Những người kéo thuyền còn lại cũng lấy dây thừng của riêng mình và đi theo phía sau người dẫn đầu.
Đúng như lời Trịnh Phương nói, những người đàn ông này có đôi bàn tay và bàn chân dày, trong quá trình leo núi có người bị trượt chân ngã nhiều lần, may mà tay phải luôn giữ chặt dây, nếu không sẽ rơi xuống dòng nước chảy xiết.
Sau hơn 20 phút, tất cả những người kéo thuyền cuối cùng cũng leo qua được vách đá.
Người đi đầu cởi dây gai sau lưng, chạy về phía trước hàng chục mét, tìm một cây to, quấn dây quanh thân cây hai lần rồi ném phần còn lại xuống nước.
Có những nút thắt trên sợi dây gai dày, khi dây trôi dọc sông đến nơi những người kéo thuyền dừng chân, những người kéo thuyền liền vớt nó lên, buộc dây của bản thân vào để tiếp nối đoạn dây, rồi lại thả nó cuống nước.
"Họ đang làm cái gì vậy?"
Mãn Thương gãi đầu hỏi.
"Đoạn đường này quá nguy hiểm, thậm chí không có chỗ để đi. Họ cần phải kéo dài dây".
Trịnh Phương giải thích và nhắc nhở: "Tiên sinh, đứng vững vào, đừng để rơi xuống".
Kim Phi nhanh chóng nắm lấy lan can trước mặt y. Sợi dây trôi theo dòng sông đến nơi nghỉ ngơi.
Người phụ nữ đứng đợi bên dưới vớt sợi dây dưới nước buộc vào sợi dây ban đầu.
Sau khi xác định rằng dây đã chặt, liền tháo đầu dây buộc vào cây.
Chiếc thuyền gỗ trôi sông ngay lập tức.
Chỉ là nó chưa kịp trôi xa thì đã bị những người kéo thuyền kéo lại.
"Ba thước vải trắng, hây! Bốn lạng cây gai, hây! Chân đạp tảng đá, hây! Tay đào cát, hây!..."
Những người kéo thuyền lại hát lên và cố gắng hết sức để kéo chiếc thuyền gỗ về phía trước.
Tuy rằng con đường bên dưới không giống như vách núi không có chỗ đặt chân, nhưng cũng rất hẹp, nhiều nhất chỉ có thể đặt một chân.
Những người kéo thuyền gần như bò trên mặt đất, sử dụng tay và chân của họ, siết chặt những viên đá với vẻ mặt dữ tợn để tiến lên.
Khi thuyền được kéo đến nơi nước chảy hẹp nhất, hai người phụ nữ cũng đặt gùi xuống đất, vội vàng cởi bỏ. quần áo rồi gia nhập đội người kéo thuyền.
Người phụ nữ làm việc đã lâu, da ngăm đen và thô ráp như những người kéo thuyền, nhưng dáng người rất đẹp, Mãn Thương quan sát đầy thích thú, nhưng Kim Phi không hề xao lòng, trong đầu mơ hồ nhớ đến bài “người chèo thuyền bên sông Volga”.
Nhìn vào bức tranh minh họa, Kim Phi và các bạn cùng lớp của mình cũng thảo luận về việc liệu thực sự có người nào trên thế giới này có thể chịu đựng được loại khổ này hay không.
Khi y thực sự nhìn thấy người kéo thuyền ngày hôm nay, Kim Phi nhận ra rằng thế gian này cực khổ nhiều hơn y tưởng tượng.
Đối với hai người phụ nữ, Kim Phi chỉ có sự tôn trọng và cảm thông.
Nếu có những cách khác, làm gì có người phụ nữ nào sẵn sàng trở thành người kéo thuyền?
Chắc hẳn khi mới bắt đầu họ cũng rất ngại ngùng đúng không?
Kim Phi trước giờ luôn là một kẻ ích kỉ, sau khi xuyên về không hề nghĩ đến việc làm lợi cho thiên hạ hay bất cứ thứ gì, chỉ muốn sống cuộc sống xa hoa của một địa chủ giàu có.
Ngay cả khi đã thành lập các xưởng và lò nung ở làng Tây Hà, cũng không thực sự muốn thay đổi cuộc sống của dân làng, mà chỉ muốn sử dụng họ để kiếm tiền.
Nhưng lúc này, trong lòng Kim Phi rất cảm động, lần đầu tiên y nghĩ nếu có khả năng sẽ giúp đỡ người khác. Thuyền gỗ tiến lên một chút, chậm rãi đi qua thung lũng hẹp.
Con sông lại mở rộng, con đường ven bờ đi lại dễ dàng hơn.
Rồi những người phụ nữ mới nới lỏng sợi dây, quay lại mặc quần áo rồi đi theo đoàn với chiếc gùi trên lưng.
"Tiên sinh, vài chục dặm phía trước đều là đường tốt. Con thuyền đã ổn định. Đã đến lúc ngài học cách cưỡi ngựa rồi".
Chung Ngũ dẫn hai con ngựa chiến lên boong.
"Không vấn đề gì".
Kim Phi và Mãn Thương mắt sáng lên, háo hức muốn thử.
Làm gì có người đàn ông nào không thích cưỡi ngựa chứ?
Hơn nữa, ngựa là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến nhất trong thời đại ngày nay, sớm muộn gì cũng phải học chúng.
Chung Ngũ đã chuẩn bị một con ngựa cái ngoan ngoãn cho y, chờ sau khi Kim Phi leo lên lưng con ngựa, đã dạy cho y một số điều cơ bản cần thiết, sau đó dẫn con ngựa cái đi đi lại lại trên boong.
Với những điều bản thân quan tâm, thời gian sẽ trôi qua nhanh chóng, vào ngày thứ tám, Kim Phi và Mãn Thương đã có thể điều khiển những con ngựa phi nước kiệu trên boong tàu.
Đường thủy dần hết, thuyền gỗ cập bến.
Tiếp theo, họ đi đường núi trong năm ngày, cả nhóm cuối cùng đã đến đích - thành Vị Châu.
Thành Vị Châu là một trong những thành phố chính để phòng thủ chống lại người Đảng Hạng, bức tường thành cực kỳ cao, nhưng một nửa bức tường thành có màu xanh lam bình thường, trong khi nửa bên dưới là màu đen, trông hơi kỳ quái.
"Vị Châu đã từng bị người Đảng Hạng tiến đánh hai lần, cũng bị đốt hai lần, phần dưới cũng bị cháy đen".
Nhìn thấy vẻ mặt nghỉ ngờ của Kim Phi, Chung Ngũ thấp giọng giải thích.
"Gì mà đánh, có mà chạy trốn thì cớ”.
Trịnh Phương nói: “Người Đảng Hạng còn cách Vị Châu 80 dặm, các tướng trấn thủ kinh thành đều bỏ chạy hết, để lại thiên hạ cho người Đảng Hạng, sau này còn không biết xấu hổ xin triều đình cho quân lương".
“Không phải bây giờ đã thay thế bằng Phạm tướng quân sao?”, Chung Ngũ nói: “Phạm tướng quân là một vị tướng nổi tiếng máu lửa. Ta nghe nói rằng ông ấy có thể làm một quan chức cấp cao trong triều đình, nhưng ông ấy đã chủ động xin đến thành Vị Châu".
"Phạm tướng quân đến, Hầu gia rốt cuộc cũng đã có chỗ sử dụng năng lực. Không cần giống như lần trước. Rõ ràng lập công, nhưng lại bị đám xu nịnh hãm hại".
"Ta hy vọng Phạm tướng quân có thể lãnh đạo chúng ta đẩy lùi người Đảng Hạng, nếu không thuế nhất định sẽ tăng trở lại vào năm sau".
"Không phải Hầu gia đã thăng chức vị trí chính thức của ngươi lên Bách phu trưởng rồi sao, ngươi không phải nộp thuế, lo cái gì?"
"Nhà ta không đóng thuế, nhưng họ hàng phải nộp. Họ không nộp được, không phải sẽ đến nhà ta nhờ giúp sao?"
Trịnh Phương lắc đầu đau khổ.
Trận chiến giữa Đại Khang với Đảng Hạng và Khiết Đan liên quan trực tiếp đến thuế cống năm đó.
Và thuế cống thì chỉ gõ đầu dân chứ còn ai.
Trong những năm gần đây, người Đảng Hạng và người Khiết Đan yêu cầu triều cống hàng năm ngày càng nhiều, và các loại thuế mà dân thường phải gánh chịu ngày càng nặng nề.
Có lệnh bài của Khánh Hoài mở đường, cả nhóm tiến vào thành Vị Châu một cách suôn sẻ.
Thậm chí không có một cửa hàng nào mở trên đường, thỉnh thoảng có người qua lại, nhưng họ cũng vội vã.
Thỉnh thoảng có một hai binh sĩ lao qua để thay quân trên bức tường thành.
Khánh Hoài từng đóng quân ở biên giới bên ngoài thành Vị Châu hơn một năm, cũng có một ngôi nhà ở thành Vị Châu.
Ngôi nhà này được cho là do một doanh nhân giàu có xây dựng, trước khi người Đảng Hạng bắt đầu xâm chiếm Đại Khang, doanh nhân giàu có đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ làm ăn với người Đảng Hạng. Ngôi nhà không nhỏ hơn biệt viện Khánh Phong là bao.
Lần đầu tiên người Đảng Hạng chiếm được thành Vị Châu, trong nhà không có người nào chạy thoát, bọn họ bị giết sạch sẽ, ngôi nhà bị chính quyền lấy đi, sau đó giao cho Khánh Hoài.
Ngôi nhà tuy rộng nhưng còn vắng vẻ hơn cả biệt viện Khánh Phong, ngoài một người gác cổng già ra, thậm chí còn không có lấy một người hầu.
Khánh Hoài đặt hành lý xuống và đưa Chung Ngũ đến phủ thành chủ, chạng vạng tối mới trở về với vẻ mặt rất khó coi.
Ngay khi quay lại, y đã nhờ Chung Ngũ gọi Kim Phi đến thư phòng.