Rất nhiều gia đình cả năm cũng không nỡ ăn nửa cân muối, cả gia đình chỉ có một cái quần, ai ra ngoài thì người đó mặc.
Trước kia thường nhìn thấy bé trai dưới mười tuổi, trần truồng chạy ra ngoài.
Từ sau khi thương hội Kim Xuyên mở cửa, muối cũng rẻ hơn, vải vóc cũng rẻ hơn.
Lúc trước là loại muối thô có đất cát, một lượng cũng phải mười mấy văn tiền, nhưng muối tinh luyện do xưởng muối của làng Tây Hà làm ra lại trắng muốt, nhuyễn mà một cân chỉ có mười văn tiền.
Còn về vải vóc càng không cần nói nữa, bây giờ nhà ai không phải một người một bộ quần áo chứ?
Nếu như Kim Phi muốn kiếm tiền thì có rất nhiều cách, không cần nói cái khác chỉ cần giữ nguyên giá muối lúc trước đã hoàn toàn không cần tốn công sức chạy đến Đông Hải tìm rong biển gì đó để lừa bọn họ!
Từ rất sớm Kim Phi đã có ý thức bồi dưỡng hiệu ứng nhãn hiệu, ví dụ như ở trên túi muối ghi mấy chữ lớn muối tỉnh luyện làng Tây Hà bắt mắt, sản phẩm của thương hội Kim Xuyên bắt buộc phải lựa chọn cẩn thận, bảo đảm chất lượng, giá cả công bằng.
Cùng một sản phẩm, người dân thà đi thêm mấy bước, dùng thêm mấy văn tiền cũng sẽ lựa chọn thương hội Kim Xuyên và hợp tác xã mua bán cũng không lựa chọn người bán hàng rong.
Bởi vì ở thương hội Kim Xuyên và hợp tác xã mua bán mua phải sản phẩm kém chất lượng, có thể trả hàng.
Ở chỗ bán hàng rong mua phải sản phẩm kém chất lượng thì tìm ai để mà đổi?
Thương hội Kim Xuyên chính là nhãn hiệu do Kim Phi và Đường Tiểu Bắc dùng uy tín và nhân phẩm để gây dựng.
Có nhấn hiệu này chống đỡ, đa số người dân đều mất đi sự lo lắng ở trong lòng.
“Tiểu ca, rong biển tốt thế thì bao nhiêu tiền một cân vậy?”
Một người dân đứng ở trước hỏi.
Những người dân khác cũng vểnh tai lên nghe.
Nhân viên thương hội cũng không tiếp tục vòng vo, trả lời: “Tiểu Bắc phu nhân chia rong biển thành bốn loại, loại không giống thì giá tiền cũng không giống.”
Nói xong anh ta cầm một bó rong biển lên, vừa cho người dân xem vừa nói: “Loại mỏng và ngắn hoặc có góc vàng như này là hàng loại bốn, mười văn tiền một cân!”
Giọng nói vừa dứt, người dân dưới đài bùng nổ.
Lúc trước nhân viên thương hội nói rong biển tốt như vậy hơn nữa còn đưa về từ Đông Hải, nơi xa như vậy mà vận chuyển về, trong lòng người dân đã cho rằng giá của rong biển chắc chắn không rẻ.
Kết quả nhân viên thương hội lại nói rong biển cấp bốn, chỉ cần mười văn tiền một cân!
Giá giống với muối tinh luyện, cũng không đắt băng thịt. Giá này khiến cho tất cả người dân đều vô cùng bất ngờ.
“Tiểu ca, hàng loại bốn cũng có thể trị bệnh bướu cổ sao?” Người dân đứng ở đầu hỏi.
"Đương nhiên", nhân viên thương hội trịnh trọng gật đầu: "Kim tiên sinh bảo bọn ta bán rong biển không phải để kiếm tiền mà là vì trị bệnh cho mọi người, để miễn cho mọi người khỏi chịu sự dày vò của bệnh bướu cổ.
Nói thật lòng, nơi sinh sống của rong biển là chỗ ở cũ của bọn cướp biển, tiên sinh dẫn theo thủy quân Đông Hải liều mạng mới đánh đuổi cướp biển, sau đó lại tổ chức dân ngư Đông Hải đi trên biển mấy ngày mấy đêm, mới hái được rong biển từ trong hang ổ của bọn cướp biển.
Rong biển vừa hái xuống không thể vận chuyển đến Xuyên Thục chúng ta ngay, Kim tiên sinh lại bảo Tả trưởng xưởng của của xưởng xà phòng núi Thiết Quán tăng ca ngày đêm, không ngừng nghỉ để xây một sân phơi khô, phơi rong biển khô rồi cuối cùng mới dùng thuyền lớn vận chuyển ngàn dặm về đây.
Cả quá trình không biết tiêu hao bao nhiêu nhân lực và tiền của, rong biển chỉ bán mười văn tiền một cân, ngay cả tiền công của công nhân cũng không đủ, nếu như không phải Kim tiên sinh thương người dân chúng ta thì sao có thể rẻ như vậy!"
Những lời này là tối hôm qua khi vận chuyển rong biển Nguyên Thái Vi đã dạy anh ta.
Tuy là nửa giả nửa thật nhưng đối với người dân mà nói đã đủ rồi.
Không ít người dân lau nước mắt, nhưng càng có nhiều người dân lúc đó mở túi tiền ra hơn.
“Kim tiên sinh vạn tuế!” .
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Anh Cũng Có Ngày Này
2. Ngây Ngô
3. Cành Đào Sum Suê
4. Minh Tinh Mà Tôi Quản Lý Cứ Bám Dính Lấy Tôi
=====================================
“Tiểu ca, đừng nói gì nữa, đây là tiền lương hôm nay ta vừa nhận được, mua rong biển hết!”
“Tiểu ca, cũng bán cho ta năm cân!”