Điều này cũng giống như lúc Kim Phi giết Gada, đó cũng là một âm mưu.
Các chư hầu của Thổ Phiên biết Kim Phi đã giết Gada, muốn cho Thổ Phiên hỗn loạn thêm lần nữa, để đỡ phải làm xáo trộn sự phát triển của Xuyên Thục.
Chỉ cần tất cả các chư hầu Thổ Phiên đồng tâm hiệp lực đề cử ra một thủ lĩnh mới thay thế Gada, ắt hẳn Thổ Phiên sẽ không rơi vào tình trạng hỗn loạn nữa và kế hoạch của Kim Phi sẽ sụp đổ.
Nhưng ai trong số các chư hầu Thổ Phiên lại sẵn sàng đề cử người khác làm thủ lĩnh?
Thế nên bọn họ có biết rõ kế hoạch của Kim Phi, nhưng vẫn phải đánh nhau đến vỡ đầu chảy máu.
Nếu không phải như vậy, e rằng tình hình Xuyên Thục sẽ còn khó khăn hơn bây giờ.
Dẫu sao Kim Phi vẫn có đủ sức mạnh để phản công khi đối mặt với Đảng Hạng và Đông Man, nhưng với Thổ Phiên, y đành tạm thời bất lực.
Địa hình ở đó quá cao, lợi thế về vũ khí trước mắt của tiêu cục Trấn Viễn cũng không đủ để bù đắp những phản ứng xấu của cao nguyên gây ra.
Kế hoạch của vua Đông Man cũng giống như Kim Phi.
Đám người Tứ hoàng tử, Ngô vương biết rõ vua Đông Man cho người đưa Hải Đông Thanh cho họ, mục đích là để bọn họ tấn công Kim Phi. Như vậy Đông Man có thể nhân cơ hội chiếm lại thành Du Quan, thậm chí tiến quân vào Trung Nguyên.
Bọn họ cũng biết một khi để Đông Man tiến quân vào Trung Nguyên thì sẽ có kết cục thế nào.
Nhưng bọn họ vẫn chấp nhận sự giúp đỡ của vua Đông Man.
Trong mắt bọ họ, chỉ cần cho chút thuế thóc là có thể đuổi cổ Đông Man đi, mấy thập niên rồi đều là như thế.
Nhưng điều Kim Phi muốn tận diệt gốc rễ của họ, để họ không còn cơ hội trở mình nữa.
Với Đông Man mà nói, họ càng cảm thấy Kim Phi đáng sợ hơn và càng mang lại cảm giác áp bức nặng nề hơn.
Thế nên không cần vua Đông Man yêu cầu, sau khi ra khỏi rừng sâu núi thẳm, các phiên vương đã chủ động huy động đại quân tập trung ở rìa Xuyên Thục và đất Tần để gây áp lực cho Kim Phi.
Đặc biệt là Tân vương đã thể hiện sự phản kháng rõ ràng nhất.
Gần một nửa lãnh thổ của ông ta đã bị tiêu cục Trấn Viễn đánh hạ, bây giờ có cơ hội phản kháng thì sao ông ta có thể dễ dàng bỏ qua?
Bây giờ Tân vương đã huy động hàng trăm vạn binh lính, tập trung hỏa lực ở bên bờ sông Tất Thủy và sẵn sàng chiếm lại lãnh thổ bất cứ lúc nào.
May mắn là quân Thiết Lâm của Khánh Hoài hiện đã lên tới gần chục ngàn người, lại rú đóng ở địa hình thuận lợi, mũi kiếm chĩa vào thành Liên An nên Tân vương không dám nhúc nhích.
Trước kia Tân vương sống ở phủ Kinh Triệu. Sau này phủ Kinh Triệu bị Kim Phi chiếm giữ, Tân vương ra khỏi núi sâu, không còn nơi nào để đi nên đã trốn vào thành Liên An.
Khánh Hoài biết chỉ mỗi quân Thiết Lâm thì khó mà đỡ được mấy trăm ngàn đại quân của Tần vương, nên anh ta đã nói rõ rằng chỉ cần đại quân chủ lực của Tần vương dám vượt sông Tất Thủy để tấn công khu vực bị nhân viên hộ tống chiếm đóng, thì anh ta sẽ sẽ dẫn quân Thiết Lâm tấn công thành Liên An.
Quân Thiết Lâm vốn là một đoàn đội đã đánh trăm trận chiến, sau khi nhận được trang bị của Kim Phi thì hiệu quả chiến đấu lại càng cao thêm.
Mặc dù Tân vương tuyên bố có mấy trăm ngàn binh lính, nhưng mấy trăm ngàn binh lính này vốn là những binh lính ẻo lả, hoặc là những tàn binh bại tướng bị nhân viên hộ tống đánh đuổi.
Nếu quân Thiết Lâm tập trung tấn công thành Liên An, Tân vương thực sự không thể đảm bảo rằng quân của mình có thể ngăn cản được anh ta.
Vì vậy nhất thời Tân vương cũng không dám mạo hiểm mà muốn chờ một chút để xem hành động của Đông Man, Đảng Hạng và các phiên vương khác trước khi đưa ra quyết định.
Tần vương không dám nhúc nhích, Khánh Hoài cùng quân Thiết Lâm cũng không dám lộn xôn, coi như bị chết dí ở đất Tần.
Tuổi đời của tiêu cục và quân Trấn Viễn quá non trẻ, lại luôn đi trên con đường tinh nhuệ, dân quân mới tuyển được vẫn đang trong quá trình huấn luyện nên nhân lực đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Bây giờ Tiểu Ngọc nói cho người đến tiếp viện cho thành Du Quan, Cửu công chúa thật sự nghĩ không nghĩ ra còn kiếm được người ở chỗ nào nữa.
Nếu không tìm được ai, thì thành Du Quan phải làm sao bây giờ?