Vương An Thạch cứ cắt một cái thì ho một tiếng, lão bà ở sau chỉ biết nhặt lúa mạch trượng phu cắt, cả ngày nước mắt nước mũi mồ hôi đầm đìa mà không được hai thành.
Bên cạnh hoàng trang có sân phơi cực lớn, có vài dãy nhà dùng thở cúng, đêm nay các phu nhân quan viên sẽ tá túc tạm trong mấy căn nhà đơn sơ ít ỏi kia, còn đám đại lão gia thì kiếm lán cỏ nằm tạm, nơi này vốn là chỗ tế trời khi vờ vịt nông canh, giờ dọn hết cho quan viên nghỉ ngơi. Đương nhiên có người không ngủ ở chỗ thờ cúng âm u này, như Thạch Trung Tín, ông ta chuyên môn mang theo quân trướng, vì lão bà nhiều quá, người ta chưa không nổi.
Vân Tranh thì đào rống đống mạ to tướng, chui vào đó, lúc này y và Thạch Trung Tín đang ngồi uống rượu, nhìn phu thê Vương An Thạch tự sát.
- Lão phu sống sắp sáu mươi năm rồi mà vẫn không hiểu nổi họ Vương này muốn làm cái gì, kiến nghị do ông ta đưa ra, người xui xẻo nhất cũng là ông ta.
Rượu Thạch Trung Tín mang tới là rượu nho, còn cho thêm mật ong, mặc dù kiểu uống này phí rượu ngon, nhưng với tên chẳng biết thưởng thức rượu nho như Vân Tranh mà nói, uống rất ngon, không có tí chua chát nào hết.
- Có gì khó hiểu đâu ông ta đang thể hiện quyết tâm với bệ hạ, đồng thời cũng là thể hiện sự vô tư của mình, phàm là những kẻ có thể sai khiến người như chúng ta phải ra ruộng cắt gặt lúa thì không thể xem thường. Xem ra thanh miêu pháp của ông ta sẽ sớm được thực thi thôi. Thanh miêu pháp là biến pháp được Vương An Thạch ấp ủ nhiều năm, nói đơn giản là khi lúa còn xanh thì triều đình cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả tiền lại, tính theo lệ triều đình đã định mà trả tiền lãi. Ông ta cổ xúy biến pháp này đã lâu, nay hẳn là thấy thời cơ đã chín muồi.
Thạch Trung Tín sáng mắt, cao hứng vỗ tay: - Thực thi nhanh lên, nhà nào cũng đang đợi, chỉ có hai phân lợi tức, loại chuyện lãi thế này đi đâu mà kiếm? Chúng ta chỉ cần mượn tiền về, đem đi kinh doanh, tha hồ mà lãi, không biết một lần vay chục vạn quan được không nhỉ?
- Không được, chỉ cho nông gia có ruộng thôi.
Thạch Trung Tín chưng hửng: - Rốt cuộc họ Vương muốn làm cái gì? Ông ta nói dân không cần tăng thuế mà quốc gia vẫn sung túc, cái này có thể hiểu, là lấy tiền chết để mốc trong quốc khố ra dùng thành tiền sống, cho vay lấy lãi. Cách này được, bệ hạ đóng dấu xuống, ai dám không vay. Sao không cho chúng ta vay, có định quịt đâu.
- Vì ông ta không phải chỉ muốn kiếm tiền cho triều đình, chủ yếu là vực dậy nông nghiệp, tiền của thanh miêu pháp dùng mở rộng sản xuất nông nghiệp, không phải để làm ăn. Vân Tranh nhún vai: - Lần này muốn chúng ta trải nghiệm gian nan của nhà nông chính là mở đường cho thanh miêu pháp, ông ta muốn dựa theo nhân khẩu quan phủ, phân bổ tiền cho vay tới từng hộ dân.
- Hừ, bách tính chỉ cần sống được là không đi vay tiền, tâm lý mà, chẳng ai thích mang nợ, tới khi đó nói không chừng quan phủ sẽ ép dân vay, tha hồ mà bất mãn, đang yên đang lành ai muốn ôm một đống nợ. Nghe nói quê ông ở Thụy Châu, nơi đó có nửa số ruộng là của Thạch gia, nếu ông tiếp nhận hết hạn ngạch của khoản vay thì bách tính sẽ coi ông là bồ tát sống, lại tha hồ phát tài, sướng nhé!
Vân Tranh vừa nói xong câu này thì "đuỳnh!" một tiếng, làm cả hai bất giác rụt đầu lại, đoán chừng ông trời nghe cũng thấy lời của y cũng không lọt tai, giáng sấm nhắc nhở.
Tiếng sấm cũng làm Vương An Thạch tạm ngừng tay, đứng lên thở như ống bễ, mưa đã rơi xuống, mà lúa mạch còn rất nhiều, kiến nghị này do mình đưa ra, nếu như chính bản thân mình không hoàn thành, sẽ trở thành trò cười, ông ta bất chấp sức khỏe, cúi xuống gặt tiếp. Ngô thị lau nước mắt nhặt lúa mạch..
Khi cố sức cắt được một hàng, ông ta lảo đảo ngẩng đầu lên, chợt thấy phía trước trống trơn, còn tưởng mình hoa mắt ảo giác, nhìn lại lần nữa, đúng là cả mảng lớn đã được gặt.
Nhìn quanh thấy Vân Tranh đang lúi húi gặt lúa, xa hơn có cả Tằng Công Lượng giúp sức.
- Vân hầu, thế này không hợp với quy củ đâu, ruộng lão phu phải do lão phu gặt, thiện ý của ngài, ta xin nhận.
Vân Tranh chỉ bầu trời: - Thu hoạch nhanh lên, bây giờ không phải là lúc khách sáo đâu, nếu lúa nát trong ruộng mới là phải tội với trời.
- Vân hầu, lão phu hổ thẹn...
Vương An Thạch chắp tay một cái, lấy nón đội lên đầu Ngô thị, chỉ mấy căn nhà đằng xa, bảo bà ta đi tới đó tránh mưa. Ngô thị nước mắt ngắn dài, nhún mình thi lễ với Vân Tranh, rồi được nha hoàn chạy tới dìu đi tránh mưa, đến tội bà ta không đi nổi nữa rồi.
Giọt mưa thưa thớt, nhưng rất to, trúng người rất đau, lại còn âm ấm, người tới ruộng Vương An Thạch ngày một nhiều, chẳng mấy chốc đã thu hoạch hết.
Đợi khi đưa lúa mạch vào sân phơi thì hát mưa mau hơn, chớp mắt thiên địa đã biến thành màu nước mưa.
Nhân lúc rối loạn, Vân Tranh kéo Vương An Thạch vào đống rơm mình đào, bên trong rất khô ráo.
Có thể nhìn ra Vương An Thạch mệt lắm rồi, vừa vào tới nơi là như không ngồi dậy nổi nữa, mắt lờ đờ, miệng thở dốc, uống liền tới ba cốc rượu nho mới hồi phục phần nào.
- Hà, chuyện khoét đống rơm làm nhà này hồi thiếu niên cũng từng làm, không ngờ hôm nay được ôn lại chuyện cũ. Đôi mắt Vương An Thanh trở nên vô cùng thâm thúy: - Vân hầu, ngài có lời gì thì nói đi.
- Được, ta không vòng vo cho mệt, ông định cho vay bao nhiêu, báo số chuẩn xác đi, ta xem có thể cùng mọi người tiêu hóa hết chỗ này không, một năm sau trả ông hai phân lợi. (2%)
Vương An Thạch cười ha hả: - Vân hầu sao biết còn cố hỏi, thanh miêu pháp kiếm thu nhập là phụ, mục đích chính là khôi phục nông nghiệp, để toàn thiên hạ tăng cường sản xuất nông nghiệp, để có nhiều lương thực hơn.
Vân Tranh lắc đầu: - Ta không bóp méo ý ông, mà đang nói cho ông biết kết quả cuối cùng của thanh miêu pháp, ông cho bọn ta vay tiền đảm bảo hơn là thứ nhất, bọn ta đem kinh doanh kiếm lời tăng thêm thương thuế là thứ hai, ta nghĩ, lợi nhuận đủ khiến tam ti sứ ông hài lòng.
Vương An Thạch cuối cùng cũng hiểu ý Vân Tranh: - Ý Vân hầu là nó sẽ biến tướng thành vay nặng lãi, ta chỉ cho bách tính vay, để họ dùng vào nông sự, như mua trâu, hạt giống, nông cụ, sao như thế được.
- Không khác biệt gì hết, ông thu hai phân lợi, châu phủ dám thu ba, huyện nha thu bốn, tới hương thôn năm sáu, kết cục chẳng khắc gì. Không bằng ngay từ đầu ông cho bọn ta vay, đỡ nhiễu dân.
- Ha ha ha, nếu như đã cho vay, tất nhiên triều đình sẽ đưa ra luật tương ứng, kẻ nào dám vi phạm. Vương An Thạch khoanh chân, chuyến này quyết phân rõ phải trái với Vân Tranh: - Chuyện này sử sách tiền triều đã ghi chép, hiệu quẩ không tệ, quốc gia có thu nhập, bách tính mở rộng sản nghiệp.
Ông ta là nhà cải cách nhiệt tình, quyết tâm, biện pháp ông ta đưa ra về lý luận đều đúng, chỉ là khi áp dụng vào thực tế đều bị hệ thống quan lại thối nát của Đại Tống làm biến chất, kết quả là vắt kiệt sức dân, giết luôn Đại Tống, giống như hôm nay mọi người đều kiệt sức mà ích lợi chẳng có gì ngoài kiếm chút danh tiếng vậy: - Cuối thời Đường quân phiệt hỗn chiến, bách tính lang bạt khắp nơi, ai cũng nghèo rớt, trừ bàn tay trắng thì chẳng có gì, đám quân phiệt mới cho bọn họ vay tiền sản xuất, có thể thu hiệu quả nhất thời. Sao ông lại so Đại Tống bây giờ với lúc đó, hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau.