Nguyễn Khiết hắng giọng: “Vậy thôi.”
Không lo nhiều chuyện thì hơn.
Nguyễn Khê ừ đáp: “Không lo được thì đừng lo.”
Đây là tình yêu vượt mọi quy luật thế tục của nam chính và nữ chính, bất cứ điều gì cũng chẳng thể ngăn cản, là thứ tình cảm mãnh liệt đến mức bùng cháy. Càng không thể bên nhau, càng bất chấp mọi thứ để đến với nhau.
Hiện thực nằm trong phạm vi không thể cân nhắc, và tình yêu lớn hơn tất cả mọi thứ.
Tiểu thuyết gốc là dựa trên câu chuyện tình yêu giữa hai người họ. Tình yêu là niềm tin tối thượng, và những thứ khác đều phục vụ cho tình yêu. Mà câu chuyện tình yêu này không được suôn sẻ và ngọt ngào, sẽ có nhiều khúc mắc trong đó.
Hai con người đã mở lòng để ở bên nhau từ thuở thiếu thời, không màng đến người khác và không ngại tương lai, trải qua vô số trắc trở nhưng cuối cùng họ vẫn tràn đầy niềm kiên định, người có tình rồi cũng nên duyên vợ chồng và trở thành một cặp đôi đáng ngưỡng mộ.
Mà những thăng trầm trong tình yêu của họ, vài chuyện là do thời cuộc, còn vài chuyện là do con người tạo nên.
Những xoay vần của thời cuộc là sự chia li buộc phải đối mặt, còn do con người tạo ra, đó chính là có người ác ý ngáng chân, tạo ra khó khăn và trở ngại cho họ, rắp tâm phá hoại chia cắt họ.
Nguyễn Khê nguyên thân chính là một trong những ‘vật cản’ tình yêu của họ.
Đương nhiên, Nguyễn Khê không thể lãng phí thời gian trở thành nữ phụ độc ác giữa hai người họ, và cô cũng sẽ không để Nguyễn Khiết dính líu. Là ý tốt thì tốt, nếu là ý xấu cũng mặc, đều chẳng ích lợi, bởi vì Phùng Tú Anh không tin chị em cô.
Trắc trở trong tình yêu của bọn họ, cứ để người khác làm thôi.
Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết không nói chuyện của Diệp Thu Văn, học đến buồn ngủ thì thu dọn sách vở và đồ dùng học, chuẩn bị đi ngủ.
Trong lúc Nguyễn Khiết đang dọn cặp, cô bất ngờ phát hiện một miếng socola trong cặp của mình.
Cô đưa tay cầm lên, mới biết là miếng sôcôla hồi chiều Trần Vệ Đông đã cho cô khi ở rạp hát mà cô không nhận. Cô ngẩn người cầm thanh socola, chợt nghe Nguyễn Khê nói: “Hả? Trần Vệ Đông âm thầm nhét cho em à?”
Nguyễn Khiết hoàn hồn, nhìn sang Nguyễn Khê: “Em cũng không hay.”
Nguyễn Khê mỉm cười: “Chị thấy rồi nghe, một miếng socola ‘đắt tiền’.”
Nhớ lại sự việc ở rạp hát, Nguyễn Khiết lại không kìm được đỏ mặt. Cô xấu hổ cúi đầu, nhét thanh socola vào cặp, nói: “Ngày mai em sẽ trả lại cho anh ấy.”
Nguyễn Khê nhìn cô bé, không trả lời.
Điều nên nói, thực ra Nguyễn Trường Phú đã nói rất rõ ràng trước khi bọn cô lên lầu rồi.
Bản thân Nguyễn Khê cũng không ở độ tuổi này, đương nhiên sẽ không hoa mắt chỉ vì một ly kem vài ba miếng socola, nhưng ở độ tuổi của Nguyễn Khiết, kỳ thật cô vẫn có chút lo lắng cô bé sẽ bị rơi vào trong đó.
Mà lo thì lo, cô vẫn không can thiệp vào chuyện của Nguyễn Khiết quá nhiều, chuyện thế này cần có ý kiến riêng của con bé.
Buổi sáng đến trường, Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết sẽ nhập bọn với Nguyễn Hồng Quân, Diệp Phàm, Nguyễn Thu Nguyệt và Nguyễn Hồng Binh, cũng rất hiếm khi gặp nhóm của Hứa Chước, họ còn nghĩ mấy tên đó đều trốn học ở nhà rủ rồi hay không, vốn không có đến lớp.
Mấy anh chị em bước đến cổng trường, ba người vào trường tiểu học, ba người vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trước mắt sắp đến kỳ nghỉ hè, khí trời càng ngày càng nóng, sáng sớm đã không còn sự mát mẻ.
Học xong buổi sáng thì về nhà, mặt trời trên đầu càng thêm gay gắt.
Hứa Chước với Trần Vệ Đông đang đợi bọn cô trước cổng trường, họ gặp nhau và cùng về nhà như bao ngày.
Đến ngã ba trong đại viện, Nguyễn Khiết không trở về ngay mà đột ngột lấy socola từ trong cặp đưa cho Trần Vệ Đông và nói: “Trả anh, sau này đừng mua gì cho tôi, tôi trả không nổi.”
Nói rồi cô dúi thanh sô cô la vào tay Trần Vệ Đông, lôi kéo Nguyễn Khê rời đi.
Cô khác với Nguyễn Khê, Nguyễn Khê có thể nhận đồ mà Hứa Chước mua, bởi vì Nguyễn Khê có tiền để mua trả lại, còn có thể mời hết thảy người ăn một bữa đắt tiền, còn cô thật không có khả năng.
Trần Vệ Đông sững sờ, hét lên từ sau lưng:
“Không cần em trả!”
Nguyễn Khiết quay đầu lại nói: “Thế cũng không lấy!”
Mặc dù đúng là người nhút nhát và thiếu hiểu biết, nhưng cô ấy cũng hiểu đạo lý ‘bắt người tay ngắn, cắn người miệng mềm’. Từ khi còn nhỏ, bà cô đã dạy rằng không được tùy tiện nhận đồ của người khác, lấy đồ của người ta đều phải đáp trả.
Trần Vệ Đông đứng đó và nhìn Nguyễn Khiết khuất dần, đá hòn đá trên đất một hồi.
Hứa Chước nhìn anh ta ‘cười trên nỗi đau của người khác: “Hay là cho tôi đi, không ăn sẽ chảy mất.”
Trần Vệ Đông thẳng thừng đập miếng socola vào tay anh: “Ăn, ăn, ăn!”
Hứa Chước chẳng khách khí, anh xé mở miếng socola và cắn một miếng, vừa ăn vừa gật đầu khẳng định: “Chà, đồ đắt tiền có khác, quả thực rất ngon.”
Trần Vệ Đông: “...”
DTV
Anh đã chơi với kiểu người gì thế này!