Lượng rau được cung cấp mỗi ngày cho các cửa hàng rau quốc doanh là có hạn, người thành phố muốn ăn một món rau tươi cũng phải xếp hàng chờ từ sáng sớm.
Chất lượng của những cây ớt được trồng trong không gian Tu Di của cô thì không phải nói nhiều lời. Nhưng, giá rau năm nay đúng là rẻ bèo, cửa hàng rau quốc doanh chỉ bán một cân ớt với giá hai xu rưỡi. Số ớt trong giỏ của cô tính ra cũng có khoảng năm cân mà thôi.
Do đó, dù cô có bán đắt hơn một xíu, nhiều thì năm xu, một xu thì cũng chỉ kiếm được vài hào.
Có điều chân muôi có bé đến mấy cũng là thịt. Xéo theo bối cảnh thời đại này, cô không chê ít.
Ớt bán chạy hơn những gì cô nghĩ. Dạo gần đây dân chúng chỉ muốn no bụng cứ không cầu ăn ngon. Mua một ít ớt về làm đại một hũ tương ớt, phết lên trên bánh bao, thế là giải quyết xong một bữa cơm.
Ớt cô bán có phẩm chất rất tốt, lại còn đẹp mã. Bán hết cả giỏ này, kiếm được hai hào.
Cố Tiểu Tây không đi vội, cô biết trong nhà đã hết lương thực nên dạo trong chợ đen mua năm cân bột ngô, mỗi cân là một hào. Lúc chuẩn bị rời đi, cô lại bắt gặp một chú bán gà. Gà đã được làm thịt xong xuôi, gà trống sáu hào mốt một cân, gà mái thì sáu hào bảy một cân.
Nhớ đến dáng vẻ làm việc mướt mải mồ hôi của Cố Chí Phượng và cái tay bị thương của Cố Đình Hoài, mím môi mua nửa con gà mái già, chuẩn bị mang về hầm súp bồi bổ cho hai người kia. Nửa con gà mái già là hai cân hai lạng, không được dùng phiếu, tiêu mất bốn hào bảy xu.
Cố Tiểu Tây đặt thịt gà vào trong giỏ xách, toan rời đi, nhưng bị ông chú bán gà ngăn lại.
Đối phương trông khá hồi hộp, ngó nghiêng xung quanh một hồi, cuối cùng mới tháo mũ xuống, gãi gãi ót, thì thầm với vẻ mập mờ: “Cô bé này, cháu muốn mua gà con không?”
Nghe vậy, Cố Tiểu Tây sáng mắt lên: “Chú có ạ?”
Thời gian qua nổi lên xu hướng “triệt tiêu cái đuôi của chủ nghĩa tư bản”, không cho phép làm nghề phụ trong nhà. Các xã viên cũng không được thu hái những thứ rau cỏ mình trồng ở trước và sau nhà để đem bán trên thị trấn kiếm đồng ra đồng vào, nếu bị bắt sẽ bị khép tội “đi vào con đường của chủ nghĩa tư bản”.
Thỉnh thoảng, các đại đội sản xuất tổ chức đội dân quân canh giữ mỗi sáng sớm trước những con đường dẫn lên thị trấn. Nếu bị chặn lại và khám ra rau cỏ, xã viên sẽ phải viết bản kiểm điểm, thậm chí còn bị mất trắng chỗ rau kia.
Cố Tiểu Tây ngắm nghía mãi, buổi chiều mới mò đến đây. Hôm nay cô gặp may, đầu đường không có dân quân canh gác.
Nuôi gà cũng là nghề phụ, bị cấm. Trong thôn chỉ có đại đội là có chuồng gà, nuôi mười mấy con. Số trứng gà được thu nhặt hàng ngày đều được tích trữ lại, trở thành hiện vật và phân phát định kỳ cho các xã viên. Tính theo đầu người, mỗi năm một người sẽ được chia ba hay bốn quả.
Tuy nhiên, nếu nói lương thực là một đồng tiền mặt thì trứng gà chính là mặt hàng cực nóng.
Trứng gà là món quà quý trong những dịp lễ tết hay lui tới giao lưu với nhau. Ngoài ra, xã viên có thể trao đổi vật lấy vật. Một quả trứng gà đổi được khoảng nửa cân muối, điều đó chứng tỏ trứng gà quý như thế nào. Tóm lại, những năm này chẳng có ai có thể từ chối trứng gà.
Cô biết thể nuôi gia súc gia cầm trong không gian Tu Di, tiếc là không tìm đâu ra con giống.
Cho dù gà mái của đại đội có ấp đẻ ra gà con thì cũng không chia cho cô được. Cô vốn nghĩ rằng sẽ đợi khoảng hai năm nữa, chờ nhà nước kêu gọi đẩy mạnh chăn nuôi gà và heo thì cô mới tìm mua gà con. Bây giờ thì không, niềm hy vọng tắt ngúm.
Ông chú bán gà gật đầu, khẽ nói: “Trong nhà ấp được mười mấy con gà con, không dám mang ra chợ đen, sợ động tĩnh quá lớn, bây giờ vẫn giấu ở nhà. Cháu muốn không? Muốn thì bắt lấy hai con nhé?”
Cố Tiểu Tây xoa cằm: “Muốn! Chú, gà con nhà chú bán thế nào?”
Ông chú cười khổ, huơ huơ tay: “Gà con thì đáng được mấy đồng, mỗi con một hào rưỡi.”