"Tướng thanh thích hợp ở thời nhà Minh và Thanh, sớm hơn nữa thì là thời Đại Tống, nhưng cái đó xa quá, chúng ta không nói tới.
Chỉ nói đến khoảng cuối thời nhà Thanh, tướng thanh bắt đầu hưng thịnh, có Trương Tam Lộc và Cùng Bất Phạ. Cùng Bất Phạ được tôn là ông tổ của tướng thanh, lúc ấy được xưng là Thiên Kì Bát Địa Quái.
Những lịch sử này các vị hiểu hơn tôi, tôi không múa rìu qua mắt thợ nữa. Nhưng các vị có bao giờ nghĩ đến, tại sao hết lần này đến lần khác, ở vùng Thiên Kiều này, khúc nghệ dân gian lại phát triển như vậy không?"
". . ."
Không quan tâm là trước kia hay là hiện tại, nhưng mà cứ nhắc đến tướng thanh là đa số đều không đọc qua sách vở gì cả, trừ một vài ngoại lệ.
Kiến thức mà bọn họ tiếp nhận được chính là được truyền thừa từ những người đi trước. Ai cũng đều biết Thiên Kiều nổi tiếng, nhưng vì sao lại nổi tiếng, ai cũng không thể nói ra một cách rõ ràng được.
"Sau khi nhà Thanh định đô ở Bắc Kinh, bèn thu xếp cho người Bát Kỳ vào nội thành, đuổi những người Hán và thương nhân gốc Bắc Kinh ra ngoại thành. Vậy thì những thương nhân này đã đi đâu rồi?
Trong sách có nói: "Sử dụng đền thờ Thiên Đàn và đền thờ Tiên Nông, không cần phải trả tiền thuê đất, thiết lập thêm nhiều gian hàng nổi, bán tạp hóa, dần dần thành những khu chợ trời."
Những khu đền thờ Thiên Đàn và đền thờ Tiên Nông, đây chính là thời kỳ ban đầu của Thiên Kiều.
Mà theo sự gia tăng dân số, người dân và thương nhân ở ngoại thành càng ngày càng nhiều, những khu chợ nhỏ dần biến thành những khu đô thị, thẳng đến cuối thời nhà Thanh - Dân quốc, trở thành thời kì hoàng kim trong lịch sử.
Nhất là thời Dân quốc, chính phủ cải tạo thành phố, xây dựng bệnh viện, khu thương mại, nhà hàng,. . . Con đường được mở rộng và quy hoạch lại, liên kết các khu chợ và chùa chiền lân cận lại với nhau, lúc đó ở đây có khoảng 10 ngôi chùa.
Có chợ, có chùa chiền, người rảnh rỗi nhiều, những nhóm biểu diễn ngoài đường phố, xiếc tạp kỹ, những nhóm nhạc hí khúc đương nhiên cũng xuất hiện. Có thể nói là đủ ngành đủ nghề, đủ mọi ca hát tạp kỹ, trăm loại thức ăn."
Diêu Viễn lấy ra trước một đoạn lịch sử dân tộc, sau đó mới nói: "Cho nên các vị nghĩ mà xem, từ cuối thời nhà Thanh đến thời Dân quốc, cho đến thời kì độc lập, người yêu thích tướng thanh đều là người dân bình thường và người nhàn rỗi như này.
Người diễn khúc nghệ muốn kiếm tiền thì phải nói những điều mà quần chúng yêu thích.
Vậy thì quần chúng lúc đó muốn nghe cái gì?"
Ồ?
Trước những lời này của Diêu Viễn, mọi người như rơi vào sương mù, mà khi hắn hỏi câu này, lão Quách đã suy nghĩ ra một chút gì đó, nói: " "Bán vải vụn", "Phim đèn chiếu" à?"
"Ài, đây là nghề nghiệp của dân thường, tự người dân đã có nhiều kinh nghiệm." Diêu Viễn nói.
" "Mở xưởng cháo", "Khoe nơi ở"?" Vu Khiêm cũng lên tiếng.
"Ài, bề ngoài thì là khắc họa một chiếc xe lửa chạy rất xịn, nhưng trên thực tế thì sao? Nó phù hợp với khao khát của tầng lớp quần chúng thấp bé, tưởng tượng bản thân giàu có như thế nào, người khác giàu có ra sao, đây gọi là ếch ngồi đáy giếng." Diêu Viễn nói.
Ơ!
Những người đang ngồi đều cảm thấy có chút hứng thú. Phân tích từ góc độ này đúng là khá thú vị đấy!
Tướng thanh được phân loại thế nào, trước tiên phân tích từ loại hình biểu diễn: hát đơn, hát đôi, hát nhóm.
Hoặc là phân loại từ các công việc, một số chú ý khẩu hình miệng, một số hát nhiều hơn, một số bắt chước nhiều hơn.
Cũng có thể từ nguồn gốc để phân loại, có kể lại Bình thư, có truyện cười, cũng có kể lại các câu chuyện nhân gian.
Nhưng từ góc độ trong lòng dân chúng, có rất ít người làm các loại phân tích này.
"Những người yêu thích tướng thanh thường ở phố phường. Tư liệu sống của những người sáng tạo chủ yếu là đến từ phố phường, kinh nghiệm của bản thân, nghe qua các chuyện ở nhà, những lời đồn đại được viết trong sách, những câu chuyện cười lưu truyền trên phố và thậm chí là những tin mới được bịa đặt ở trên báo. Trải qua sự bồi đắp nghệ thuật, cuối cùng biến thành tướng thanh.
Những tiết mục ngắn được viết ra như thế không có cảm giác xa cách, rất quen thuộc với người dân. Mà quen thuộc thì sẽ thích nghe, bởi vì nó phù hợp với thẩm mĩ chung của quần chúng. Lúc đó chắc không ai không nhắc đến những câu chuyện tục tĩu như thế này phải không?"
"Ha ha ha!"
Nói đến cái này ai cũng đều thích thú.
Khúc nghệ truyền thống dân tộc là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất liên quan đến nội dung khiêu dâm, bởi vì người dân thích nghe. Ví dụ như bộ "Thám thanh thủy hà" tiếng tăm lừng lẫy, đó chính là một khúc hát gợi dục:
"Canh tư trống rộn ràng, hai người bước lên giường, lên được chiếc giường rộng, nới lỏng áo của ta, hai ta, miệng áp miệng, má kề má, đầu lưỡi của Lục ca ca, chạm vào răng của ta. . ."
Bây giờ người ta đã bỏ đi đoạn này rồi.
Mà chuyện mắc cười nhất là, động một chút là ca tụng đoạn ái tình thê mỹ này của "Thám thanh thủy hà".
"Tựa như hoa tươi không người hái, Tỳ Bà đứt dây không người gảy, như Lữ Bố nhớ tới Điêu Thuyền, lại như Diêm Bà Tích ngồi trên lầu nhớ Trương Tam. . ."
Nhà mấy người sử dụng những đôi gian phu dâm phụ này để ca ngợi tình yêu à?
Đây chính là những câu chuyện khiêu dâm nhỏ mang đến tiếng cười cho người dân, đừng có sửa lại, đó là điều vô nghĩa.
Bao gồm cả những cái gọi là tướng thanh truyền thống mà chúng ta nghe được hôm nay, cũng không biết đã qua tay chỉnh sửa của bao nhiêu người, có thể đến tai người nghe cũng đã rất gọn gàng sạch sẽ rồi.
Diêu Viễn tiếp tục nói: "Tiếp sau nữa đến thời kì nhân đạo lên ngôi. Tướng thanh xưa cũ không thể nói nữa rồi, cần phải nói tướng thanh mới. Tướng thanh mới có nội dung gì? "Anh hùng Tiểu Bát lộ", "Vấn đề guồng nước", "Ngợi khen anh hùng leo núi", đây gọi là hình thức nói tướng thanh ngợi khen.
Đến lúc cải cách mở cửa, thị hiếu mở rộng, trào lưu tư tưởng diễn ra mạnh mẽ, "Ảo tưởng trong hang hổ", "Kẻ trộm công ty", "Bày mưu tính kế", đây là hình thức nói tướng thanh kiểu phê phán.
Nhưng mọi người xem, không quan tâm làm đi làm lại thế nào, những tác phẩm thành công này đều có một điểm chung.
Phát triển theo xu thế của thời đại!
Vèo!
Lão Quách giật mình một cái, dường như bị bàn tay vàng của Diêu Viễn chọc trúng vào sau gáy.
Vẫn là câu nói đó, Quách Đức Cương liều mạng muốn chen chân vào đoàn tướng thanh chủ lưu nhưng người ta không cần anh ta, cho nên không thể không ở trong một rạp hát nhỏ. Đợi sau khi thành danh rồi mới nói ngược trở lại: "Lúc đầu tôi kêu gọi tướng thanh nên trở về với nhà hát. . ."
Anh ta lúc này đang ở trong thời kì mờ mịt, hoặc là nói, vẫn chưa bước vào trạng thái sáng tác của bản thân.
Đức Vân Xã đến khi nào mới đổi vận?
Là vào năm 2004, lúc đó có một tài xế taxi gọi điện thoại cho đài phát thanh, nói tướng thanh mà mấy người phát cũ quá rồi, lặp đi lặp lại cũng có bấy nhiêu đoạn đó, tôi biết một chỗ phát những cái mới.
Thế là người chủ trì liền đi, ghi âm lại mấy đoạn tướng thanh mới, phát lên quảng cáo.
Sau đó ở một số nơi truyền thông trong thành phố, người làm công tác văn hóa bắt đầu tiến cử, tiến một bước gia tăng sức ảnh hưởng. Đến mùa xuân năm 2006, kênh Phượng Hoàng Vệ đã cho Đức Vân Xã làm một chương trình đặc biệt.
Vô cùng bùng nổ.
Mà mấy năm nay là lúc năng lực sáng tác của lão Quách bước vào thời kì đỉnh phong nhất.
Đề cập đến Đức Vân Xã, mọi người liền thảo luận sôi nổi, ồn ào bát nháo, rất ít người chú ý đến vấn đề cốt lõi chính là tác phẩm!
Lão Quách nổi tiếng nhờ tác phẩm đấy!
"Mộng Tây chinh", "Đời này của tôi", "Tôi là Hắc Sáp Hội", vân vân và mây mây. Khi đã nghe chán tướng thanh truyền thống rồi, người xem đã xem đủ tướng thanh trên ti vi, ban đầu nghe thì chỉ có một chữ:
Đúng là quá thú vị rồi!
Đáng tiếc sau này không còn mấy người quan tâm đến nó nữa, tác phẩm hay cũng ngày càng ít.
Diêu Viễn hôm nay đi góp vui, thực ra là muốn nói với lão Quách những lời này. Hắn nói: "Ti vi có nhiều hạn chế, nhưng mà rạp hát của mọi người thì không. Còn cứ bám mãi những đoạn cũ kĩ này không buông thì chẳng phải là giả mù trước hoàn cảnh mới sao?
Không cần biết anh là bình rượu mới giả cũ hay là bình rượu cũ giả mới, phát triển thuận theo thời đại, xem thêm nhiều tin tức mới, chú ý đến nhiều hiện tượng xã hội đương thời, thậm chí là bắt đầu từ bản thân, từ người bên cạnh của mình, đừng sợ mình quá đặc biệt, mọi người đều là dân thường, xu hướng thẩm mỹ cũng tương tự nhau thôi. . .
Cho nên mọi người muốn nghe đoạn mới, anh có không?"
"Tôi. . . "
Lão Quách đã hiểu được ý của đối phương, nhưng vẫn không dám cam đoan.
Diêu Viễn nói cả đống thứ, chính là vì một câu cuối cùng: "Anh phải có đoạn tấu mới khiến mọi người thích thú thì tôi mới giúp anh mở rộng quy mô được. Vé vào cửa căn bản là thứ vụn vặt không đáng nhắc tới."
"Đây là danh thiếp mới của tôi, có gì hãy liên lạc."
Hắn quẳng xuống tấm danh thiếp, đứng dậy nói: "Tôi đi đường xa, còn có việc, xin đi trước."
Nói xong liền đi.
Hai vợ chồng lão Quách tiễn hắn ra cửa rồi trở lại bàn ăn ngồi im lặng.
Mọi người đã trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau, vừa bắt đầu thì tưởng rằng người này giúp bán vé, hôm nay đến để cảm ơn; sau đó lảm nhảm về lịch sử tướng thanh, chỉ thấy người này là một bậc thầy bốc phét.
Nhưng khi nghe một hồi lại thấy thật trâu bò. Cuối cùng bọn họ cũng hiểu rồi, người này đến đây để chỉ điểm cho bọn họ.
Vu Khiêm cầm tấm danh thiếp lên, nói: "Ơ, lần trước gặp vẫn còn là sinh viên, lần này liền biến thành ông chủ rồi à?"
"Cậu ta như vậy là có ý gì?"
"Còn chưa rõ nữa à? Chính là muốn Đức Cương sáng tác đoạn tướng thanh mới đấy, sau đó cậu ta sẽ đi tuyên truyền."
Vu Khiên nhấp điếu thuốc: "Đây gọi là đầu tư."