Gọi xong không thấy tiếng động bên trong nên cô tiếp tục gõ thêm vài lần nữa.
Lần này, bên trong có động tĩnh rồi, Đại Mị nhảy lên đầu tường nhìn Nguyễn Khê kêu meo meo.
Thấy ông lão thợ may vẫn không trả lời, Nguyễn Khiết suy đoán: “Hay là ra ngoài rồi?”
Suy cho cùng việc quan trọng nhất trong ngày Tết là vui chơi, thăm hỏi họ hàng và bạn bè, có thể ông lão thợ may cũng đã sang nhà người khác.
Nguyễn Khê nghĩ cảm thấy có khả năng này nên thôi vỗ cửa, dự định về thôn trước rồi buổi chiều quay lại sau.
Nhưng khi cô chuẩn bị quay người đi chợt nhận ra có điều không ổn.
Cũng chẳng phải cô cảm thấy tính cách cô độc của ông lão thợ may chắc không người thân, bạn bè, mà cô phát cổng nhà ông lão thợ may không hề khóa. Bên ngoài không khóa cửa lại không mở được thì phải khóa bằng chốt bên trong.
Cho nên ông lão thợ may hẳn đang ở trong nhà.
Nhưng tại sao không ra mở cửa?
Nếu bảo ông lão thợ may vẫn còn ngủ, cũng không thể nào.
Giờ giấc ngủ của người lớn tuổi về cơ bản là rất ngắn, buổi sáng thường thức dậy rất sớm.
Mặt trời đã lên cao thế này, nếu ông ấy còn chưa dậy, hẳn là có vấn đề.
Nghĩ đến đây, Nguyễn Khê lập tức quay lại và tiếp tục đập cửa.
Nguyễn Khiết không hiểu ý của cô, chỉ tò mò hỏi: “Không về à chị?”
Nguyễn Khê vừa đáp vừa vỗ cửa: “Chắc hẳn ông ấy đang ở nhà.”
Đập một hồi cũng không thấy ai trả lời, cũng không có ai ra mở cửa, Nguyễn Khê dứt khoát nhét thức ăn vào tay Nguyễn Khiết, cô tìm một viên đá thích hợp gần đó và dời nó ra ngoài tường sân, đạp lên viên đá leo qua tường sân.
Nhảy ra khỏi bức tường, cô tức tốc đến mở cửa sân rồi xoay người đi vào phòng chính.
Không có ai trong phòng chính hay phòng bên cạnh, trong phòng bày biện máy khâu và một số quần áo.
Nguyễn Khê đang định quay người đi ra thì nghe Nguyễn Khiết hét lên: “Chị ơi, mau lại đây!”
Tiếng gọi của Nguyễn Khiết vọng lên từ nhà bếp bên cạnh, Nguyễn Khê vội vàng từ phòng chính chạy vào nhà bếp.
Chạy đến nhà bếp, trông thấy ông lão thợ may ngã bên lu nước, nằm bất động trên mặt đất, chỉ há miệng thở dốc.
Nhìn thấy cảnh tượng này, dây thần kinh của Nguyễn Khê chợt siết chặt, cô lật đạt cúi xuống gọi Nguyễn Khiết: “Mau đỡ dậy.”
Nguyễn Khiết vội để thức ăn lên bếp, bước qua giúp Nguyễn Khê đỡ ông lão thợ may. Dù sao ông lão thợ may cũng là đàn ông, dù thân hình gầy còm cũng không hề nhẹ khiến Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết chật vật cả buổi.
Loạng choạng dìu ông lão thợ may vào phòng chính nằm xuống giường, Nguyễn Khê lại gọi Nguyễn Khiết: “Chị sẽ ở đây trông chừng ông ấy, em đến nhà sàn tìm mẹ của Lăng Hào rồi bảo dì ấy mau qua đây.”
Nguyễn Khiết quay người bỏ chạy về phía thôn Mắt Phượng.
Cô chạy mệt thì thả bộ vài bước, nghỉ một chút lại tiếp tục chạy. Khi cô chạy đến nhà sàn của nhà họ Lăng, tình cờ gặp Châu Tuyết Vân từ trong nhà đi ra, cô bèn chạy đến thở hổn hển: “Bác sĩ Châu, xin hãy đến thôn Kim Quan một chuyến.”
Châu Tuyết Vân theo Nguyễn Khiết chạy một mạch đến thôn Kim Quan.
Lăng Hào lon ton chạy theo sau họ, trên lưng mang theo hộp thuốc của Châu Tuyết Vân.
Châu Tuyết Vân thở hồng hộc hỏi Nguyễn Khiết: “Ngã ở nhà sao? Có va đập vào đâu không? Ngã ngất đi rồi sao?”
Nguyễn Khiết lắc đầu nói: “Chưa ngất, còn chớp mắt còn thở nhưng hình như không nói được.”
Châu Tuyết Vân không hỏi thêm câu nào nữa, và đi theo Nguyễn Khiết đến tận nhà của ông lão thợ may.
Ba người vào sân đi đến phòng chính, thấy Nguyễn Khê đang ngồi trước giường của ông lão thợ may.
Châu Tuyết Vân bước vào phòng, hỏi thẳng Nguyễn Khê: “Hiện giờ sao rồi?”
Nguyễn Khê đứng dậy khỏi ghế đẩu: “Cháu đã cho ông chút nước ấm, có vẻ khá hơn rồi.”
Châu Tuyết Vân trực tiếp xem người của ông lão thợ may, kiểm tra xong bà nói: “Bị thương ở xương sườn, mà dì không rõ mức độ thương tích. Chấn thương xương phải nghỉ ngơi trên giường. Trong hộp thuốc có một số vị thuốc lưu thông m.á.u tiêu bầm.”
Nguyễn Khê nhìn ông lão thợ may và hỏi: “Giờ ông cảm thấy thế nào?”
Ông lão thợ may cảm thấy hơi tức lồng ngực, nhưng lắc đầu yếu ớt lên tiếng: “Không sao.”
Ngay cả khi ‘có sao’ cũng không làm được gì, ông già rồi, xương cốt đã giòn, đây không phải chuyện bất ngờ gì cho cam. Mặc dù Châu Tuyết Vân có thể khám bệnh, nhưng dù sao điều kiện cũng có hạn, chỉ có thể xem vết thương nhẹ.
Nếu đến bệnh viện chân chính kiểm tra phải có người khiêng ông ra khỏi núi, điều này không đáng. Và dù xuống núi vào trấn thì điều kiện y tế ở đó cũng rất kém, kiểm tra được gì chứ?
DTV
Đến tuổi của ông, va chạm là chuyện bình thường, chẳng ai thèm đoái hoài.
Thấy ông như vậy, Nguyễn Khê cho ông uống thuốc lưu thông m.á.u tiêu bầm.