- Ừ!
- Phu quân ăn bánh đi.
- Ừ!
- Phu quân, có thể lấy chìa khóa về được không?
- Không được, để trong tay Khúc Chung an toàn hơn.
- Phu quân, Tịch Nhục đang nhìn trộm kìa, hay là tối nay chàng tới phòng Tịch Nhục.
Vân Nhị bực mình bế nhi tử đã ngủ say vào màn, kiểm tra trong màn không có muỗi mới quay đầu nhìn Triệu Uyển: - Đã nói những thứ đó là của nàng rồi, có thôi đi không hả, nàng có đúng là công chúa hay không thế, hay là hoàng gia nhặt nàng ở đâu về rồi lừa gả cho ta?
Triệu Uyển cười hì hì chẳng hề để ý những lời khó nghe của Vân Nhị: - Chàng là phu quân của thiếp, thiếp cần gì phải giả vờ thanh cao trước mặt chàng, với lại ai bảo chàng làm công chúa thì có tiền, khi ở trong cung thiếp tích góp được chưa tới 800 quan, phụ hoàng xưa nay tiết kiệm, bản thân ăn thêm một bát canh thịt dê cũng không nỡ, sao có thể cho bọn thiếp nhiều tiền.
- Vì phụ hoàng thương mẫu thân thiếp thành ra như thế, cho nên mới nâng tiền hàng tháng cao lên, nếu không tới 800 quan cũng chẳng có.
- Chàng nghĩ trong cung thì không cần tiêu tiền à, phải thưởng cho cung nữ, nội thị, một số muội muội địa vị thấp thậm chí còn phải bỏ tiền lấy lòng đám thái giám khốn kiếp. Thiếp thân từ khi được hứa gả cho chàng rồi mới không phải trả tiền cho đám nội thị nữa, chàng nghĩ ai cũng như chàng từ nhỏ được đại ca đại tẩu nâng như nâng trứng trong tay sao?
Thế là Vân Nhị thở dài, đành phải xách đèn lồng cùng Triệu Uyển vào kho xem bảo bối.
....
Vân Tranh ngồi thuyền meo theo Biện Hà tới Đông Kinh, vì không có gió nên thuyền cần dùng dân phu kéo.
Thuyền lão đại đứng ở mũi thuyền hô khẩu hiểu mà người ta nghe chẳng hiểu, mỗi khi ông ta hô một tiếng, dân phu mình trần phía dưới đáp lại một tiếng, mỗi một bước chân đấm trên mặt đất đều vô cùng vững chắc.
Nhìn những dân phu da đen xì, sợi thừng hằn lên đôi vai gầy guộc để lại những vết hằn rất sâu, Vân Tranh hỏi thuyền lão đại: - Theo luật lệ thì nơi này phải có lừa ngựa kéo thuyền chứ, vì sao lại dùng người, lừa ngựa đâu rồi?
Thuyền lão đại ấp a ấp úng: - Bẩm đại soái, nơi này thực ra không thiếu lừa ngựa, mỗi năm triều đình cũng cấp cho trâu lừa.
Vân Tranh nhíu mày: - Chẳng lẽ có quan viên địa phương tham ô lừa ngựa sao?
Thuyền lão đại rối rít giải thích: - Không không, đại soái đừng hiểu lầm, huyện lệnh Lưu Văn Thắng là vị quan tốt hiếm có, tuyệt đối không có chuyện tham ô. Đại soái thương bách tính, tiểu nhân thay họ tạ ơn ngài, nhưng đại soái có điều chưa biết, chính vì dùng người kéo thuyền mới thể hiện huyện tôn là người tốt, nếu dùng lừa ngựa kéo thuyền thì khố bách tính.
Vân Tranh thoáng nghĩ một cái là hiểu, trước kia Vân gia cũng từng làm thế, thở dài: - Huyện lệnh dùng người là để cho họ miếng cơm ăn phải không?
Thuyền lão đại gật đầu: - Đại soái nói gần đúng rồi đấy ạ, từ khi triều đình thực thi ( bảo giáp pháp) tới nay, lấy năm hộ làm một bảo, hai trăm năm mươi hộ làm một đô bảo, cứ năm ngày phải giáo luyện võ nghệ một lần. Đại soái nghĩ xem toàn là nông phu, ngày nào không kiếm ăn là đói ngày đó, đâu rảnh mà mỗi năm ngày lại đi luyện tập võ nghệ.
- Có nhà vì sinh kế, phải hủy hoại thân thể để tránh giáo luyện, ở Tào huyện này có một cái lợi là dân phu kéo thuyền sẽ được tính vào số ngày giáo duyệt, kéo thuyền chẳng những được tiền, thậm chí còn được mười đồng tiền muối.
- Cho nên huyện tôn mới bỏ lừa ngựa dùng dân phu, mỗi ngày kéo thuyền tính một ngày giáo luyện, tập trung thời gian lại, chỉ cần qua được hai tháng là có thể thoải mái về nhà làm ruộng không phải lo gì nữa, vì thế Lưu huyện lệnh được bách tính gọi là Lưu Bồ Tát.
Vân Tranh nghe nói đó là chuyện hay ho do Bảo giáp pháp gây ra thì chỉ biết thở dài về khoang thuyền, đám người Bàng Tịch, Hàn Kỳ bừng bừng dã tâm bắc chinh, nên Vương An Thạch gần như một tay lèo lái triều đình Đại Tống.
Thanh miêu pháp và Nông điền thủy lợi pháp thành công làm lá gan của Vương An Thạch lớn lên rất nhiều, cuối thu năm ngoái, ông ta liền một lúc đưa ra năm loại biến pháp, ( bảo giáp pháp) ( tương binh pháp) ( thị dịch pháp) ( mộ dịch pháp) ( phương điền quân thuế pháp), vừa mới xuất hiện bị nhân sĩ Đông Kinh công kích hết lời.
( phương điền quân thuế pháp) là mỗi năm vào tháng chín do huyện lệnh phụ trách đo đạc đất đai, dựa vào độ màu mỡ chia làm năm loại, theo đó mà nộp thuế, như thế nhà nào nhiều ruộng đất mỗi năm phú thuế tăng gấp bội, khó mà báo gian số ruộng được nữa, xâm hại nghiêm trọng lợi ích của sĩ đại phu.
( thị dịch pháp) thì tổn hại phú thương, bọn họ không có cơ hội tích trữ hàng đầu cơ nữa, pháp lệnh này cho triều đình đặt ra một sở buôn bán ở Đông Kinh, bỏ tiền ra mua những hàng hóa không tiêu thụ được, khi nào thị trường thiếu thì bán ra. Như thế hạn chế đại thương khống chế thị trường, lợi cho ổn định vật giá, gia tăng thu nhập tài chính của triều đình.
Nghe thì rất hoàn mỹ, chưa nói biến tướng pháp luật, chỉ riêng thực thi biến pháp cùng lúc là không nên, từ năm ngoái sự phản kháng của hai tầng lớp này càng ngày càng tăng.
( bảo giáp pháp) ( mộ dịch pháp) ( tương binh pháp) thì làm hại lợi ích của bách tính phổ thông, hành vi đi khắp thế giới gây thù chuốc oán của Vương An Thạch làm Vân Tranh bội phục vô cùng.
Càng khiến Vaanh Tranh khâm phục hơn nữa là mặc dù gánh trên vai áp lực cực kỳ khủng khiếp, ông ta vẫn ra lệnh thực thi, cách làm không biết sống chết này làm Vân Tranh không nói nổi.
Lục Khinh Doanh nghe trượng phu than thở những chuyện này, cười nói: - Vân gia bâu giờ là hồng mềm, ngoan ngoãn cho người ta bóp là được, Vương An Thạch rồi sẽ bóp tới cái cứng thôi, chàng đừng lo.
- Ông ta không phải là người tầm thường đâu, gặp cứng càng cứng, chuyện người ta bảo không làm được thì ông ta làm càng hăng, không khéo gây ra đảng tranh.
Lục Khinh Doanh chẳng quan tâm: - Đảng tranh càng tốt, trì hoãn chuyện bắc phạt, Tiểu Việt năm ngoái kinh lược hải dương bất lợi, đám Thạch Trung Tín chẳng giúp được gì, còn khoanh tay ngồi nhìn. Lần này chúng ta về Đông Kinh tăng cường đầu tư vào biển, thiếp không tin Tiểu Việt qua rèn luyện lần này vẫn không làm gì nổi Tôn Tán Tào.
- Trên đất liền cứ để họ đánh nhau, đỡ gây trở ngại cho nhà ta.
Vân Tranh vỗ trán: - Nàng nên đi làm tham tri chính sự mới đúng, chuyện gì cũng nhìn ra rõ ràng. Được, nếu nàng đã bảo ta nên làm hồng mềm, vậy ta về Đông Kinh rồi rãnh rỗi đi câu cá, hai tai không nghe chuyện bên ngoài, chỉ một lòng một dạ nghe lão bà.
- Nếu đã nghe thiếp, vậy phát bài thơ kia ra cho người ta bớt đề phòng chàng. Lục Khinh Doanh đứng lên, lục lọi trên bàn một hồi kiếm được một tờ giấy đọc: - Gặp khi vận rủi há mong cầu? Chưa dám vươn thân đã cụng đầu Mũ cũ che mày qua phố rộn Thuyền rò chở rượu vượt sông sâu Mắt trừng đối mặt phường hung bạo Cổ cúi làm trâu đám tí nhau Nấp chốn lầu con thành nhất thống Kể gì Đông, Hạ với Xuân, Thu.
- Chàng xem, bài thơ này của chàng hợp cảnh quá còn gì.
Vân Tranh cười khổ: - Đó là thơ của Lỗ Tấn, một cống sinh nghèo viết, nàng đừng vơ mọi thứ lên người ta.
Lục Khinh Doanh cười tới hai mắt cong vút lên, thân mặt bẹo má Vân Tranh: - Không tệ, hiện giờ đã biết khiêm tốn rồi, những lời như thế sau này nói với người khác là đủ, không cần nói với thiếp.
- Gì mà cống sinh nghèo Lỗ Tấn chứ, sao mà hắn viết được bài này.
Có Lỗ Tấn hay không với lực lượng nắm trong tay Lục Khinh Doanh sẽ dễ dàng tra ra được, Vân Tranh chẳng thể cãi, há mồm một lúc rồi thôi.