Kim Phi dẫn theo đám người Quan Hạ Nhi, Tả Phi Phi đi dọc theo con đường núi hơn một trăm thước về phía tây, đi đến một sườn đồi tương đối bằng phẳng.
Trên vách đá dưới chân đồi có khắc dòng chữ lớn màu đỏ tươi "Nghĩa trang liệt sĩ kênh Hoàng Đồng”.
Phí bên trái của các chữ lớn, có khắc nguồn gốc, quá trình và kết quả của trận chiến kênh Hoàng Đồng.
Vách đã này thật ra chính là bia kỷ niệm của nghĩa trang liệt sĩ.
Trên sườn đồi, chính là từng dãy mộ.
Dày đặc chằng chịt đến mức không thể nhìn thấy điểm cuối cùng.
Những hàng mộ đầu tiên đều có bia mộ bằng đá, nhưng những ngôi mộ phía sau chỉ có tấm bi gỗ ở phía trước.
Kim Phi thấy vậy, không khỏi hơi nhíu mày.
"Tiên sinh, làm bia đá và khắc chữ quá chậm, vì thời gian có hạn, nên chúng ta dùng bia gõ ghi lại thông tin của mỗi vị huynh đệ trước, sau đó mới thêm bia mộ vào sau."
Trịnh Phương nhanh chóng giải thích: "Tiên sinh, chúng ta đã tìm được một mỏ vôi thích hợp cách đây hai mươi dặm, các huynh đệ đã bắt đầu đào lò, khi xi măng sản xuất xong sẽ tiến hành làm bia mộ ngay lập tức."
Lúc này Kim Phi mới nhẹ nhàng gật đầu.
Trong tình huống thiếu máy móc thiết bị, các tấm bia đã phải cần nhân công đục từng cục ra một, sau đó mới dùng đục khắc chữ lên.
Việc chế tạo mỗi tấm bia đá tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật lực và thời gian.
Số lượng quân Thục chết ở kênh Hoàng Đồng lần này lên tới mấy chục nghìn người, cho dù có điều động toàn bộ thợ đá từ Xuyên Thục đến cũng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể chế tạo ra được mấy chục nghìn tấm bia đá.
Nếu như dùng xi măng thì sẽ đơn giản hơn nhiều.
Bia mộ xi măng được sản xuất bằng khuôn không chỉ có thể có cùng kích thước mà hình dáng giống hệt nhau và còn tiết kiệm được bước khắc chữ.
Chỉ cần trước khi xi măng đông lại, dùng bút cứng viết lên trên đó, sau đó chờ xi măng đông lại là được.
Những người thợ xây dựng ở làng Tây Hà hiện ra đã rất thành thục về xi măng, độ cứng và khả năng chống ăn mòn của xi măng do họ làm ra cũng khác nhiều so với đá.
Hơn nữa còn tiết kiệm thời gian và sức lực.
Dưới bia tưởng niệm có một chiếc bàn đá khổng lồ, trên mặt bàn đặt toàn bộ ngựa dê, bò để làm lễ truy điệu.
Ở trước bàn đá là ba lư đồng khổng lồ, bên cạnh lư đồng là hai hàng chậu lửa.
Bàn đá, lư đồng, chậu lửa đều có hơi đơn giản thô kệch, khiến không khí xung quanh càng thêm trang nghiêm và bi thương.
Trịnh Phương lấy một cây nhanh to bằng cánh tay và cao bằng người, dùng hai tay đưa về phía Kim Phi.
Thật ra Kim Phi bình thường không tin vào quỷ thần, nhưng sắc mặt y vẫn trang nghiêm chỉnh lại quần áo, sau đó hai tay cầm lấy cây nhang khổng lồ đặt lên chậu lửa để đốt cháy.
Trương Lương, Quan Hạ Nhi, Khánh Hoài và những binh lính khác cũng nhận lấy nhang bình thường, đi đến bên cạnh chậu lửa để đốt lên.
Nhang của bọn họ đều là nhang thường, nhanh chóng được thắp lên, sau đó đám người Trương Lương lại lùi về phía sau, đứng thành một hàng cạnh nhau.
Kim Phi đứng trước chậu lửa vài phút mới có thể đốt được cây nhang khổng lồ.
Sau đó, Kim Phi lùi lại phía sau một bước, trịnh trọng cúi đầu ba lạy về phía nghĩa trang!
"Trống!"
Trịnh Phương hét lên, đội chiêng và trống đã chuẩn bị xong bắt đầu đánh trống trận theo thứ tự.
Tiếng trống trầm vang vọng khắp núi rừng!
Kim Phi cắm cây nhang khổng lồ vào lư đồng trong tiếng trống nặng nề buồn tẻ.