Khi Kiều Vi mang bọn nhỏ trở lại sân vườn thì đã là giữa trưa, gió lạnh căm căm thổi, nhưng ba người sau khi lao động dưới ánh mặt trời đều toát ra một lớp mồ hôi mỏng.
Cả ba đều đã thấm mệt, ngồi xuống ghế nhỏ thở dốc, Kiều Vi để sọt trên lưng xuống dưới đất, lấy nước cho hai đứa nhỏ rửa tay, rửa xong cô xoa đầu bọn trẻ: “Đói chưa? Để nương đi nấu cơm.”
Kiều Cảnh Vân nói: “Để con giúp nương vo gạo.”
Kiều Vi không dám nói cho đám trẻ biết trong lu hết gạo, cô nở nụ cười nói: “Không cần vo gạo, nương làm bánh củ cải cho các con ăn! Nếu thật sự muốn giúp nương thì mang củ cải này đi rửa sạch, để nương làm bánh, thành bánh củ cải.”
Kiều Cảnh Vân vui vẻ nhận lấy bốn cây củ cải trắng Kiều Vi giao cho, ngồi xổm bên cạnh chậu nước, cẩn thận tẩy rửa. Kiều Vọng Thư thấy ca ca rửa củ, cũng xắn tay áo lên rửa cùng.
Một đứa nhỏ bốn tuổi, như thế nào lại hiểu chuyện như vậy? Kiều Vi phảng phất thấy được hình ảnh của bản thân những năm tháng ở cô nhi viện, nhưng nàng chịu khổ là bởi vì nàng không cha không mẹ, trong khi Kiều Cảnh Vân và Kiều Vọng Thư vẫn còn có nương là nàng, dựa vào cái gì phải chịu tội như vậy?
Kiều Vi lau hốc mắt đỏ hoe, quay người tiến vào trù phòng (phòng bếp). Khi còn ở cô nhi viện, trên cơ bản là có thể ăn no, nhưng muốn ăn ngon thì phải nhờ vào vận may cùng năng lực, nàng không thể cạnh tranh được với những đứa trẻ lớn hơn mình, nhưng vẫn có đạo (cách) sinh tồn của riêng mình. Nàng thường xuyên đi tới phòng bếp giúp đỡ, rửa bát quét nhà, xắt rau rửa rau, việc gì cũng tranh làm hết. Người lớn thấy nàng ngoan ngoãn, mỗi lần đều lặng lẽ nhét mấy miếng thịt cho nàng. Ngay từ nhỏ nàng đã học được cách lấy lòng người khác, nhưng nàng không muốn con của mình lớn lên cũng trở thành loại người như vậy.
Rửa sạch củ cải xong, gọt vỏ, cắt miếng, trộn với hỗn hợp bột mì lên men cán thành từng từng chiếc bánh nhỏ cỡ lòng bàn tay. Buổi sáng còn dư lại một củ cà rốt, Kiều Vi cắt thành hình lưỡi liềm cong cong đính lên trên bánh, bánh củ cải lúc này biến thành hình mặt cười.
Lúc Kiều Vi mang đĩa bánh củ cải chiên giòn dọn ra bàn, hai đứa nhỏ lập tức trầm trồ. Đây thật sự là bánh củ cải ư? Sao không thấy miếng củ cải nào vậy? Trù nghệ (kỹ năng nấu ăn) của Kiều Vi vốn không kém, lại phối hợp với kiểu dáng dễ thương như vậy, hai tiểu bao tử thiếu điều ăn luôn cả lưỡi.
Nhìn bọn nhỏ ăn ngon lành như vậy, Kiều Vi vừa mừng vừa tủi: “Giờ chỉ có thể ăn nhưng thứ này, nhưng các con hãy tin nương, rất nhanh chúng ta sẽ có thịt để ăn.”
Buổi chiều, Kiều Vi quyết định lên núi một chuyến, xem có thu hoạch được gì không. Nàng nghe La đại nương đề cập tới, trong thôn có thợ săn, một năm bốn mùa đều đi săn, có thể thấy được trong rừng thật sự có thể kiếm được đồ. Đương nhiên săn thú là một chuyện cực kỳ nguy hiểm, Kiều Vi không dám mang đám trẻ theo cùng, sau một hồi do dự, nàng mang đám trẻ và bánh củ cải đi tới nhà La đại nương.
La đại nương sẵn lòng giúp Kiều Vi chăm sóc bọn trẻ, thế nhưng bà không tán thành việc Kiều Vi đi săn: “Quá nguy hiểm, một nữ nhân nữ tắc như ngươi, sao có thể học nam nhân lên núi săn bắt được?”
Mùa đông chuỗi đồ ăn khan hiếm, mãnh thú dễ dàng rơi vào trạng thái đói bụng, so với hai mùa Hạ Thu mãnh thú càng thêm nguy hiểm, Lo lắng của La đại nương của không phải là dư thừa, nhưng điều La đại nương không biết đó là, bây giờ Kiều Vi đã không phải cô thôn nữ yếu ớt cái gì cũng không biết lúc trước nữa.
La đại nương không thể khuyên nhủ được Kiều Vi, đành lùi một bước nói: “Ngươi muốn đi săn thú ta không có ý kiến, song ngươi phải chờ Đại Tráng trở về, để ta nhờ hắn mang ngươi đi, hắn tới trấn trên bán thỏ rừng đến đêm nay là về.”
Từ Đại Tráng là thợ săn trong thôn.
Kiều Vi không muốn nợ ân tình của người khác, huống chi bản thân có thể tự mình thu phục, lập tức khéo léo từ chối ý tốt của La đại nương, tự mình tiến vào trong núi. Do Kiều Vi không có đủ công cụ, cho nên ngay từ đầu cũng không đặt mục tiêu quá cao, bắt được gà rừng, thỏ hoang đã cảm thấy (tâm mãn ý túc) hởi lòng hởi dạ.
Kiều Vi căn cứ dấu chân trên mặt tuyết tìm thấy được một chỗ ẩn nấp tương đối bí mật và phì nhiêu (màu mỡ), mở lồng sắt ra, dùng cà rốt và địa long (giun đất) làm mồi nhử. Những thứ này là dùng để dụ thỏ hoang và gà rừng vào bẫy. Kiều Vi tìm một gốc đại thụ thích hợp, bò lên trên chờ đợi.
Đại khái vận khí (vận may) hôm nay của nàng khá tốt, chưa kịp nóng mông, đã thấy được một con thỏ ngốc tiến vào trong lồng sắt. Sau đó bộp một tiếng, cửa lồng sập xuống.
Kiều Vi trèo xuống, bỏ thỏ ngốc vào trong túi vải đã chuẩn bị sẵn.
Một lát sau, lại có thể một con thỏ ngốc nữa trúng bẫy, Kiều Vi tiếp tục gài bẫy, liên tiếp thu hoạch được ba con thỏ hoang, sau đó không còn con thỏ nào bị lừa tiếp nữa, Kiều Vi thấy sắc trời còn sớm, nên chuyển sang chỗ khác săn tiếp. Nàng ở trên nền tuyết thấy được dấu chân của gà rừng, đi được nửa đường, chợt nghe được tiếng thú hống vang như sấm rền. Tâm can nhỏ bé của cô run lên, theo bản năng cảm nhận được một mối nguy hiểm cực lớn. Nàng ném lồng sắt xuống đất, cõng túi vải bò lên trên đại thụ.
Một con hổ vàng trưởng thành vọt tới, đuổi theo cục bông trắng cao chưa tới nửa thước, bánh bao nhỏ màu trắng kia phản ứng cấp tốc lại nhạy bén, bất luận lão hổ có nhào đến thế nào, đều trước sau không túm được nó, ngược lại còn bị nó nhảy dựng lên cào lại cho một cái, cào mặt lão hổ xuất hiện vài đường vết máu.
Lão hổ hoàn toàn bị chọc giận, gầm một tiếng điên cuồng, chấn động đến mức khiến chim chóc trong rừng bay loạn xạ. Nghiễm nhiên, cục bột trắng kia cũng bị dọa sợ một hồi, thân hình đình trệ một giây, trong khoảnh khắc này đã để lão hổ bắt được thời cơ, dùng chân trước tát chụp một cái, đập bay cục bông trắng. Cả người cục bông trắng bị đập mạnh vào thân cây, lại nặng nề ngã xuống tuyết, không thể bò dậy nổi.
Tình hình của lão hổ cũng không khả quan, vừa nó chạy gấp, nên Kiều Vi không thấy rõ, bây giờ nhìn lại mới phát hiện hai chân sau của lão hổ đều bị thương, khó trách bị cục bông trắng vờn quanh. Lão hổ tới trả thù, tâm tình bình phục lại mới chậm rãi tiến về phía cục bông trắng.
Cục bông trắng sắp tiêu đời rồi, Kiều Vi nghĩ.
Nào biết giây tiếp theo, cục bông trắng “đã chết” lại tung người nhảy dựng, khập khiễng bò lên trên cây.
Kiều Vi kêu to không ổn: Huynh đệ, nhiều cây như vậy, sao lại bò lên cây này của ta rồi?
Chỉ bò lên cây còn chưa đủ, cục bông trắng còn nhào hẳn vào trong lòng Kiều Vi, sử dụng móng vuốt nhỏ túm chặt lấy vạt áo Kiều Vi, gỡ thế nào cũng không ra được.
Lão hổ phát hiện trên cây có “đồng bọn”, rống giận đánh về phía đại thụ.
Aaaaa, đại ca đừng đánh nữa, đánh nữa là ngã đấy.
Lão hổ đụng một hồi không thấy phản ứng gì, bắt đầu leo cây.
Kiều Vi muốn điên luôn, không phải nói hổ không trèo được cây sao? Sao vị huynh nhân này lại leo đến đây rồi?
Chân sau lão hổ bị thương, bò đến cực kỳ gian nan, nhưng cuối cùng vẫn bò lên được, một mét, hai mét……….
— Lời nói ngoài —
Kiều Vi: Aaaaa, lẽ nào tôi sẽ bị ăn thế này sao? Tác đâu ra đây, tôi đảm bảo không đánh chết tác đâu!