Mục lục
ĐẠI TẤN ĐẸP ĐẾN NHƯỜNG ẤY
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Editor: Xoài

Beta: Hoàng Lan

Thanh Hà châm ngòi thổi gió khắp nơi, giật dây chị gái và anh rể náo loạn phủ Tể tướng, ép Tôn Thừa tướng đi vào khuôn khổ, châm ngòi ly gián, xong chuyện thì phủi áo rời đi, ẩn sâu công lao và tên tuổi.

Mục đích ban đầu đã đạt được, Thanh Hà có chút hy vọng, có anh rể kiêm cậu họ Tôn Hội canh giữ ở thành Kim Dung, ít nhất cũng không cần lo lắng Kiến Thủy Đế đột nhiên tâm huyết dâng trào đi giết chết Thái thượng hoàng và Thái hậu.

Sống sót, còn sống là có hy vọng.

Ăn no sinh dâm dục. Thanh Hà vừa tiến lên một bước nhỏ thì nhớ tới Vương Duyệt cùng với mối tình đầu mà nàng còn chưa kịp thổ lộ.

Giống như có một con mèo con kêu meo meo cào ở trong lòng, trong tim Thanh Hà ngứa ngáy.

Trong đầu thiếu nữ hoài xuân Thanh Hà đều là Vương Duyệt, nàng ngồi trên chiếu ấm ngây người, nghe Kê tiến sĩ giảng bài cũng không quan tâm.

Kê tiến sĩ tên là Kê Thiệu, là tiến sĩ của Thái Học viện, xuất thân danh môn, huyết thống cao quý — cha của ông là Kê Khang đứng đầu huyền học, một trong trúc lâm thất hiền(*), mẹ là Trường Lạc đình chủ, cháu cố của Ngụy Võ Đế Tào Tháo.

(*)Trúc lâm thất hiền (chữ Hán: 竹林七賢) là tên dân gian gọi nhóm bảy học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc đầu thời nhà Tấn.

Những năm cuối của nước Ngụy, ba cha con Thừa tướng Tư Mã Ý Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu không chế được triều đình, hoàng tộc Tào thị biến thành con rối.

Lúc ấy lưu hành một câu ngạn ngữ, gọi là “Lòng dạ Tư Mã Chiêu — người qua đường đều biết”, là ý nói, Thừa tướng Tư Mã Chiêu muốn mưu triều soán vị, diệt hoàng tộc Tào thị, tự mình làm Hoàng đế, dã tâm này ngay cả bách tính bình dân cũng biết.

Vợ chồng Kê Khang bởi vì trung thành với Tào Ngụy mà bị ông cố của Thanh Hà là Tư Mã Chiêu chém đầu.

Lúc đầu, Kê Thiệu cũng phải bị liên lụy chém ở chợ ngựa, nhưng trước khi chém đầu, cha Kê Khang đã viết cho Sơn Đào, một trong trúc lâm thất hiền một bức thư.

Vang danh là thư tuyệt giao nghìn đời — “Thư tuyệt giao với Sơn Cự Nguyên”.

Sơn Đào, tên chữ Cự Nguyên.

Ở trong thư, Kê Khang mắng chửi bạn thân ngày xưa là Sơn Đào một trận, lại gửi gắm một đôi trai gái “Nữ mười ba, nam tám tuổi” cho ông ở cuối thư.

Phong thư này bên ngoài là mắng Sơn Đào nhưng thật ra là tách Sơn Đào ra, để tránh liên lụy đến vị bạn tốt Sơn Đào này.

Kê Khang là quân tử lưu danh thiên cổ, quân tử chết, không sợ hãi, nhưng ông yêu thương cặp con trai gái, không muốn bởi vì cái chết của mình mà liên lụy đến người nhà và bằng hữu.

Sơn Đào hiểu được nỗi khổ tâm và bất lực của Kê Khang, sau khi Kê Khang bị chém ở chợ ngựa, ông nhận nuôi Kê Thiệu và chị gái, xem như con cái ruột thịt mà dạy bảo nuôi dưỡng.

Sơn Đào bởi vậy mà trở thành cha nuôi

của Kê Thiệu.

Không có ai dám ngăn cản Sơn Đào, ngoại trừ việc ông là một trong trúc lâm thất hiền, đại nhân vật cấp đứng đầu trong giới văn học ra thì cũng bởi vì xuất thân của Sơn Đào — Quận Hoài Sơn thị là danh môn vọng tộc, cũng là người giúp đỡ trung thành của Tư Mã gia.

Bởi vì mẹ của Tư Mã Chiêu, cũng là mẹ Sơn thị của Trương Xuân Hoa - vợ chính của Tư Mã Ý, xuất thân từ gia tộc Sơn thị ở Quận Hoài. Nhìn từ tầng quan hệ thân thích này thì Sơn Đào còn là anh họ của Thừa tướng Tư Mã Chiêu.

Cho nên, mặc dù Tư Mã Chiêu giết Kê Khang nhưng cũng chấp nhận hành vi nhận nuôi Kê Thiệu của Sơn Đào.

Ngoại trừ nể mặt mẹ Trương Xuân Hoa, Tư Mã Chiêu còn cần Sơn Đào vì gia tộc Tư Mã mà lôi kéo người đọc sách trong thiên hạ.

Sau khi Kê Thiệu lớn lên, con trai của Thừa tướng Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm (ông nội của công chúa Thanh Hà) cuối cùng cũng phế Ngụy lập Tấn, diệt Đông Ngô, thống nhất thiên hạ. Kê Thiệu bởi vì cái chết của cha mà muốn quy ẩn sơn lâm, không muốn làm quan của Đại Tấn.

Dưỡng phụ Sơn Đào khuyên ông ra làm quan: “... Giữa trời đất, xuân hạ thu đông, bốn mùa luân phiên, vạn vật đều có thời, huống chi triều đại đã thay đổi?”

Kê Thiệu từ đây hiểu ra, coi nhẹ mối thù giết cha vong quốc.

Chế độ quan lại của triều Tấn đã duy trì chế độ cửu phẩm công chính của triều Ngụy, không có thi thố, toàn bộ dựa vào đánh giá chủ quan của quan công chính chọn tài.

Lần đầu tiên Kê Thiệu đến đô thành tham dự tuyển tài của quan công chính đã làm chấn động thành Lạc Dương.

Bởi vì ông quá đẹp — cha Kê Khang là trai đẹp hàng đầu của triều Ngụy, Kê Khang đẹp tới mức nào? Người đời đánh giá là giống như cây tùng cô đơn trên nham thạch, như tượng băng ở núi ngọc. Mọi người từ đây gọi trai đẹp là “núi ngọc”.

Kê Thiệu di truyền vẻ đẹp trai của cha mình, đứng cùng một đám học sinh sĩ tộc đợi tuyển quan, “Cao quý như hạc hoang dã giữa bầy gà”.

Câu nói này truyền khắp thành Lạc Dương, đơn giản hóa thành “Hạc giữa bầy gà”, lưu truyền rộng rãi, ở Đại Tấn không ai không biết, từ đó về sau, hạc giữa bầy gà trở thành câu thành ngữ nghe nhiều nên thuộc.

Bởi vì không có kiểm tra nên tướng mạo trở thành yếu tố đầu tiên, triều Tấn bất kể là dân gian hay là triều đình thì cũng tôn sùng trai đẹp, đây chính là “Giá trị nhan sắc là chính nghĩa” của thế hệ sau.

Kê Thiệu làm hạc giữa bầy gà trở thành trai đẹp số một của Đại Tấn.

Kê Thiệu làm quan ở Đại Tấn, bởi vì ông vô cùng tài hoa, lại đẹp trai, Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm muốn ông làm tiến sĩ của Thái Học viện, ngoại trừ dạy dỗ cho học sinh của Thái Học viện thì còn dạy cho Thái tử ngốc Tư Mã Trung của mình.

Với tài hoa của Kê Thiệu, dạy một tên ngốc quả thật chính là đàn gảy tai trâu, nhưng Kê tiến sĩ cũng không xem thường học sinh ngốc, tận tâm tận lực dạy học, rất có kiên nhẫn.

Thái tử ngốc Tư Mã Trung kế vị làm Hoàng đế, trở thành Hoàng đế ngốc, có một năm mất mùa, triều thần nói bách tính không có cơm lúa mạch để ăn, Hoàng đế ngốc rất nghi hoặc: “Sao không ăn cháo thịt?”

Không có cơm lúa mạch để ăn, vì sao không ăn cháo thịt chứ?

Quần thần ở sau lưng chế nhạo Hoàng đế ngốc “sao không ăn cháo thịt”, chỉ có Kê Thiệu không cười, lớn tiếng quát bảo quần thần ngưng lại: “Hoàng thượng không biết nhân gian khó khăn, là lỗi của thần tử, các ngươi đừng giễu cợt quân vương.”

Chỉ có Kê Thiệu có thể hiểu được sự thiện lương thuần phác của Hoàng đế ngốc, đối mặt với nạn đói, ông ấy nói “Sao không ăn cháo thịt” nhưng thật ra là đã dùng trí tuệ có hạn của ông ấy, đưa ra phương pháp giải quyết việc bách tính không có cơm lúa mạch để ăn — cho dù phương pháp này buồn cười như vậy nhưng ông ấy vốn cũng không mất cảm giác đối với nạn đó.

Ngốc nghếch và thiên tài, đời sau của kẻ thù giết cha diệt quốc và đứa trẻ mồ côi của liệt sĩ anh dũng hy sinh, bằng một cách thần kỳ đã trở thành quân thần tri kỷ. Thật sự là thế gian rộng lớn, không thiếu việc lạ.

Kê Thiệu từng dạy Hoàng đế ngốc, đã sớm luyện thành sự kiên nhẫn siêu mạnh, tính tình cực kỳ tốt, thấy công chúa Thanh Hà không nhìn ông giảng bài, ngồi quỳ ở sau bàn cười ngây ngô và thẫn thờ, dáng vẻ thần hồn điên đảo, ông không tức giận chút nào mà cất lại sách vở, nói:

“Công chúa, nếu con đã không có lòng nghe giảng bài thì bài học hôm nay dừng ở đây, vi thần cáo từ.”

Kê Thiệu đi ra khỏi cung điện, ở cửa đại điện có cung tỳ nửa quỳ mang giày vào cho ông — bởi vì phải ngồi quỳ nên trước khi vào cửa phải cởi giày.

Kê Thiệu đi chưa được năm bước thì công chúa Thanh Hà đuổi theo, khuôn mặt có sự áy náy: “Thời tiết lạnh, cửa sổ đóng chặt, trong phòng còn có chậu than, con nghe giảng bài nên mệt chỉ muốn ngủ, Kê tiến sĩ, chúng ta đi dạo Hoa Lâm Viên, vừa ngắm cảnh vừa giảng bài, thế nào?”

Vị trí của Hoa Lâm Viên nằm ở góc Tây Bắc hoàng cung, là hậu hoa viên của hoàng cung.

Thanh Hà mượn việc dạo chơi công viên để đẩy thái giám cung tỳ đi, dẫn Kê Thiệu tới bụi cỏ ở hồ nước, nàng chỉ vào con chim trĩ ngũ sắc đi bộ trên bờ nói: “Kê tiến sĩ, ngày Hoàng thượng đăng cơ tổ chức gia yến hoàng thất, chim trĩ ở Hoa Lâm Viên không hiểu sao lại bay đến cung Trường Lạc, Hoa Lâm Viên cách cung Trường Lạc xa như vậy, chim trĩ làm sao bay qua đó được? Tất cả những chuyện này chỉ là trùng hợp sao?”

Kê Thiệu sắp năm mươi tuổi, đã thành một lão tiên hạc, một thân tiên phong đạo cốt, phiêu dật xuất trần, vẫn đẹp trai đến lóa mắt, ông gật đầu nói:

“Đương nhiên là trùng hợp rồi. Nghe nói ở gia yến công chúa đã so sánh chim trĩ với phượng hoàng, phượng hoàng vu phi, lông vũ phần phật, hóa giải cơn giận của tân quân, cứu được một đám nhạc công, có thể thấy được công chúa học hành có thành tựu, ta đây làm thầy rất là vui mừng.”

Thanh Hà lại hỏi: “Hai ngày trước gia yến hoàng thất, Kê tiến sĩ rõ ràng đang giảng phần Hương Đảng trong “Luận Ngữ” cho con, đột nhiên đổi thành “Kinh Thi” và “Thượng Thư”, còn nhiều lần giảng câu “Phượng hoàng vu phi” trong Kinh Thi và “Tiêu thiều cửu thành” trong Thượng Thư cho con, bởi vì vừa học nên con mới có thể thốt ra trên yến hội, biến nguy thành an. Nếu không, chỉ dựa vào tài học bình thường của con thì hoàn toàn không thể cứu vãn. Chẳng lẽ, đây cũng là trùng hợp?”

Nói đơn giản, chính là Kê Thiệu đã sớm vạch ra trọng điểm cho Thanh Hà. Với học vấn bình thường của Thanh Hà thì hoàn toàn không làm ra được phản ứng nhanh nhạy như vậy.

Kê Thiệu nói ra: “Là vận may của công chúa tốt, người tốt tự có trời giúp, học để mà dùng.”

Nếu như vận may của con tốt thì cha mẹ sẽ không bị nhốt ở thành Kim Dung!

Kê tiến sĩ đang nói dối.

Nhưng với phong cách làm việc có đức độ của Kê tiến sĩ thì ông không làm ra được loại mưu kế này.

Chỉ có một người…

Trái tim thiếu nữ của Thanh Hà trở nên cuồng loạn, vì kiểm chứng suy đoán, nàng cải trang đi đến phủ công chúa Hà Đông, anh rể kiêm cậu họ Tôn Hội đã đi đến thành Kim Dung làm việc. Công chúa Hà Đông mừng rỡ vì bên tai yên tĩnh, bởi vì chủ ý này là do Thanh Hà đưa ra, cho nên lần này công chúa Hà Đông hiếm thấy không châm chọc em gái cùng cha khác mẹ này, chịu cho sắc mặt tốt.

Thanh Hà rỉ tai vài câu với công chúa Hà Đông.

Công chúa Hà Đông giật mình: “Có phải ngươi có bệnh không?”

Thanh Hà nói: “Tỷ không giúp thì thôi.”

Công chúa Hà Đông nói: “Được, coi như ta trả lại cho ngươi một món nợ ân tình, chúng ta từ đây thanh toán xong.”

Bởi vì cải trang xuất cung nên Thanh Hà không mang theo thị vệ bên mình, đi ra khỏi phủ công chúa, nàng đi trên đường Đồng Lạc. Đây là con đường rộng rãi phồn hoa nhất của thành Lạc Dương. Nàng đi dạo một đường, thỉnh thoảng mua một vài món đồ chơi.

Đi dạo được một nửa thì bỗng nhiên có một đứa trẻ dáng vẻ như lang thang cướp đi túi đựng tiền của nàng.

Thanh Hà đuổi theo, tên trộm rẽ mấy lần, chạy đến một cái hẻm nhỏ, đó là một ngõ cụt.

Thanh Hà nói: “Trả hầu bao lại cho ta.”

Tên trộm không đưa, còn nhăn mặt chỉ vào sau lưng Thanh Hà.

Thanh Hà quay đầu, phát hiện ra ở đầu ngõ có ba người lớn dáng vẻ lang thang chặn lại, rõ ràng là không có ý tốt.

Kẻ lang thang cười nói: “Tiểu cô nương này có dung mạo xinh đẹp, đáng giá không ít tiền.”

Đây là một cái bẫy.

Ba kẻ lang thang đuổi kịp Thanh Hà giống như bắt gà con, Thanh Hà lớn tiếng kêu cứu thì bị chặn miệng lại, trói tay chân rồi đẩy lên một chiếc xe ngựa, xe nhẹ đường quen, rõ ràng là một kẻ phạm tội nhiều lần lừa bán người.

Một người đội mũ màn màu đen cưỡi ngựa chạy tới, vung kiếm đâm về phía xa phu của xe ngựa.

Bọn cướp cũng không tham chiến, ném ngay Thanh Hà từ trong xe ra rồi điều khiển xe chạy trốn.

Kiếm khách phi thân xuống ngựa, ngồi xuống muốn cởi dây thừng trên tay chân của Thanh Hà, thế nhưng không đợi kiếm khách ra tay thì dây thừng đã tự động rơi xuống, Thanh Hà lấy mũ màn che mặt của kiếm khách xuống, cười đắc ý: “Ha ha, quả nhiên là huynh!”

Là Vương Duyệt.

Thanh Hà muốn người của công chúa Hà Đông “bắt cóc” mình, bày ra cái bẫy, ép Vương Duyệt núp trong bóng tối phải ra ngoài.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK