thành Lạc Dương thấy kinh ngạc vì đẹp, “thiếu gấm chắp vải thô” cũng trở thành một câu thành ngữ mà bách tính nghe nhiều nên thuộc.

Dưới sự cùng nhau cố gắng của Kê Hầu trung và Tôn Thừa tướng, triều chính Đại Tấn hỗn loạn, chướng khí mù mịt, càng khuấy càng đục.

Sĩ tộc được phong quan thêm tước không chỉ không mang ơn Kiến thủy Đế, ngược lại ở sau lưng chế nhạo vị tân đế này, nhao nhao nghị luận, nói “Thứ tử do Bách phu nhân sinh ra, quả nhiên không ra gì”.

Thậm chí cũng đã bắt đầu vấn vương Thái thượng hoàng ngốc nghếch bị nhốt ở thành Kim Dung: “Ngay cả lúc một tên ngốc làm Hoàng đế cũng chưa từng làm ra chuyện hoang đường thiếu gấm chắp vải thô.”

Về phần Kê Hầu trung: “Kê Hầu trung là người tốt, một lòng hướng về sĩ tộc chúng ta, đáng tiếc Tôn Thừa tướng đố kỵ với người tài, cố ý dùng đuôi chó và bản gỗ khiến chúng ta buồn nôn, làm chuyện tốt thành chuyện xấu, không thể trách Kê Hầu trung được.”

Kết quả là, Kê Hầu trung đưa ra chủ ý này trong sạch giống như hoa sen trong ao, Kiến Thủy Đế và Tôn Thừa tướng trở thành bên thua lớn nhất, vốn đã có quan hệ căng thẳng với sĩ tộc, sau khi thiếu gấm chắp vải thô thì quan hệ càng đổ vỡ hơn.

Kê Hầu trung tiến cung thỉnh tội, yêu cầu từ quan: “Vi thần vô năng. Việc này vi thần một mình gánh chịu.”

“Chuyện không liên quan đến Kê Hầu trung.” Kiến Thủy Đế tự tay đỡ Kê Hầu trung đứng dậy: “Chủ ý phát tán ân đức rộng rãi đối với sĩ tộc của Kê Hầu trung là chủ ý tốt, chỉ là có người cố ý cản trở từ bên trong, làm chuyện tốt thành chuyện xấu.”

“Có người” chính là Tôn Thừa tướng.

Tôn Tú thế mà lại trắng trợn đối nghịch với Hoàng đế, điều này đã vượt xa khỏi dự đoán của Kiến Thủy Đế.

Càng làm cho Kiến Thủy Đế sợ hãi chính là, Tôn Tú làm mâu thuẫn của ông ta và sĩ tộc huyên náo càng ngày càng lớn, thân là Hoàng đế, ông ta lại không thể làm gì Tôn Tú. Người của Tôn Tú đã khống chế mỗi một đường dây của lục bộ, tất cả đều do Tôn Tú định đoạt.

Tôn Tú nói dùng đuôi chó, Lễ bộ dùng ngay đuôi chó. Tôn Tú nói quan ấn dùng con dấu gỗ, người của Lại bộ thật sự dùng gỗ để khắc con dấu.

Tôn Tú đã gác Hoàng đế qua một bên rồi. Ngay cả chiếu lệnh mà Kiến Thủy Đế hạ, qua sự tuyên bố áp dụng của Trung thư tỉnh, “Tú nhất định phải thay đổi, có chút lấn lướt, tự viết giấy xanh làm chiếu chỉ” (*), Tôn Tú có thể tùy ý cắt giảm chiếu lệnh của Hoàng đế, dùng giấy xanh ông ta viết ban bố áp dụng thay cho chiếu thư của Hoàng đế.

(*) Trích từ “Tấn thư Triệu Vương Luân truyện”

Kê Hầu trung thừa cơ châm ngòi: “Tôn Thừa tướng xuyên tạc chiếu lệnh của Bệ hạ, làm ra chuyện thiếu gấm chắp vải thô, hầu bảng trắng. Tôn Thừa tướng chính là cố ý nhằm vào vi thần, chỉ có vi thần từ quan, quy ẩn sơn lâm thì mâu thuẫn trong triều mới có thể tiêu tan, sẽ không huyên náo khó coi như vậy, xin Hoàng thượng lấy đại cục làm chủ, đồng ý cho vi thần từ chức Hầu trung Môn hạ tỉnh.”

Kiến Thủy Đế kiên quyết không đồng ý: “Kê Hầu trung trung thành tuyệt đối, trẫm há có thể ngồi nhìn trung thần bị oan uổng chịu uất ức.”

Kiến Thủy Đế lo lắng, nếu như bỏ mặc cho Tôn Tú ngông cuồng vô lễ như vậy, chờ một thời gian, chỉ sợ thiên hạ này sẽ phải sửa thành họ “Tôn”.

Tào thị soán Lưu Hán, Tư Mã thị soán Tào Ngụy, thật ra cũng chỉ xảy ra trong sáu mươi năm ngắn ngủi, thiên hạ hai lần đổi chủ. Tào Tháo là Thừa tướng, Tư Mã Ý là Thừa tướng, Tôn Tú cũng là Thừa tướng…

Lập tức, Kiến Thủy Đế nổi lên sát tâm với Tôn Tú.

Kê Hầu trung đến đây mới ngừng, hu hu khóc ròng nói: “Đa tạ ơn tri ngộ của Bệ hạ, vi thần nguyện vì Bệ hạ đầu rơi máu chảy, chịu chút uất ức cũng không sao.”

Tôn Tú là nhân vật trí dũng kiệt xuất một đời, lăn lộn từ hàn môn cho tới bây giờ chưa từng chịu thua, mục đích của việc ông ta thiếu gấm chắp vải thô là muốn cho Hoàng đế nhận rõ hiện thực, hợp tác với ông ta, tiếp tục quân thần hòa hợp, trở lại khoảng thời gian tốt đẹp trước kia.

Muốn đá ông ta ra để tìm niềm vui mới? Ha ha, Tôn Tú ta không phải tên hèn nhát mặc cho người ta chém giết.

Tôn Tú chờ Kiến Thủy Đế nhượng bộ, bài xích Kê Hầu trung, nhưng chậm chạp không chờ được, Kê Hầu trung vẫn là tâm phúc trước mặt Kiến Thủy Đế.

Tôn Tú biết, ông ta cần phải có sự chuẩn bị khác.

Tôn Tú gọi cháu trai cả Tôn Hội đến: “Con lấy danh nghĩa công chúa Hà Đông, mời công chúa Thanh Hà đi vườn Kim Cốc ngắm cảnh.”

Tôn Hội nói: “Quan hệ tỷ muội của bọn họ không tốt, cơ bản không lui tới, chỉ sợ công chúa Hà Đông sẽ không đồng ý.”

Tôn Tú giận đến quăng chén: “Kêu ngươi đi thì ngươi đi đi! Ngay cả nữ tử nhà mình cũng không thuần phục được, sau này ngươi đừng về nữa, công việc ở thành Kim Dung cũng đừng làm nữa.”

Mất đi công việc thì sẽ không nhìn thấy mẹ vợ xinh đẹp nữa. Tôn Tú vì thế đi cầu vợ là công chúa Hà Đông.

Công chúa Hà Đông rất hài lòng với biểu hiện gần đây dốc lòng chăm sóc cha mẹ vợ của chồng, bằng lòng cho chồng một nhân tình, nàng ta đưa ra thiếp mời, muốn phò mã tiến cung mời Thanh Hà.

Thanh Hà vừa thấy Tôn Hội đến truyền lời biết ngay cuối cùng Tôn Thừa tướng cũng ngồi không yên được nữa. Nàng bội phục sâu sắc thủ đoạn bốn lạng đẩy ngàn cân của thầy giáo Kê Hầu trung.

Thầy chính là thầy, chiêu mượn lực này, thủ đoạn châm ngòi ly gián mạnh hơn mình nhiều.

Nghe nói Thanh Hà muốn đi vườn Kim Cốc, Phan Mỹ nhân trong cung đòi đi theo.

Thanh Hà rất kinh ngạc: “Đó là vườn Kim Cốc, Phan Mỹ nhân không sợ nhìn vật nhớ người à?”

Phan Mỹ nhân thản nhiên nói: “Thù hận quá khứ ta đã sớm buông bỏ rồi. Kê Hầu trung gánh vác thù giết cha cũng có thể ra làm quan, đảm nhiệm Hầu trung của Đại Tấn mà. Tuy ta là nữ tử nhưng cũng giống như Kê Hầu trung, sẽ không khép kín bản thân trong thù hận. Ta muốn đối mặt đi qua đó, không muốn trốn tránh nữa.”

Phan Mỹ nhân, tên thời con gái là Phan Đào. Cha của bà là Phan Nhạc, tự An Nhân. Mọi người bình thường gọi ông ấy là Phan An, là trai đẹp số một của Đại Tấn trong mười năm Đông Tấn Hoàng hậu Giả Nam Phong chấp chính.

Phụ nữ Đại Tấn xưa nay sẽ không che giấu sự yêu thích đối với trai đẹp, mỗi lần xe bò của Phan An đi ra đường là luôn có một đám nữ tử đuổi theo xe, ném hoa tươi lên xe, lần nào Phan An cũng thắng lợi trở về, hoa tươi trên xe đều muốn tràn ra ngoài.

Nhũ danh của Phan An là Đàn lang, bởi vì ông ấy quá hoàn mỹ, phụ nữ Đại Tấn từ đó đặt biệt danh cho người yêu và chồng là Đàn lang. Ví như, Vương Duyệt chính là Đàn lang của Thanh Hà.

Vườn Kim Cốc là một lâm viên nằm ở núi Mang, bởi vì nước trong khe đổ từ vườn xuống mà đặt tên.

Chủ nhân của vườn Kim Cốc trước kia là một trong số những phú hào của Đại Tấn, Thạch Sùng. Trong thời kỳ Giả Nam Phong chấp chính, Thạch Sùng là bạn tốt và người ủng hộ của Giả Mật, cháu trai của Giả Nam Phong. Phan An làm trai đẹp và văn sĩ trứ danh, thường xuyên cùng các danh sĩ là Lục Cơ, Lục Vân được Thạch Sùng mời, tụ tập, tụ hội làm thơ, những người này được xưng là hai mươi tư người bạn Kim Cốc.

Sau khi Tôn Tú và Triệu vương Tư Mã Luân hạ độc giết Giả Nam Phong thì thanh tẩy vây cánh của Giả Nam Phong tại triều đình, Thạch Sùng và Giả Mật đều bị tru sát, hai mươi tư người bạn Kim Cốc người thì chết, người thì trốn, trong đó Phan An không thể chạy trốn được, cả nhà Phan An, tính cả mẹ già hơn bảy mươi tuổi cũng bị Tôn Tú kéo tới đài hành hình chặt đầu.

Chỉ có một mình Phan Đào còn sống — lúc ấy Phan Đào khóc đến tan nát cõi lòng, quần chúng vây xem đều rơi lệ, cuối cùng, bạn tốt khuê phòng thời trước là Dương Hiến Dung cầu xin ông ngoại đặc xá cho Phan Đào, điều kiện là bà nguyện ý tiến cung gả cho Hoàng đế ngốc làm Hoàng hậu Đại Tấn.

Tội chết có thể miễn, tội sống thì khó tha, Phan Đào bị phạt đưa vào cung làm quan nô, nhưng Dương Hiến Dung được phong làm Hoàng hậu, đề bạt coi trọng Phan Đào, Phan Đào ở trong cung làm nữ quan, lên như diều gặp gió, trở thành Mỹ nhân nhị phẩm.

Cho nên vườn Kim Cốc là nơi đau lòng của Phan Mỹ nhân, phụ thân Phan An để lại áng thơ và tiếng thơm ở nơi này, khó tránh khỏi sẽ thấy cảnh mà thương tâm.

Phan Mỹ nhân lấy Kê Hầu trung làm gương, là bày tỏ ý không so đo mối thù trước kia. Là bởi vì cha của Kê Hầu trung là Kê Khang, một trong Trúc lâm thất hiền, bởi vì thần phục Tào Ngụy mà bị Tư Mã Chiêu chém ở chợ ngựa. Mà bây giờ Kê Hầu trung đang làm quan lớn của Đại Tấn, còn là thầy của công chúa Thanh Hà.

Xa giá và nghi trượng của công chúa Thanh Hà to lớn, Phan Mỹ nhân theo hầu bên cạnh, mênh mông cuồn cuộn đi về phía vườn Kim Cốc ở núi Mang.

Ở vườn Kim Cốc, Tôn Hội đã sớm cùng công chúa Hà Đông đi dạo vườn, Tôn Tú ở đây chờ Thanh Hà.

Thật sự là phong thủy luân chuyển, trước kia là Thanh Hà hạ mình đến phủ Tể tướng cầu Tôn Tú bảo vệ cha mẹ nàng, còn ngồi chưa nóng thảm là đã bị Tôn Tú hạ lệnh đuổi khách, bây giờ đến lượt Tôn Tú đi đường vòng tìm nàng.

Lão hồ ly Tôn Tú đã sớm quen với việc nói chuyện quanh co: “Lần trước công chúa kể cho ta nghe câu chuyện Tào Tháo, Đồng Tước đài, ca cơ, ta muốn thỉnh giáo công chúa, nếu như ca cơ cũ kia biết kết cục là bị chặt đầu thì nàng ta sẽ làm thế nào, để phòng ngừa mình bị ca cơ mới thay thế?”

Công chúa Thanh Hà cười một tiếng: “Ta là tằng ngoại tôn nữ của Tôn Thừa tướng, chúng ta là người một nhà thì nói chuyện đi thẳng vào vấn đề đi. Bây giờ phương pháp duy nhất để giải quyết hoàn cảnh khó khăn của Thừa tướng chính là Thừa tướng lấy việc giết nghịch thần làm lý do, ra tay giết Hoàng đế trước, sau đó đến thành Kim Dung nghênh đón Thái thượng hoàng quay về vị trí cũ, một lần nữa đăng cơ làm đế, tằng ngoại tổ phụ ngài vẫn là Thừa tướng.”

“Là điều khiển Kiến Thủy Đế dễ dàng, hay là điều khiển một Hoàng đế ngốc dễ hơn, Tôn Thừa tướng chắc là không cần ta nhiều lời đâu nhỉ? Huống chi Hoàng hậu còn là ngoại tôn nữ của ngài.”

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK