Chẳng qua năm đó chị chỉ ký hợp đồng hai năm với công ty xuất khẩu lao động, nên dựa theo quy định trên hợp đồng, Cao Diễm Bình làm việc ở Hàn Quốc hết hai năm là có thể về nước.
Lúc ấy2chị nghĩ mình chỉ cần ra nước ngoài làm hai năm, ít ra cũng có thể để dành được ba bốn mươi vạn mang về, đến lúc đó mọi vấn đề khó khăn đều sẽ được giải quyết. Vì thế, chị mới huy động nguồn lực của cả nhà gom đủ sáu vạn phí thủ tục để nộp cho công ty xuất khẩu lao động, một thân một mình đi Hàn Quốc.
Nhưng từ đó về sau, Cao Diễm Bình mất hẳn liên lạc với gia đình. Thời gian đầu, chồng của Cao Diễm Bình có gửi thư5cho vợ thông qua công ty xuất khẩu lao động, nhưng lần nào cũng không nhận được hồi âm của Cao Diễm Bình.
Mới đầu, công ty còn giải thích là vì những thư từ này đều nhờ người mang sang Hàn Quốc rồi, nhưng thời gian gấp gáp, Cao Diễm Bình không rảnh viết hồi âm. Tuy rằng lý do này hơi miễn cưỡng, nhưng đến cùng người nhà của Cao Diễm Bình không hiểu biết tình hình bên Hàn Quốc cho lắm, bọn họ nói cái gì thì nghe cái đó.
Tuy nhiên đến tháng thứ bảy6sau khi Cao Diễm Bình rời nhà đi Hàn Quốc làm công nhân, công ty xuất khẩu lao động đột nhiên điện thoại tới nói, lúc Cao Diễm Bình ở Hàn Quốc vì thao tác không đúng nên bị máy móc trong nhà máy giật điện chết rồi.
Chuyện này chính là tin dữ động trời đối với cả nhà bà cụ Hoàng. Dù thế nào, bà cũng không dám tin một người đang sống sờ sờ cứ thế mà mất đi. Nhưng bởi vì đây là tranh chấp lao động xuyên quốc gia, nếu gia đình họ5muốn đi Hàn Quốc thưa kiện nhà máy của đối phương, chắc chắn sẽ đòi hỏi một khoản phí rất lớn.
Đối với người nhà Cao Diễm Bình, nếu nhà họ có thể bỏ một khoản tiền như vậy thì căn bản không cần Cao Diễm Bình đi Hàn Quốc làm công nhân làm gì!
Chuyện phát triển đến cuối cùng, ngay cả thi thể của Cao Diễm Bình họ cũng không nhận về được, chỉ có thể để bị hoả táng ở Hàn Quốc.
Lúc trước, khi Cao Diễm Bình ký hợp đồng lao động, trong đó có một3mục chỉ ra rõ ràng, nếu bên A có bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào ở Hàn Quốc, tất cả mọi trách nhiệm phải do bên A tự gánh chịu. Bởi vậy công ty xuất khẩu lao động từ chối trả chi phí cho người nhà đến Hàn Quốc nhận lại tro cốt, chỉ có thể để nhà họ tự gánh vác.
Mà bên Hàn Quốc lại yêu cầu là người thân trực hệ mới có thể nhận tro cốt của Cao Diễm Bình, nên cuối cùng chồng của Cao Diễm Bình nghĩ rằng: Dù sao người cũng không còn sống! May thay, không cần tro cốt, như vậy còn có thể tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ.
Tuy bà cụ Hoàng thầm muốn đi nhận tro cốt của con gái mình về, đáng tiếc là bản thân bà lại không có khoản tiền đó, cũng không có khả năng một thân một mình đi Hàn Quốc. Hơn nữa chồng của bà chết sớm, trừ Cao Diễm Bình còn có một người con trai nhỏ, lúc ấy đang học cấp hai, căn bản không thể bỏ nhà đó mà đi được.
Lại nói, đừng nói là đi Hàn Quốc, cho dù bảo bà đi ra khỏi tỉnh bà cũng không biết nên đi như thế nào! Cuối cùng chuyện này cũng chỉ có thể cứ thế, chẳng giải quyết được gì…
Mười lăm năm trôi nhanh, bà cụ Hoàng đi theo con trai đến chỗ chúng tôi định cư. Mà con trai của Cao Diễm Bình cũng đã lên cấp ba, hộ khẩu của chị cũng bị gạch bỏ vì chồng muốn tái hôn. Người duy nhất nhớ chị mãi không quên chỉ còn một mình bà cụ Hoàng, bởi vì từ đầu đến cuối bà vẫn cảm thấy năm đó con gái mình chết không rõ ràng.
Nhưng theo từng năm bà cụ Hoàng già đi, bà cũng hiểu đây chỉ là một chấp niệm trong lòng mình thôi, cũng không quá cưỡng cầu. Nhưng ai biết đâu nửa tháng trước đây, bà đột nhiên mơ thấy Cao Diễm Bình khóc lóc nói với mình rằng, chị muốn về nhà, rằng chị ở một nơi vừa ướt vừa lạnh…
Bà cụ Hoàng bừng tỉnh từ trong mộng, phát hiện trước mắt đã giàn giụa. Ban đầu bà cho rằng đây chỉ là vì mình quá mức thương nhớ con gái mà nên, nhưng sau đó bà lại liên tục nằm mơ thấy cùng một giấc mơ, Cao Diễm Bình cũng chỉ nói cùng một câu: “Mẹ… Con muốn về nhà, giờ con ở một nơi vừa ướt vừa lạnh…”
Người già vốn dĩ rất tin quỷ thần, hơn nữa nếu chỉ một lần hai lần có thể nói là trùng hợp, nhưng mấy ngày liền đều mơ thấy cùng một giấc mơ, bà cụ Hoàng cảm thấy chuyện này không đơn giản.
Vì thế bà nhờ người hỏi thăm, xem có cao nhân “thông linh” nào giải mộng cho mình một chút được không, xem thử rốt cuộc là con gái có ý gì? Nhưng mà tìm tới tìm lui, những người có thể “thông linh” đó đều nói không khác gì nhau mấy, ý đều là Cao Diễm Bình muốn về nhà, hơn nữa thi thể của chị ấy cũng không biết vì nguyên nhân gì mà chưa bị hoả táng.
Bà cụ Hoàng nghe thấy hài cốt của con mình vẫn còn thì muốn đưa chị từ Hàn Quốc về, vì thế bà còn từng đi tìm con rể của mình, nhưng câu trả lời lại là anh ta cũng hết cách.
Thái độ của anh ta rất rõ ràng: “Trước tiên không nói chi phí đi Hàn Quốc lấy hài cốt về tốn kém bao nhiêu, vấn đề chủ yếu là ai mà biết hài cốt ở đâu chứ? Bây giờ ai cũng không nói rõ được vấn đề này hết! Hơn nữa công ty xuất khẩu lao động trước đây cũng đã đóng cửa từ lâu rồi, một câu tiếng Hàn chúng ta cũng không biết nói mà muốn đi tìm xác? Đây là chuyện quá không thực tế?!”
Con trai của Cao Diễm Bình tuy đồng ý lấy hài cốt của mẹ về, nhưng cậu ấy không có tiền! Ông già của cậu không chi tiền, một học sinh như cậu nào có nhiều tiền như vậy chứ? Tuy rằng cậu không có chút ấn tượng nào với mẹ, nhưng cậu vẫn hy vọng có thể đưa người gọi là “Mẹ” kia từ dị quốc tha hương trở về.
Còn con trai của bà cụ Hoàng, em trai của Cao Diễm Bình, cũng đã là cha của hai đứa trẻ, áp lực sinh hoạt của một gia đình đã rất lớn, anh ta cũng thật sự không lấy đâu ra tiền dư để hoàn thành tâm nguyện này của mẹ già.
Cuối cùng một người thân thích của bà cụ Hoàng nói, chỗ mình ở có một vị Lê đại sư rất giỏi, chuyên giúp tìm kiếm hài cốt của người thân, chỉ là thu phí khá cao, không phải gia đình bình thường có thể gánh nổi.
Vì thế lúc này mới có cảnh bà cụ Hoàng ngượng nghịu bồi hồi trước cửa nhà chú Lê mà mới rồi tôi nhìn thấy, túi vải bố trong tay bà có bảy ngàn tệ, trong đó năm ngàn là do bà tích cóp lại, còn hai ngàn kia là cháu ngoại bà dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để dành mấy năm nay ra, vậy mới gom được một chút tiền như thế.
Ba chúng tôi nhìn chút tiền trong túi vải bố của bà cụ Hoàng, lòng rất hụt hẫng, nếu việc này đúng như lời bà cụ là xảy ra ở Hàn Quốc, vậy chỉ với chút tiền này thì đừng nói là ba người, dù chỉ một người đi cũng không đủ để trả chi phí đâu!
Trước đây chúng tôi cũng từng làm vài chuyện không lấy tiền, nhưng mấu chốt là ít nhất cũng không thể tự bỏ tiền ra! Nhưng bà cụ Hoàng này lại thực sự quá đáng thương, con gái vừa đi là đi liền mười lăm năm, sống không thấy người, chết không thấy xác…
Bà cụ Hoàng thấy chúng tôi không nói gì, đoán là cũng biết vài đồng tiền này thật sự quá ít. Cuối cùng đành phải lẩm bẩm: “Tôi cũng biết chút tiền ấy thật sự quá ít… Nhưng tôi thật sự không còn nhiều tiền hơn…”