Phải nói là Cửu công chúa hiểu rất rõ Trần Cát.
Trần Cát là Hoàng đế, đã đứng ở đỉnh cao của quyền lợi thế gian, rất khó có thể hấp dẫn ông ta bằng vật chất.
Là một Hoàng đế cảm tính, Trần Cát cực kỳ xem trọng danh tiếng của mình trong sách sử.
Trước đây Cửu công chúa lấy sách sử ra để hù dọa ông ta, bây giờ lại lấy chủ của việc khôi phục hưng thịnh để hấp dẫn. ông ta.
Nhưng Trần Cát lại trúng chiêu này, là chủ của việc phục hồi hưng thịnh, để lại danh tiếng tốt trong sách sử có sức hấp. dẫn quá lớn với ông ta.
“Vũ Dương, con nói rất có lý, nói tiếp đi”, ánh mắt Trần Cát hiện lên một tia sáng: “Trấn áp thổ phỉ có thể làm rõ trách nhiệm, nhưng Đông Man, Đảng Hạng, Thổ Phiên thì thế nào?”
“Phụ hoàng đừng lo về giặc ngoài, tiên sinh đã đồng ý với con, nếu có giặc ngoài đến xâm phạm, ngài ấy sẽ dẫn tiêu cục Trấn Viễn và quân Trấn Viên đến hỗ trợ tác chiến, còn có thể cung cấp đủ vũ khí cho quân Thiết Lâm của Khánh Hoài ca, quân Trấn Tây của Phạm tướng quân, quân Trấn Bắc của Tấn Vương thúc”.
Cửu công chúa nói: “Tiên sinh, Khánh Hoài ca, Phạm tướng quân, Tấn Vương thúc kết hợp lại canh giữ biên cương đủ để chống lại ba nước rồi”.
“Thật sao?”, Trần Cát quay đầu nhìn Kim Phi.
Đại Khang bị các dân tộc du mục xung quanh đánh đến thê thảm, không phải chưa từng nghĩ đến việc đánh trả nhưng không đánh lại họ.
Cha và ông nội của Trần Cát đều chết vì thế.
Nếu là người khác nói như vậy, chắc chăn Trần Cát sẽ hừ. mũi khinh thường.
Nhưng Kim Phi nói thì ông ta tin.
Vì Kim Phi đã hành động thực tế chứng minh năng lực của
Cho dù là trận Thanh Thủy Cốc hay trận dốc Đại Mãng, Kim Phi cũng đều lấy ít thắng nhiều, thắng rất vẻ vang.
Tối qua lại được thấy chiến thuật khinh khí cầu kết hợp với bom chớp sáng, lựu đạn, Trần Cát đã có lòng tin với Kim Phi.
Thật ra sau trận chiến dốc Đại Mãng, Trần Cát từng nghĩ trọng dụng Kim Phi.
Nhưng do áp lực từ phái chủ hòa, sau trận chiến ở Thanh Thủy Cốc, ông ta chỉ phong cho Kim Phi một danh hiệu ảo. chẳng có cả thái ấp, Trần Cát thực sự không thể mở miệng được.
Mặc dù ông ta không phải là một Hoàng đế tốt nhưng là một người tri thức, từng đọc thơ ca Kim Phi viết.
Trong những lời thơ này, có không ít chỗ thể hiện khí phách của tác giả.
Một câu thể hiện rõ nhất trong đó là “Làm sao ta có thể hèn hạ đi cung phụng đám người quyền quý, để mình không thể vui sướng cười đùa”, chỉ cần đọc được thì có thể hiểu ý của tác giả.
Thơ văn như thế, cách làm của Kim Phi cũng chứng minh được khí phách của y.
Với công trạng và tài năng của Kim Phi, muốn làm quan cũng không khó.
Nhưng trước đó Kim Phi chưa từng đến kinh thành, càng không đút lót quan viên để thăng chức.
Nếu ở Thanh Thủy Cốc có người khác lập thành tích lớn như vậy, lại chỉ lấy lại được một cái danh hiệu giả, chắc chắn sẽ náo loạn. Nhưng Kim Phi thì lại không hề phàn nàn gì, sau khi đánh bại người Đảng Hạng, y lặng lẽ trở về ngôi làng nhỏ trên núi của Kim Xuyên đó.
Cũng như một câu thơ khác của y “Làm xong việc thì phất tay ra đi, không màng công danh”.
Trần Cát đâu biết những câu thơ này đều là những câu Kim Phi sao chép? Còn tưởng y có cảm xúc, sau đó viết ra nên không thể mở lời mời Kim Phi xuống núi.
Nếu Kim Phi từ chối, mặt mũi của Hoàng đế là ông ta để đâu?
Lần này Đông Man đánh vào, Trần Cát cũng hết cách mới phải sai người đi tìm Kim Phi.
Bây giờ nghe Cửu công chúa nói Kim Phi muốn giúp Đại Khang đánh giặc ngoài, Trần Cát cực kỳ vui mừng, ánh mắt nhìn Kim Phi đầy vẻ mong đợi.