Lữ hậu vội tới cầu xin, cho rằng có Lỗ Nguyên công chúa ở đó, Trương Ngao không thể tạo phản được.
Lưu Bang thì mắng Lữ hậu:" Nếu để Trương Ngao chiếm được thiên hạ, chẳng lẽ hắn còn nghĩ tới nữ nhi của nàng?"
Lưu Bang bắt đầu thẩm vấn đám môn khách của Trương Ngao, nhưng bất kể là hành hạ thế nào, đám môn khách đó đều kiên quyết nói Trương Ngao không biết sự kiện này, tạo phản là do bọn họ lập kế hoạch, mười mấy người còn chuẩn bị tự sát. Cuối cùng ngay cả Lưu Bang cũng thấy đám người này nghĩa khí, đồng thời xá miễn cho Trương Ngao, còn chuẩn bị xá miễn cho mấy kẻ cầm đầu mưu phản.
Nhưng đám người đó biết Trương Ngao được thả liền tự sát trong nhà lao.
Lưu Bang tán thưởng: Có môn khách như thế, thực sự làm người ta hâm mộ.
Trương Ngao mặc dù được thả, nhưng vị trí Triệu vương thì không giữ được, bị giáng làm Tuyên Bình hầu.
Rất nhiều người bảo Lưu Bang giết công thần ... Nhưng Hàn Tín muốn tạo phản, ông ta không giết. Môn khách của Trương Ngao tạo phản, ông ta cũng không giết. Lưu Hỉ vứt cả quốc gia mà chạy, ông ta cũng không giết. Người duy nhất bị giết là Yến vương Tang Đồ, dù sao tên này đích thân cầm quân đánh Lưu Bang, bị Lưu Bang đánh bại rồi giết chết.
Còn có không ít người nói Tang Đồ mưu phản là bởi vì Lưu Bang tàn hại cựu bộ của Hạng Vũ, nhưng bọn họ căn bản không nói ra được Lưu Bang rốt cuộc tàn hại những ai khiến Tang Đồ sợ hãi như thế, thậm chí không tiếc mưu phản. Cho dù đúng là như thế, sau khi đăng cơ thanh trừ người thuộc phe địch cũng chẳng phải là vấn đề gì, dù sao đám cựu bộ của kẻ địch là đám vương tước, là chư hầu có quân có lương.
Còn có một điều đáng nói.
Còn nhớ mỹ nhân mà Trương Ngao hiến cho Lưu Bang, sau đó có thai không? Mỹ nhân đó tên Triệu Cơ, cái tên đó không ổn, hơn nữa nàng có thai sinh ra một nhi tử tên là Lưu Trường.
Sau khi tin Trương Ngao mưu phản bị lộ ra, Triệu Cơ cũng bị bắt vào lao ngục. Trong lao, Triệu cơ nói với ngục lại: Ta từng được bệ hạ sủng hạnh, đã có thai.
Ngục lại hoảng sợ, vội vàng bảo chuyện này lên trên, nhưng Lưu Bang lúc đó đang xử trí chuyện Trương Ngao, không để ý. Đệ đệ của Triệu Cơ là Triệu Kiêm thì nhờ Ích Dương hầu Thẩm Thực Kỳ đem chuyện này nói cho Lữ hậu, hi vọng Lữ hậu cứu mẹ con họ một mạng.
Lữ hậu nghe xong vô cùng phẫn nộ, ông ra ngoài tuần thị cũng làm ra một tiểu tam và một tiểu tạp chủng à?
Vì thế Lữ hậu mắng chửi Thẩm Thực Kỳ một trận, bảo hắn không cần quản chuyện nhỏ nhặt như vậy.
Triệu Cơ ở trong lao ngục sinh ra Lưu Trường, vì trong lòng oán hận, sinh con xong nàng liền tự sát.
Khi ngục lại bế đứa bé tới trước mặt Lưu Bang, ông ta hối không kịp, hạ lệnh Lữ hậu nhận nuôi nó.
Theo lý mà nói, Lữ hậu phải hận đứa bé này thấu xương, nhưng nuôi nó lâu rồi, bà cũng dần dần quên đi thân thế của nó, coi nó như con mình đẻ ra. Trên lịch sử, Lữ hậu muốn dùng độc giết Lưu Phì, hạ độc chết Lưu Như Ý hào sảng, giết Lưu Khôi rộng rãi, giết Lưu Hữu lặng lẽ vô danh, ngay cả nhi tử của Lưu Kiến chết sớm cũng bị bà ta giết chết.
Lưu Doanh vì một loạt hành vi của mẫu thân nên bi phẫn mà chết. Hoàng tử không bị bà ta đả kích chỉ có Lưu Trường, đứa con mà bà yêu thích nhất cùng Lưu Hằng mà bà không ghét.
Nhưng trên lịch sử, Lưu Trường sau khi lớn lên vẫn vô pháp vô thiên, cuối cùng ý đồ tạo phản, bị Lưu Hằng bắt được. Lưu Hằng không giết đứa đệ đệ ngang bướng này, muốn đưa tới đất Thục, có đại thần khuyên hắn, nói đứa đệ đệ này bị mẫu hậu chiều hư rồi, đối đãi như thế, sẽ không chịu nổi thì sao?
Lưu Hằng tự tin nói với đại thần, không sao cả, để nó gặp phải chút khốn khó, sau này cho về, làm hầu tước gì đó, cái tính này không sửa không được.
Kết quả Lưu Trường tính cách vô cùng cương liệt ở trong xe tù cực kỳ phẫn hận, vì hắn trời sinh mạnh mẽ, không ai dám tiếp cận xe tù, hắn hô lớn:" Sống trên đời này, sao có thể chịu ấm ức như vậy."
Vì thế Lưu Trường tuyệt thực tự sát, cái tên mê ăn thịt bị chết đói.
Lưu Hằng nghe nói thì gào khóc, đem đám quan lại áp giải đệ đệ mình xử tử, hắn cho rằng đám quan lại đó vô trách nhiệm, làm sao có thể khiến phạm nhân chết đói chứ?
Về sau phong ba nhi tử của Lưu Trường làm vương.
Đầu thời Hán là một vở bi kịch, người thích đám đệ đệ nhất trơ mắt nhìn bọn họ bị mẫu thân mình giết chết từng người không làm được gì, uất ức chết sớm. Người nhìn đám đệ đệ lớn lên vì lúc nào cũng sống trong nơm nớp sợ hãi bị đầu độc chết, không sống nổi bao lâu. Người lòng mang đại chí, sau khi a phụ rời nhân gian không lâu bị ép uống thuốc độc.
Người rộng rãi lương thiện nhất cũng có kết cục tương tự, người nhìn thấy ca ca duy nhất quan tâm tới mình bị giết, chết trong thống khổ. Người khốn kiếp tham ăn nhất thì chết đói, người ít tuổi nhất không kịp nhìn thấy những cảnh đó.
Cuối cùng chỉ còn lại một linh hồn cô độc, cô đọc ngồi ở trong Vị Ương cung, không biết hắn có thi thoảng nhớ tới những bóng dáng từng nô đùa ngoài Thiên Lộc Các hay không? Nếu nhớ tới, liệu có vì họ mà rơi lệ không?
Chẳng ai biết, chỉ biết đó là một bi kịch nhân gian.
………… …………..
Người tới được đã tới, người không tới thì chẳng cần đợi, tang lễ diễn ra long trọng, tế bái kết thúc.
Lưu Bang ngồi ở thượng vị, thần sắc nghiêm nghị, so với trước kia, lúc này ông ta càng giống một người thống trị đế quốc.
Chư hầu vương cùng tông thất hoàng thân ngồi ở mé trái ông ta, từ Lưu Doanh, Lưu Giao, Lưu Cổ, Lưu Phì, Lưu Như Ý tới Trương Ngao, Lưu Hỉ, Phàn Khoái, Lữ Thích.
Ồ, trong đó hình như có thứ gì lẫn vào?
Đúng, lẫn vào một Phàn Khoái, Phàn Khoái là muội phu của Lữ hậu, cũng tính là thân thích của Lưu Bang.
Ngươi hỏi tới Lưu Như Ý à? Ồ, hắn là Triệu vương, mặc dù chỉ là danh nghĩa, hắn còn chưa tới đất phong của mình, nhưng hắn đúng là Triệu vương.
Còn các khai quốc công thần thì ngồi ở bên phải, đứng đầu là Tiêu Hà. Sau khi kết thúc tế bái, Lưu Bang gọi tất cả mọi người tới, tiến hành một buồi triều nghị khác thường.
"Trần Hi nói mình sắp chết rồi, từ dưới eo trở xuống đã nát rồi, không tới kịp được."
Lưu Bang vừa mở miệng một cái, mấy đại thần phía dưới thiếu chút nữa không nhịn được cười, nhưng thái thượng hoàng vừa mới qua đời, bọn họ không thể cười, lúc này mà cười là trọng tội. Lưu Bang cũng không cười, ông ta rất nghiêm túc nói:" Trẫm thấy, cái quốc tướng của ông ta phải thay người khác làm rồi, để Chu Xương kiêm nhiệm đi."
Vốn Lưu Bang phong Lưu Như Ý làm Triệu vương, lấy Chu Xương làm Triệu thừa tướng, để Trần Hi quản lý thay. Nhưng nước Triệu không có vương, vì Lưu Như Ý tuổi còn nhỏ, chưa tới tuổi xuất cung.
Trần Hi là một lão tướng dưới trướng Lưu Bang, vào năm Tần Nhị Thế thứ hai gia nhập vào đại quân khởi nghĩa của Lưu Bang. Vào năm Tần vương Tử Anh, vì có quân công mà phong hầu. Tước vị của ông ta là thật sự, vì năm xưa người được phong hầu với ông ta là Phàn Khoái, Chu Bột, Tào Tham, Hạ Hầu Anh, Cận Hấp, Chu Tiết.
Cho dù là người không biết tên ông ta thì chỉ cần nhìn những cái tên xếp ngang hàng với ông ta liền biết ông ta là người thế nào rồi. Người này chính là nhóm người đầu tiên thời khai quốc, khả năng không so được với loại trần nhà như Hàn Tín, nhưng chắc chắn thuộc hạng nhất.
Điều đáng nói là Trần Hi có một quãng thời gian dài làm bộ tướng của Hàn Tín, ông ta đi theo Hàn Tín tham gia không ít chiến dịch.
...........
Đầu truyện tác giả kể lể hơi nhiều, một phần vì xây dựng giúp độc giả hiểu bối cảnh, hai nữa là trình độ còn hơi non tay, về sau viết càng ngày càng lên.