Vừa mới trở lại đất Tấn, ngồi chưa nóng mông thì Kim Phi đã gửi tối hậu thư tới.
Ngay sau đó Kim Phi phái phi thuyền đi oanh tạc các thành trì của từng phiên vương.
Thành trì của Ngô vương, Sở vương, Tương vương đều cách Trường Giang không xa, trong bán kính hoạt động của khinh khí cầu, các cung điện nơi mấy người vào ở sau khi xưng đế đều bị cho nổ tung.
Tấn vương may mắn hơn một chút, “vương thành” của ông †a cách Xuyên Thục khá xa, hơn nữa Kim Phi từ Đông Hải trở về đã là mùa thu, gió bắc tương đối nhiều nên khinh khí cầu rất khó bay đến thành trì của Tấn vương, nhờ đó mà tránh không bị oanh tạc.
Nhưng dù vậy, Tấn vương cũng không dám ở tại thành Tấn vương.
Hết cách, ông ta không dám đánh cược, Kim Phi đã làm ra nhiều chuyện không tưởng, ai biết có một ngày ông ta đang ngủ ngon thì Kim Phi lại kéo đến nổ tung ông ta thì sao.
Cho nên Tấn vương vừa nghe cung điện của đám người Ngô vương bị oanh tạc thì lập tức trốn vào núi sâu giống như Ngô vương, Tương vương.
Sự thật đã chứng minh trực giác của Tấn vương rất chuẩn xác, ông ta vừa mới chạy vào trong núi chưa được bao lâu thì đã nghe nói Kim Phi chế tạo được phi thuyền.
Tuy rằng vì vấn đề tiếp viện và hướng gió nên Kim Phi chế tạo được phi thuyền xong thì vẫn chưa tấn công đất Tấn, nhưng Tấn vương biết, không phải Kim Phi không làm được, mà là do y lười để ý đến ông ta.
Về sau Thiết Ngưu tập kích đường dài, dẫn dắt 500 người cho nổ tung vương thành Đảng Hạng, cũng đã chứng minh điểm này.
Thật ra từng có người kiến nghị Kim Phi cho nổ tung thành Tấn vương, chẳng qua bị Kim Phi gạt đi.
Tuy thành Tấn vương không xa như vương thành Đảng Hạng, nhưng từ Hi Châu đi vương thành Đảng Hạng, đều phải đi qua hoang mạc và thảo nguyên, thích hợp cho ngựa chiến chạy hoang, đám Thiết Ngưu một ngày có thể đi mấy trăm dặm đường.
Đất Tấn nhiều núi non, đám Thiết Ngưu không quen đường quen nẻo, hơn nữa Kim Phi nhận được tin báo rằng Tấn vương đã đào tẩu, nếu phải mở riêng một kênh tiếp tế để ném bom thành Tấn vương thì Kim Phi cảm thấy không có lời, nên đã không đồng ý kiến nghị này mà quyết định đánh đất Tần xong thì sẽ dốc toàn lực đi thâu tóm đất Tấn.
Nhưng y đã xem thường của dã tâm Tấn vương.
Không giống như Ngô vương và Tương vương vốn được nuông chiều và chỉ biết hưởng thụ, bóc lột dân chúng, Tấn vương sau khi được nếm trải chiến tranh thì lại càng quyết đoán và tàn nhãn hơn.
Đối mặt với nhân viên hộ tống mạnh mẽ, Ngô vương, Tương vương chỉ biết trốn trong núi sâu run rẩy sợ hãi, ngoài việc phái tử sĩ thành lập tiểu đội ám sát ra thì hoàn toàn không dám có động thái nào khác, sợ thu hút sự chú ý của Kim Phi.
Nhưng Tấn vương can đảm hơn nhiều, ông ta nhận ra rằng Kim Phi đánh hạ đất Tần xong thì ắt sẽ tấn công đất Tấn, nên đã giành trước một bước xử lý thành Vị Châu.
Bởi vì thành Vị Châu là nơi ghi dấu ấn sự nghiệp đầu tiên của Kim Phi, từ quân Phạm Gia cho đến người dân thành Vị Châu đều vô cùng cảm kích Kim Phi.
Nếu không có bọn họ, khi đại quân Đảng Hạng xâm chiếm phương nam, cho dù miễn cưỡng cầm cự cũng sẽ bị thương vong nặng nề.
Hơn nữa tất cả mọi người đều biết, Khánh Hoài và Phạm tướng quân có quan hệ rất tốt, bây giờ Khánh Hoài đang theo Kim Phi, nếu Kim Phi tấn công đất Tấn, có đến 70% là quân Phạm Gia sẽ phối hợp với Khánh Hoài.
Để tránh bị tấn công từ cả hai phía, Tấn vương lúc này mới quyết định nhân lúc Kim Phi còn đang đánh đất Tần thì xử lý thành Vị Châu trước.
Trên thực tế, trước khi ra tay, Tấn vương đã đoán được rằng Kim Phi biết được việc này thì chắc chăn sẽ trả thù, nhưng ông ta đã không còn cách nào khác.
Với tính cách Tấn vương, không có chuyện ông ta đầu hàng Cửu công chúa được, cho nên nhất định phải có một trận chiến với Kim Phi.
Chiến đấu nhiều năm như vậy, Tấn vương biết rất rõ mình không có lợi thế gì trước Kim Phi nên phải dùng mọi thủ đoạn, dốc toàn lực..
Cho dù vì thế mà phải hy sinh Phạm tướng quân vốn có quan hệ khá tốt, ông ta cũng không tiếc!
Điều khiến Tấn vương không ngờ tới chính là, rõ ràng ông ta đã phái ra một đội quân lớn ra sức ngăn chặn tin tức nhưng Kim Phi vẫn phát hiện ra.
Một điều bất ngờ khác là tiêu cục Trấn Viễn thế mà lại đến đến nhanh như vậy.