Nghe được tiếng sủa hơi bất mãn của Vượng Tài, Đổng Gia Tuấn mới nhớ tới sao lại bỏ quên đại công thần chứ?
Lúc đầu Đổng Gia Tuấn định ngày mai đem thỏ rừng bắt được lên huyện bán, sau đó sẽ cắt chút thịt trở về.
Nhưng nghĩ đến vợ con cực khổ lâu như vậy, kiếm tiền cũng không gấp trong nhất thời.
Chẳng có chuyện gì quan trọng bằng khiến cho người nhà hạnh phúc.
Huống hồ ngày hôm nay sau khi Vượng Tài bắt thỏ rừng cho vợ con bữa ăn ngon, Vượng Tài còn có thể ăn nội tạng cùng xương thỏ rừng.
Bằng không thật không có gì đãi Vượng Tài.
Vì vậy Đổng Gia Tuấn bèn đích thân xuống bếp hầm thỏ rừng.
Lúc đầu muốn bỏ chút khoai tây để cho mọi người ăn thoải mái.
Đến lúc đó mình ăn khoai tây để cho vợ con ăn thịt, Vượng Tài thì gặm xương, chẳng phải tất cả đều vui vẻ?
Ai ngờ trong nhà đã sớm không còn khoai tây nữa.
"Xin lỗi Vượng Tài, sao lại quên mất mày chứ?"
Đổng Gia Tuấn vội vàng ném một nửa đầu thỏ đang ăn cho Vượng Tài. Ngay sau đó Tiểu Hổ Tiểu Phượng cũng bắt chước.
Đều nhanh nhẹn ném khúc xương mình đã ăn xong cho Vượng Tài, người cả nhà chứng kiến Vượng Tài hăm hở gặm xương, trông dáng vẻ rất hài lòng.
Đều không hẹn mà cùng cười vui vẻ...
*
Vầng trăng treo trên đầu ngọn liễu.
Một ánh trăng xuyên qua khe hở rèm cửa sổ chiếu vào, chiếu lên khuôn mặt nhỏ nhắn của Tiểu Hổ Tiểu Phượng đang ngủ say.
Khát vọng,
Có khả năng,
Ôm lấy em,
Vào trong ngực!
Đổng Gia Tuấn bắt đầu ngâm bài thơ này của Tịch Mộ Dung*ở bên tai của Hạ Nhã, ôm hôn Hạ Nhã.
Không ngừng hôn lên gương mặt tươi cười của vợ, mà Hạ Nhã cũng hưởng thụ sự nồng nhiệt của người yêu...
*
Gà trống gáy vang, mặt trời mới mọc.
Đổng Gia Tuấn ngắm khuôn mặt thỏa mãn ngủ say của Hạ Nhã, nhẹ nhàng đứng dậy rón ra rón rén mang giày xuống giường sưởi, sau đó mặc quần áo rời nhà.
Lấy ra chiếc xe đạp khung lúc mình đi học ba mẹ đã nhịn ăn nhịn xài mua cho hắn. Buộc đống rau quả dại ngày hôm qua đào bới trong rừng ở chỗ ngồi đằng sau, một bên thì để cái giỏ không.
Nhẹ nhàng đẩy xe ra ngoài đi tới dưới tán cây du trăm năm tuổi trong thôn, sau đó bèn leo lên cây hái quả du.
Ở vào thời đại lương thực thiếu thốn, quả du thụ là thứ con nít thích nhất.
Nhất là cây du đã trăm năm tuổi này.
Cây du này kết trái vừa to lại ngọt.
Đổng Gia Tuấn tốt nghiệp trung cấp dược, biết dù là quả du hay là rau rừng quả dại này.
Trên thực tế đều là thuốc Đông y.
Trong < Bản thảo cương mục > viết về quả du như sau: Lợi khiếu, thẩm thấp nhiệt, tạo nước bọt, tiêu tan ung sưng, ngoại trừ tà khí...
Dân gian vẫn có thói quen ăn quả du.
Ngày hôm qua Đổng Gia Tuấn cũng đã nghĩ kỹ.
Bán rau quả dại này cho các giáo viên trong đại hội thể dục thể thao, lại cộng thêm tương do nhà mình làm.
Rất nhiều giáo viên là thanh niên trí thức xuống nông thôn rồi lại về huyện thành, ôm ấp tình cảm đặc biệt đối với đồ ăn cùng nước tương vùng núi.
Quả du có thể bán cho những học sinh kia, dù sao nó cũng là ký ức tuổi thơ của cả một thế hệ.
Những thứ có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu trong thôn Dã Trư Dụ, lại là thứ cực kỳ hiếm thấy ở trong huyện thành.
Ngày hôm qua Đổng Gia Tuấn không hái quả du, chủ yếu lo lắng để cả đêm sẽ không còn tươi nữa.
Cho nên ngày hôm nay lúc mặt trời chỉ vừa mới ló dạng, mới nhanh chóng leo lên cây hái một giỏ lớn.
Mang theo một giỏ quả du còn có một giỏ rau quả dại trên núi, Đổng Gia Tuấn đi dọc theo con đường rừng quen thuộc, tiến thẳng về phía huyện thành.
*
Sân vận động huyện chiêng trống vang trời, giăng đèn kết hoa.
Thời điểm Đổng Gia Tuấn đến trùng hợp là vận động viên ra sân, âm nhạc sôi nổi và nhiệt huyết vang lên tận trời cao.
Đổng Gia Tuấn không thể vào sân vận động, vì vậy hắn tìm một khoảng đất trống trước cổng sân vận động, sau đó lấy một tấm vải ny lon cũ mang ra từ trong nhà trải trên mặt đất.
Tháo hai cái giỏ đan ở ghế sau xe đạp khung ngồi xuống bỏ trên đất.
Tùy tiện lấy ra một số quả du cùng rau quả dại vùng núi để lên trên.
Bây giờ thời tiết vẫn không tính là quá nóng, nhưng Đổng Gia Tuấn vẫn lo số quả này bị phơi nắng sẽ xìu xuống.
Nên chỉ lấy ra chút hàng mẫu.
Hắn cũng cố ý mang theo một bình tưới nhỏ từ nhà, để thỉnh thoảng phun rau quả dại và cây du.
Trong suốt như những giọt sương, vẻ ngoài tốt.
Đổng Gia Tuấn lại nhặt giấy các-tông mà người khác vất gần đó, viết lên trên dòng chữ: Bán quả du, rau quả dại vùng núi.
Sau đó đặt dựa vào lề đường.
"Này nhóc, quả du cũng có thể bán lấy tiền sao?"
Bên cạnh cũng có rất nhiều cũng có nhiều sạp bán hàng rong, có bán kem, bán bánh rán, bán bánh mì và nước ngọt có ga...
"Dĩ nhiên, quả du của cháu không giống với quả thông thường, đó là quả do cây du trăm năm tuổi kết trái, trời nóng ăn rất giải khát."
Đổng Gia Tuấn nhìn thấy hộp kem, bà bán kem hỏi mình như vậy nên hắn trả lời.
"Tuổi còn trẻ lại học cách lừa người, giải khát thế nào đi nữa cũng không bằng kem que nước có ga nha?"
Bà cô bán kem hiển nhiên không tin lý do này của Đổng Gia Tuấn, nói một câu rồi không thèm để ý đến Đổng Gia Tuấn nữa.
Nếu như ngay cả quả du cũng có thể bán lấy tiền, đây chẳng phải giống như nhặt được tiền sao?
Còn cây du trăm năm tuổi?
Đi gạt quỷ đi.
"Rau quả dại của cậu cũng đều là tự mình hái?"
Ông chú nước có ga thích thú khi nhìn thấy đống rau dại tươi xanh, bèn lên tiếng hỏi.
"Dĩ nhiên, đây là loại rau dại theo mùa mà cháu đào trên núi, hết mùa thì cũng chỉ có thể đợi đến mùa xuân sang năm mới ăn tiếp được."
Đổng Gia Tuấn nhìn thấy rau quả dại do chính mình phân loại, sắp xếp gọn gàng tràn đầy tự tin nói.
"Chỉ đáng tiếc cho mớ rau quả dại này, nếu có thêm nước tương để chắm thì quá hoàn mỹ rồi."
Bà cô bán cá vàng kim ngư vừa nhìn thấy đám rau quả vùng núi hiếm thấy trong huyện thành, không khỏi ngây người nói.
"Cô nói thật quá chính xác, hôm nay cháu còn cố ý mang theo tương nhà nông, tương do vợ cháu làm rất ngon."
Đổng Gia Tuấn nghe bà cô nói vậy, không khỏi ưỡn ngực lên mang theo tự hào nói.
Tương nhà nông thật là việc cần kỹ năng.
Sau khi Hạ Nhã đến Dã Trư Dụ, cũng học được cách làm đậu tương nhà nông.
Từ kinh trập* bắt đầu ngâm đậu nành, duy trì lên men một hai tháng mới có thể ăn.
* kinh trập (vào ngày 5 hoặc 6 tháng ba)
Vào mùa hè, là mùa của hành lá cùng các loại rau dưa, tương đối với người Đông Bắc là một phần quan trọng không thể thiếu, cũng là linh hồn của loại nước chấm đó.
"Ai u cậu khoan hẵng nói, tui thích nhất loại nước chấm rau đó, để tui xem xem nước tương mà cậu khen tung nóc trông như thế nào nào?"
Bà cô chạy chầm chậm qua đây, hiện tại chính là cao điểm làm nước tương, nhà nào cũng trồng hành lá.
Hành tây. Nước tương chắm, mỹ vị vô song.
"Cô à, cô thấy mùi nước tương này thế nào?"
Đổng Gia Tuấn mở nắp một chậu tráng men đựng tương do Hạ Nhã làm, sau đó tiến đến trước mũi của bà cô để cho cô ngửi.
"Ai u, thật đúng là cái mùi đó, thơm hơn nhiều so với tương bán trong quán ăn, đợi lát nữa chừa chút rau rừng cho tui nhé."
Bà cô ngửi được mùi nước tương quen thuộc kia thì lập tức vui ra mặt, còn bảo Đổng Gia Tuấn chừa cho mình một chút.
Còn chưa mở hàng, đã có đặt trước rồi.
Đổng Gia Tuấn cực kỳ vui vẻ.
Ra ngoài bán mấy thứ này có gì mất mặt chứ? Chỉ có trong túi không có tiền mua không nổi thịt cho vợ con, đó mới gọi mất mặt đâu.
Thời gian buổi sáng rất nhàm chán, dù sao đại hội thể thao vừa mới bắt đầu vẫn còn canh giữ vô cùng nghiêm ngặt.
Cho dù là làm dáng một chút, cũng gần như phải ngồi đàng hoàng ở góc nào đó cổ vũ cho các vận động viên, đúng không!?
Đổng Gia Tuấn là người từng trải, đương nhiên hiểu rõ chuyện trong trường học.
Khoảng 10 giờ hơn lúc mặt trời đã lên cao, các cuộc thi đấu vòng loại đã xong xuôi.
Dĩ nhiên là có học sinh tốp năm tốp ba đi ra ngoài kiếm đồ ăn vặt.
Giáo viên cũng mắt nhắm mắt mở.
Dù sao đây là đại hội học sinh, cũng có thể lý giải không phải sao?
Cho nên Đổng Gia Tuấn cũng không gấp.
Giờ điều hắn cần phải làm là nghỉ ngơi dưỡng sức, cho nên bèn tán dóc với các tiểu thương bán hàng quanh đó.
Không lâu sau đã quen thuốc.
"Những vật này là ai bán?"
Đổng Gia Tuấn đang ngồi xổm trước bể cả của bà cô bán cá vàng để ngắm cá, thì đột nhiên phía sau vang lên âm thanh...
..
* Tịch Mộ Dung Sinh năm 1943, dân tộc Mông Cổ Trung Quốc, là họa sĩ, nhà thơ, viết tản văn, quê ở vùng Traharo Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc. Năm 1963, bà tốt nghiệp khoa Mỹ thuật, Đại học Sư phạm Đài Loan, năm 1966 học sau đại học tại Bỉ, được tặng giải Vàng của Hoàng gia Bỉ. Bà sáng tác nhiều tranh, thơ, tản văn..
Tác phẩm của Tịch Mộ Dung viết nhiều về tình yêu, lẽ sống, nỗi nhớ quê hương, ngôn từ rất đẹp đẽ, thanh cao, trữ tình, chan chứa tình yêu chân thành, đã ảnh hưởng suốt quá trình trưởng thành của cả một thế hệ bạn đọc Trung Quốc. Tháng 12/2017, bài hát Bài ca quê hương, phổ nhạc bài thơ Hương sầu (Nỗi buồn nhớ quê) của Tịch Mộ Dung, nhạc Lã Học Đông, do Khương Lệ Na trình diễn đã giành Giải Vàng lần thứ 10 đơn ca theo nguyên tác hay nhất thuộc thể loại dân ca Trung Quốc.