Mục lục
Rể Ngoan Xuống Núi Tu Thành Chính Quả (Rể Ngoan Giá Đáo)
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Lý Dục Thần cũng đi ra theo.

Chỉ thấy con chó đó cắn cánh tay của một người già, soạt một tiếng, mảng tay áo rách toạc, người già trừng mắt lùi lại mấy bước, ngã xuống đất.

Con chó vẫn sủa về phía ông già, thế như muốn vồ đến, nhưng vì dây thừng buộc trên xe, kéo theo cả xe đẩy bị nó lôi theo. Con chó dường như phát hiện được, lập tức dừng lại, quay đầu nhìn xe đẩy, dường như đang lo lắng chủ nhân sẽ rớt xuống.

'Tấm thảm đắp lên người bệnh nhân trên xe đẩy không biết bị lật lên từ lúc nào, rơi xuông đất.

Không còn tấm thảm, có thể nhfn rõ bệnh nhân trên xe đẩy là trẻ con, cơ thể vô cùng gày yếu, cánh tay và chân lộ ra từ trong quần áo nhỏ bé chỉ còn da bọc xương.

Con chó cúi đầu ngửi tấm thảm, quay đầu lại hằm hăm nhìn sang ông già ngã dưới đất.

Lý Dục Thần nhìn tấm thảm một cái, đại khái đoán được đã xảy ra chuyện gì.

Tuy tấm thảm đó bẩn lem nhem, nhưng vẫn có thể nhìn ra hình ảnh được thêu rất tinh tế, rất giống phong cách Thangka.

'Thangka: là một bức tranh Phật giáo Tây Tạng trên vải bông, lụa, thường mô tả một vị thần Phật giáo, cảnh hoặc mạn đà la.

Lý Dục Thần không phải chuyên gia về mặt này, nhưng trong thần thức có thể phân biệt được, tấm thảm này đã có nhiều năm, chất liệu rất đặc biệt, đặc biệt là những hình vẽ đó, là dùng nguyên liệu khoáng vật tự nhiên.

Đáng quý hơn là tấm thảm này từng khai sáng. Cách thức sử dụng có lẽ là một vài bí pháp bí truyền, chỉ là thời gian dài, thần hiệu khai sáng sớm đã mất đi, chỉ còn khí tức sót lại.

Ông lão đó chắc chắn đã động vào tấm thảm mới khiến con chó nổi ý thù địch.

“Dochi, sao thế?”

Cô gái đi đến, đầu tiên nhặt tấm thảm dưới đất lên, đắp lên người cậu bé trên xe.

Ngồi xuống bên cạnh con chó, nhẹ nhàng vuốt ve đầu con chó.

Cô ta vỗ về, cảm xúc của con chó dần bình tĩnh lại. Người bên cạnh đều thì thầm bàn tán.

Ông lão ngồi dưới đất, giơ cánh tay bị rách tay áo, nói: “Con chó của cô cắn người! Cô phải đền tiền đi!”

Cô gái vội nói: “Xin lỗi!”

Rồi đi đến đỡ ông ta.

Ông ta nhìn thấy quần áo bẩn thỉu trên người cô ta, ra vẻ vài phần chê bai, giật tay cô ta ra,nói: “Cô đừng động vào tôi! Tôi phải đi tiêm phòng dại chó! Cô đền tiền!”

“Muốn bao nhiêu tiền?”, cô gái sợ hãi hỏi.

“Hai, hai ngàn!”, ông ta hình như không chắc chắn tiêm phòng bao nhiêu tiền, nói khá do dự.

Cô gái hơi khó xử nói: “Tôi không có nhiều tiền như vậy, con chó nhà tôi không có bệnh, thật đấy, các ông tin tôi đi”

“Con chó có bệnh hay không, không phải cô nói là được”, người bên cạnh nói thay ông lão” “Bị chó cắn thì phải tiêm phòng. Nhìn con chó của cô, bẩn như vậy, ở đây là thủ đô, không phải thôn quê, không được dắt cho. ra ngoài bừa bãi”.

Cô gái khom người, hai tay đặt lên đầu gối, không ngừng cúi người xin lỗi ông lão và đám người: “Xin lỗi, xin lỗi, tôi cũng đến khám bệnh, tôi đi từ Tây Tạng dến, đã đi ba năm mới đến được thủ đô, đều dựa vào Dochi kéo xe. Dochi rất ngoan, rất nghe lời, nó thực sự không có bệnh gì”.

Nghe cô ta nói như vậy, mọi người cùng đồng cảm. “Cùng thật đáng thương!”

“Đúng thế, trên xe là con của cô ta phải không, đúng là thương thay tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ!”

Cũng có người nói: “Có đáng thương đi nữa cũng không thể thả chó cắn người, cắn người rồi thì phải bồi thường”.

“Đúng thế, kẻ đáng thương ắt phải có chỗ đáng hận! Nơi này là thủ đô, văn minh, nuôi chó thì phải được. phép!”

Mọi người mỗi người một câu. Cô gái vẫn đang khom lưng xin lỗi.

Con chó ngồi bên xe đẩy, dường như cảm nhận được ý thù địch, cảnh giác nhìn xung quanh.

Vì càng lúc càng nhiều người vây xem, bảo vệ từ nãy vẫn xem kịch cuối cùng lên tiếng: “Đừng xem nữa, đừng xem nữa, chặn hết cửa của Bách Thảo Đường rồi!”

Lại chỉ cô gái nói: “Con chó của cô cắn người, mau chóng đền tiền đi, cô xem bao nhiêu người vây quanh, thật khó coil”

Cô gái khom người, vẫn luôn miệng nói xin lỗi. Nghe thấy lời của bảo vệ, cô như hạ quyết tâm, bắt đầu móc túi.

Cô ta rút ra một bọc vải từ trong túi, mở ra từng lớp, bên trong có một đống tiền lẻ nhăn nhúm.

“Tất cả tôi chỉ có bấy nhiêu tiền, đưa hết cho ông đấy”, cô ta nói.

Ông lão nhìn một cái, tức giận nói: “Đây chỉ có mấy đồng? Không đủ đền tiên tay áo của tôi!”

Bảo vệ cũng nói: “Cô không có tiền thì khám bệnh thế nào, lại còn đăng ký số của Bạch đại phu, đăng ký khám Bạch đại phu cần ba trăm đồng, tiền này của cô cũng không đủ đăng ký”.

Một cô gái bên cạnh nói: “Ôi thật đáng thương”.

Nói xong liền đi ra từ đám đông, đến trước mặt cô gái, lấy ra một trăm đồng: “Dì à, tôi là sinh viên đại học. thủ đô, tôi cũng không có nhiều tiền, đây là chút tấm lòng của tôi, cô cầm lấy đi”.

Có cô gái làm gương, không ít người cũng đứng ra, lấy ra một trăm hai trăm.

Cũng có người nói: “Đã năm nào ròi còn ai mang tiền mặt, tôi chỉ có điện thoại, này, bảo vệ, anh vào trong đổi ít tiền mặt ra đây”.

Cô gái tháy rất nhiều tiền được đưa qua liền sững sờ, một lát sau, mới khom lưng thật sâu với cô gái và những người cho tiền, nói bằng tiếng phổ thông không lưu loát lắm:

“Cảm ơn cô gái! Cảm ơn mọi người! Nhưng tôi không thể nhận số tiền này! Tuy tôi nghèo, nhưng tôi không phải ăn xin. Tiền của các vị, là các vị hoặc bố mẹ các vị vất vả kiếm được, tôi không thể nhận”.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK