Da thịt, mỡ, nội tạng và các bộ phận ăn được khác đều bị lọc sạch sẽ, lúc mặt trời mọc vào sáng ngày hôm sau, trên bãi biển chỉ còn lại hai khung xương khổng lồ.
Một xưởng đóng thuyền cách khung xương không xa được dùng riêng để chưng cất tinh dầu, ướp thịt cá voi và các. sản phẩm đánh bắt khác.
Thịt cá voi và sản phẩm đánh bắt được thật sự rất nhiều, hơn nữa quá trình ướp chỉ có thể do ngư dân có kinh nghiệm xử lý, cho nên cho dù Khánh Mộ Lam đã chiêu mộ không ít dân chạy nạn từ trước thì nhân lực vân không đủ.
Khánh Mộ Lam thấy thịt cá bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hư hỏng ươn thối thì đành phải chạy đến bãi phơi tìm Tả Phi Phi hỗ trợ.
Bãi phơi sử dụng mô hình làm việc ba ca, mỗi ca làm việc 8 giờ để có thể thuê được nhiều người chạy nạn hơn và giải quyết được vấn đề sinh kế của nhiều người hơn.
Tả Phi Phi cũng biết công tác ướp sản phẩm đánh bắt không thể kéo dài, sau khi cân nhắc, cô ấy đổi ba ca thành hai ca, phân công một nhóm công nhân tới hỗ trợ ướp muối.
Dù vậy, quá trình ướp cũng kéo dài hai ngày mới kết thúc.
Lúc này đã là mùa hè, trong vòng hai ngày, rất nhiều thịt cá bắt đầu thối rữa, mùi tanh nồng nặc khắp trấn Ngư Khê.
Bất kể ngư dân, người chạy nạn hay nhân viên hộ tống, mọi người đều không khỏi cau mày khi ngửi thấy mùi này.
Đối với những người đang đói bụng thì mùi tanh này. chẳng là gì cả, không phải là không thể chịu được.
Bọn họ lo lăng chính là thịt cá bị hư thối.
“Tiên sinh, cứ như vậy thì không ổn.”
Khánh Mộ Lam là người đầu tiên không nhịn được phải tìm Kim Phi: “Đây mới là thu hoạch một ngày của đội đánh bắt số 1, sau này các đội khác đều ra quân thì số cá đánh bắt về sẽ nhiều hơn so với lần này, chúng ta hoàn toàn không xử lý được! Ngài có biện pháp nào không?”
“Trước mät cách tốt nhất ta có thể nghĩ đến chính là chiến thuật biển người.” Kim Phi bất đắc dĩ nói: “Ta đã bảo. Trịnh tướng quân cho người đi sửa sang lại ao An Gia, về sau cá đánh bắt được chuyển thẳng đến bên đó.”
Ao An Gia là ao trũng nhỏ cách Xưởng đóng thuyền số 3 bảy dặm về phía bắc. Nó được đặt tên như vậy vì gia đình họ An ban đầu tập trung ở đó.
Mười mấy năm trước, một đám hải tặc đánh úp vào ao An Gia, cả gia tộc nhà họ An gần như bị diệt, những người còn sống sót trong gia tộc họ An không dám ở đó, lần lượt chuyển đi.
Người trong gia tộc An còn không dám sống ở đó chứ đừng nói đến những người khác, vì vậy ao An Gia bị bỏ hoang, thành một ngôi làng ma nổi tiếng ở khu vực lân cận, được. thêu dệt thành những câu chuyện kỳ quái với nhiều phiên bản khác nhau.
Thật ra ao An Gia một cảng tự nhiên nhỏ, ba mặt cao một thấp, rất thích hợp cho ngư dân sinh sống, Kim Phi và Trịnh Trì Viễn đều đã nhìn trúng chỗ này, nhưng cuối cùng đều từ bỏ.
Bởi vì bờ biển ngoài ao An Gia quá nông, đừng nói thuyền lớn như Trấn Viễn số 2, ngay cả thuyền chiến cỡ nhỏ của thủy quân cũng không vào được.
Tuy nhiên, đội đánh bắt đều dùng thuyền đánh cá nhỏ, ra vào rất thuận tiện.
Hơn nữa ao An Gia cách trấn Ngư Khê khoảng bảy dặm, còn ở phía bắc, mùa hè có gió nam mạnh nên mùi hôi sẽ không bay tới.
Mặc dù mọi người đều có thể chịu đựng được mùi này nhưng nếu có thể thì không ai muốn ngửi cả.
Khánh Mộ Lam cũng từng đi theo Kim Phi đi khảo sát ao An Gia, nghe vậy gật đầu, nhưng sau đó lại nhíu mày.
“Ao An Gia cũng khá ổn, nhưng bờ biển lại quá nông,sau này nếu bắt được cá voi thì phải làm sao? Làm sao vận chuyển cá muối ra ngoài cũng là một vấn đề.”
Mấy trăm mét mặt biển bên ngoài ao An Gia rất nông, nói cách khác về sau nếu lại đánh bắt được cá voi, hoặc là Trấn Viễn số 2 số 3 tới đến vận chuyển hàng hóa thì chỉ có thể dừng ở mặt biển cách đó vài trăm mét.
Như vậy rất bất
“Không phải ngày nào cũng đánh bắt được. Còn việc ướp cá, tạm thời dùng thuyền đánh cá để chuyển đi, có đủ nhân lực rồi thì ta lại cho người dựng cầu tàu và nhà giàn trên mặt nước, đến lúc đó xử lý cá voi và dỡ hàng ngay trên đó là được.” Kim Phi nói.
“Tiên sinh có kế hoạch là được" Khánh Mộ Lam gật đầu, xin chỉ thị nói: “Vậy ra cho người đi tuyển thêm nhân công nhé?”