Đi tới cửa thì gặp phải Nguyễn Khê, Nguyễn Khê trực tiếp làm lơ anh ta, bê bát đi vòng qua anh ta vào nhà.
Nguyễn Dược Tiến kìm nén nước miếng trong miệng, dừng bước quay đầu lại nhìn vào trong phòng, chỉ thấy Nguyễn Khê ngồi bên bàn, cầm đũa gắp cà chua xào trứng lên bỏ vào trong miệng, trên mặt tràn đầy nụ cười hạnh phúc.
Anh ta nuốt nước miếng, đột nhiên nghĩ: Hình như biết nịnh bợ cũng không có gì là không tốt cả.
Ngẫm nghĩ một hồi, thôi, anh ta không thèm ra vẻ đáng thương đâu.
Lượng thức ăn mà Nguyễn Khê xào cũng không nhiều, vừa đúng khẩu phần của hai người.
Sau khi ăn cơm với ông thợ may xong, cô đứng dậy thu dọn nồi bát.
Buổi trưa thỉnh thoảng ông thợ may sẽ ngủ trưa, hôm nay ăn no đ.â.m ra buồn ngủ, bèn về phòng làm một giấc.
Nguyễn Khê trông coi phòng chính, nằm bò ra bàn chuẩn bị chợp mắt một lúc.
Song cô vừa mới nhắm mắt lại ngủ mơ màng thì chợt có người gọi cửa đánh thức cô.
Cô nằm úp sấp trên mặt bàn giật mình tỉnh giấc, sau khi đứng lên thì chớp mắt vài cái, thấy một người phụ nữ dáng người hơi mập. Trên cánh tay của người phụ nữ có vắt cái quần, vừa vào nhà đã hô ầm lên: “Ông thợ may đâu? Gọi ông ấy sửa cái ống quần cho cô.”
Nguyễn Khê đứng lên bên cạnh chiếc bàn: “Thầy cháu đang ngủ rồi ạ, để cháu sửa giúp cô.”
Người phụ nữ mập quan sát Nguyễn Khê từ trên xuống dưới: “Cháu mới học được mấy ngày rồi hả, có được không đấy?”
Nguyễn Khê nói: “Được ạ.”
Người phụ nữ mập vẫn không yên lòng: “Vẫn nên để ông thợ may sửa cho cô đi, tuy quần áo của cô là được người khác tặng, nhưng dù gì cũng là vải còn khá mới, cháu sửa hỏng mất của cô thì cô biết tìm ai đây?”
Nguyễn Khê nói dứt khoát: “Sửa hỏng thì cháu sẽ bồi thường cho cô cái mới.”
Bồi thường cái mới?
Người phụ nữ mập trừng mắt: “Thật không đấy?”
Nguyễn Khê cười, gật đầu với cô ấy: “Thật ạ.”
Người phụ nữ mập nhìn mặt Nguyễn Khê, lại nhìn cái quần trong tay, hạ quyết tâm nói: “Thôi, vậy thì cháu sửa giúp cô đi. Sửa xong cô còn phải mặc luôn, không có thời gian chậm trễ ở nơi này lâu hơn nữa.”
Nguyễn Khê cũng không lề mề, nhận lấy quần từ trong tay cô ấy, lấy thước dây ra đo độ dài chân cho cô ấy trước. Đo xong, cô dựa theo kích thước mà cắt đi một đoạn quần, kế đó gấp vào trong nửa tấc, dùng máy may may lại.
May xong thì đi làm nóng bàn là, đợi bàn là nóng lên, cô là toàn bộ cái quần một cách cẩn thận.
Thấy Nguyễn Khê làm việc gọn gàng mà linh hoạt, hơn nữa còn là toàn bộ quần một lần, là đến khi ra dáng ra hình, người phụ nữ mập ở bên cạnh cười nói: “Cô nhóc cháu học cũng giỏi phết nhỉ, trông như thực sự có thể tiếp nối ông thợ may được rồi đấy.”
Nguyễn Khê nở nụ cười, đưa cái quần vào tay người phụ nữ: “Cô mặc vào thử xem.”
Người phụ nữ mập nhận lấy cái quần đi vào nhà kho bên cạnh, thay quần xong rồi đi ra, khen không ngớt miệng: “Trời ơi, cháu sửa rất vừa vặn luôn, đúng chiều dài mà cô muốn. Thế cô không cởi ra nữa, mặc đi luôn.”
DTV
Vừa nói, cô ấy vừa móc hai xu từ trong túi áo trên ra, nhét vào tay Nguyễn Khê: “Thế cô đi nhé.”
Nguyễn Khê nhận lấy hai xu, tiễn cô ấy ra đến cổng.
Thấy người phụ nữ mập đi xa, lúc cô xoay người lại muốn quay vào thì đúng lúc Nguyễn Dược Tiến cũng từ nhà tới.
Nguyễn Khê không thèm chảo hỏi anh ta, xoay người đi vào sân, đi thẳng đến chỗ xích đu dưới giàn nho rồi ngồi xuống. Cô vừa dựa theo lưng ghế xích đu để nằm xuống thì Đại Mễ đi tới nhảy lên đùi cô, thế là cô nhàn nhã vuốt mèo.
Nguyễn Dược Tiến đi qua trước mặt cô, liếc nhìn cô một cái: “Mày rảnh rang quá nhỉ.”
Nguyễn Khê dùng ngón tay gãi lên cổ của Đại Mễ, nhìn dáng vẻ hưởng thụ của nó, cười nói: “Có một số người nhất định là ghen ghét lắm đây.”
Nguyễn Dược Tiến hừ lạnh một tiếng: “Ai ghen tỵ với mày thì người đó là...”
Lần trước đã bị hớ rồi, anh ta ngừng lại không nói tiếp nửa câu sau, nuốt nó xuống rồi đi vào nhà.
Nguyễn Khê ôm Đại Mễ vuốt ve một hồi, ngẩng đầu nhìn lên mặt trời trên không đã ngả về phía tây, nghĩ thầm trong lòng: Nguyễn Trường Sinh có sức chịu đựng dồi dào, tinh lực tốt, bước đi cũng nhanh nữa, hiện giờ hẳn là sắp đến công xã rồi.
Nguyễn Trường Sinh khác với thiếu niên vẫn chưa dậy thì hoàn toàn như Nguyễn Khê và Lăng Hào, lại càng không giống với cụ già như Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa, anh ấy đang ở độ tuổi tinh lực và sức chịu đựng đều tốt nhất, làm việc cũng khỏe mà chạy cũng nhanh.
Cho dù có mệt thì nghỉ lấy hơi một cái là lấy lại sức mạnh ngay.
Vì vậy thời gian anh ấy đến công xã sớm hơn so với dự đoán của Nguyễn Khê một chút, cũng đúng lúc người người nhà nhà đang nấu cơm trưa chuẩn bị ăn cơm.