Lần thứ 2 đánh phản quân Tây Bắc, Đỗ Duy toàn ngồi bày ra bố cục chung.
Cho nên, trực tiếp đối mặt với những người trẻ tuổi từ quân doanh các nơi điều đến, tâm trạng Đỗ Duy là khoe giỏi giấu dốt.
Hắn là viện trưởng trên danh nghĩa, nhưng không đảm nhiệm chương trình hành quân đánh giặc - Carmille Ciro cũng không có khả năng đưa cho Đỗ Duy giáo trình. Dù sao Đỗ Duy cũng là công tước hoa Tulip! Ngươi không thể muốn làm ngài công tước khó xử được.
Cho nến, chương trình học quân sự trong quân đội đế quốc Roland, như hành quân, chiến đấu, vị trí bộ binh, kỵ binh, chặn đánh…, những chương trình học cơ bản này, bộ thống soái đều phái tới một vài lão quân dày dặn kinh nghiệm giảng dạy.
Mà Đỗ Duy cũng muốn chính mình mở 1 chương trình đặc thù. Chương trình này được gọi là “khóa thao diễn”.
Hắn sai người làm mấy bộ sa bàn thật lớn, thứ nhất là dựa theo thành Gileat, hoàn toàn mô phỏng địa hình quanh thành mà làm.
Làm mô hình thu nhỏ xong, đến lớp mang hơn 100 học viên kia giảng dạy 1 lần chi tiết trận chiến thành Gileat.
Nhưng Đỗ Duy chỉ nói về binh lực 2 bên, lực lượng phòng vệ, số lượng kỵ binh thảo nguyên, vị trí doanh trại quân đội, phân bố, sĩ khí…
Nhưng Đỗ Duy không nói quá trình chiến đấu là như thế nào!
- Tất cả đều phải động não. Tưởng tượng xem nếu các ngươi là thống soái, ngươi hoàn thành trận này thế nào! Tất cả cùng nghĩ đi! Tính tất cả các tài nguyên có trong tay, sau đó thôi diễn!
Thậm chí, Đỗ Duy cũng không hạn chế sĩ quan tại thời điểm thao diễn. Hắn thâm chí lựa ra 1 vài người đặc biệt, là nhân vật quân đội đế quốc, cho bọn họ giả trang thống soái kỵ binh đến hỏi.
Lớp học này… làm mấy học viên tăng hứng thú.
Dù sao, thời bình, những sĩ quan này phần lớn không trải qua chiến tranh, chỉ có thao diễn trong huấn luyện… Chiến tranh chân chính thì không có kinh nghiệm. Nhưng dùng phương pháp “bắt chước” làm mọi người hứng thú, rồi thành nghiện.
Sau đó, 108 người, cứ 2 người 1 tổ, sắm vai phòng vệ quân gia tộc hoa Tulip thành Gileat, cùng quân thảo nguyên. Mọi người có 1 ngày thời gian để làm quen và hiểu rõ tư liệu, quen thuộc địa hình. Sau đó tiến hành thôi diễn….
Cả quá trình rất đặc sắc!
Trên thực tế, Đỗ Duy trải qua trận chiến bảo vệ thành Gileat, thật là vô cùng may mắn! Từ binh lực đối lập, đến sức chiến đấu 2 bên đều không thể nghi ngờ, gia tộc hoa Tulip tuyệt đối nằm ở thế hạ phong!
Nhân tố chiến thắng duy nhất, chính là hắn có được tiểu đội Phách Thiên Hổ! Cũng là lần đầu tiên Phách Thiên Hổ xuất hiện ở đại lục, cũng là lần đầu tiên “không quân” tham chiến!
Lần đầu tiên trên thế giới này có “không quân và bộ binh hợp đồng tác chiến!” Còn có sử dụng vũ khí nóng là “thuốc súng”.
Mà tại lúc thôi diễn, lúc bắt đầu của Đỗ Duy, hắn cố ý không nêu điều kiện này. Nói cách khác, kẻ sắm vai thống soái gia tộc hoa Tulip phải dưới tình huống không có không quân và thuốc nổ để hoàn thành….
Kết quả, quá trình thôi diễn, nảy ra vô số tình trạng kỳ quái!
Theo quân lực 2 bên cách biệt, còn có lương thảo, vật tư, sĩ khí…. Những tên sĩ quan này nghĩ ra hàng trăm ngàn phương thức tác chiến kì quái. Tỷ như có kẻ thì biến cuộc chiến thành đánh tiêu hao trên tường thành. Có kẻ thì chủ trương dựa vào tường thành ép đối phương tiêu hao binh lực.
Tối hậu còn có kẻ biến nô lệ trong thành làm lực lượng chống cự, cuối cùng dựa vào vài tên sĩ quan làm trọng tài tính toán cùng tỷ lệ tổn thất….. Kết quả: thành Gileat khẳng định không thủ được. Đối phương có 2 vạn quân, mà gia tộc hoa Tulip trong thành chỉ chưa đầy ngàn người. Mà đại bộ phận nô lệ, căn bản không có bất kì kinh nghiệm tác chiến nào! Cho nô lệ cầm vũ khí, rất khó tạo thành uy hiếp với binh lính thảo nguyên tinh nhuệ.
Có sĩ quan còn đưa ra tư tưởng: người thảo nguyên đánh bất ngờ, như vậy họ tuyệt không thể đánh lâu dài, chỉ có thể tận lực kéo dài thời gian với họ.
Thậm chí còn phát triển thành: bỏ tường thành, lợi dụng địa hình Gileat, cùng đối phương chiến đấu trên đường phố! Trong đường phố, kỵ binh thảo nguyên mất địa hình rộng rãi, vô phương triển khai uy thế xung phong, mà binh lính gia tộc tulip có thể dựa vào phòng ốc, ngã tư, kiến trúc… tiến hành chống cự quấy rối.
Mà với cách lợi dụng mấy trăm kỵ binh của Đỗ Duy ngoài thành, cũng có vô số chiến thuật kỵ binh ly kỳ cổ quái! Nào là chia làm mấy tiểu đội, tiến hành quấy rầy với người thảo nguyên! Ý tứ rất rõ ràng: vài trăm kỵ, có xung phong hết cũng chả có tác dụng gì. Như vậy liền dứt khoát phân tán ra dùng chiến thuật quấy rối, lợi dụng sức cơ động quấy rầy, như nghi binh… làm địch nhân mỏi mệt, rồi hạ độc nguồn nước, đánh lén thám báo đối phương ….
Mà phản đối phương pháp đó cũng có!
Có người không chút khách khí vạch ra sai lầm của phương pháp ấy! Nếu so sánh lực lượng kỵ binh, thiết kỵ thảo nguyên so với quân đội đế quốc càng mạnh hơn! Kêu mấy trăm kỵ phân tán dùng chiến thuật quấy rối? Người thảo nguyên cũng có thể chia ra vài đội tiêu diệt mấy cái đội quấy rối này.
Bởi vì tất cả đều cho rằng, kỵ binh thảo nguyên, so với đế quốc mạnh hơn nhiều!
Có người còn ảo tưởng “cạn lương” ý này vừa nói ra, làm Đỗ Duy không nhịn được phì cười.
Rất hiển nhiên, nhưng sĩ quan này có bối cảnh lớn, đã đọc không ít binh thư cùng điều lệ tác chiến, cũng có sức tưởng tượng lớn, mà chỗ thiếu hụt chính là… không thực tế! Nói cách khác, không có kinh nghiệm thực chiến.
Đỗ Duy lập tức vạch rõ, làm cạn lương căn bản là không có khả năng. Bởi đám 2 vạn thiết kỵ thảo nguyên này,tuyệt không có “đường tiếp lương”.
Họ không có đội vận lương! Người thảo nguyên lúc tác chiến, đều là tùy quân mang theo 15 phần đồ ăn. Trói buộc duy nhất, là họ chỉ có ít cỏ khô, nên chiến mã của họ không có cỏ xanh để an. Chiến mã ăn cỏ khô sẽ nhanh mất sức chiến đấu. Theo phương thức tác chiến của người thảo nguyên, luôn là binh lính mang ít đồ ăn, ít cỏ khô, bảo trì sức cơ động quân đội. Trung thành với chiến thuật “tiếp viện tại chỗ”, nói cách khác chính là vừa đánh vừa cướp!
Đương nhiên, quân đội người thảo nguyên ngay cả lúc xuất phát quy mô lớn cũng không có “đường vận lương”.Thói quen của bọn họ chính là 1 đường tiến lên! Đồ ăn chính là quân nhu mang theo!
Trong 3 ngày thôi diễn, cuối cùng gần như toàn bộ học viên sắm vai sĩ quan gia tộc hoa Tulip đều thua ở tay kẻ sắm vai người thảo nguyên. Về mặt kiên trì, chống đỡ được 10 ngày đã coi là rất tốt.
Trong vòng thứ nhất, thành tích tốt nhất vẫn là kỵ sĩ Knight.
Hắn dù sao cũng là 1 tên sĩ quan cấp thấp.
Nhưng không giống các bạn đồng học, hắn có kinh nghiệm chiến đấu thực địa. Bản thân cũng đã trải qua trận đánh này. Hơn nữa, hắn cũng không thiếu dũng khí và trí tưởng tượng!
Khi sắm vai thống soái gia tộc Tulip, hắn nghĩ ra rất nhiều chiến thuật. Không bảo nô lệ làm tường thịt, mà chống đỡ tượng trưng 3 ngài, rồi toàn quân lùi lại, bỏ thành cho đối phương!
Hắn bố trí xảo diệu 1 hồi chiến đấu trên đường phố và tiêu hao chiến, lợi dụng tất cả kiến trúc và phương tiện. Hơn nữa bố trí cũng vô cùng hợp lý, cơ hồ tiêu hao 1/10 binh lực đối phương, cho đối phương đẩy nhanh tốc độ tiến quân! Hơn nữa nô lệ của hắn được dồn vào đội hình, sử dụng trong chiến đấu trên đường phố! Lý do của hắn rất đủ: nếu như trên tường thành chính diện giao chiến, 1 tên nô lệ cầm vũ khí tuyệt đối đánh không lại binh lính tinh nhuệ của địch nhân!
Nhưng nếu chiến đấu trên đường phố, nô lệ có được ưu thế quen thuộc địa hình! Cái ưu thế này ít nhất cũng kéo sức mạnh 2 bên gần lại 1 chút. Mặc dù ưu thế rất nhỏ - nhưng trong hoàn cảnh thống soái phe yếu thế, hắn phải lợi dụng toàn bộ điều kiện!
Hơn nữa hắn cũng không có dùng mấy trăm kỵ binh quấy rối đơn độc. Mà là tập trung binh lực đánh nghi binh! Mỗi lần không dây dưa, mỗi lần đều hy sinh 1 bộ phận chặn hậu, để đại bộ phận kỵ binh nhanh chóng thoát ly chiến trường – cách này khiến kỵ binh của hắn ngày càng ít, nhưng lại thành công trì hoãn thời gian của đối phương!
- Địch nhân chiếm được tường thành, phải phái lính gác! Chiến đấu trong đường phố, chiếm lĩnh từng ngã tư, từng kiến trúc trọng yếu, đều phải phái người gác! Như vậy họ càng tiến, binh lực cơ động càng ít! Ta sẽ không thủ chết 1 chỗ, mà cố ý buông lỏng cho đối phương chiếm, lại có thể phân tán lực lượng đối phương!
Knigh nói như vậy lúc tổng kết – mặc dù cuối cùng hắn vẫn bại. Nhưng hắn thành công kéo dài 18 ngày! Đây là thành tích tốt nhất!
Đương nhiên, theo Đỗ Duy, dưới tình huống bình thường, nếu quân trong thành có thể kéo dài 18 ngày, coi như thành công – bởi khi người thảo nguyên đột kích, sau 18 ngày, cũng đủ cho viện binh lớn của đế quốc đến.
Nhưng, khi bảo vệ Gileat, quân Tây Bắc vây thành Lâu Lan khiến Đỗ Duy vô phương triệu tập toàn quân viện trợ! Nên Knight vẫn bị coi là bại!
Cuối cùng, Knight đứng đầu thao diễn. Nhờ thế chiếm được không ít cảm tình của đội viên.
Đáng giá hơn là: Gabri thành tích cũng không thấp. Thân từ võ huân thế gia, từ nhỏ đã tiếp xúc giáo dục tốt đẹp, còn có là đệ tử lão hồ ly Lam Hải!
Khiến mắt Đỗ Duy sáng lên là, Gabri trong khi thôi diễn, còn dùng cả nhân tố khí hậu!
Hắn xảo diệu lợi dụng 1 điều kiện: đêm tối!
Thời đại này dù sao cũng không phải kiếp trước Đỗ Duy… như thời khoa học kỹ thuật phát triển, điều kiện sống mọi người không tốt lắm. Đại bộ phận chỉ là ăn no, nhưng từ phương diện dinh dưỡng lại rất không khoa học – dù sao với trình độ cuộc sống như thế, ăn no đã tốt lắm rồi!
Vì thế sinh ra cái nhân tố vi diệu: vì thiếu dinh dưỡng, người thời này, đại bộ phận đều bị bệnh quáng gà! Nói cách khác, ban đêm quá nửa binh lính sẽ không thấy gì!
Gabri lợi dung điều kiện này, cũng trì hoãn được mấy ngày.
Tóm lại, sĩ quan với thôi diễn tràn ngập hứng thú, với phương pháp chỉ huy tác chiến rất hưng phấn.