Chương 43: Vô Đề
Vào đến Hầu phủ trong thành Nghi Sơn, gia thần Lê Khiêm là con trưởng của Lê Cẩn sai đầu bếp của Lê thị bày một bàn tiệc hai mươi bảy món đầy ú ụ để tẩy trần cho Lê Ý cùng Trịnh gia hai vị công tử. Lê Ý ăn no nằm phưỡn bụng bảo từ ngày mai nấu một nồi canh cua cùng cá/ thịt kho ăn với dưa cà là được, nó không kén ăn.
Nói đùa cái gì, Trịnh Đạo hôm nay đã hỏi đầu bếp nhà nó trù nghệ tốt thế, có thể lên Tây Đô dạy đầu bếp nhà hắn vài tháng được không. Lê Ý nhếch mép khinh bỉ, đám con cháu Trịnh Khả kế thừa hoàn hảo cá tính tham lợi nhỏ của lão Trịnh đầu, cái gì đã vào tay đám vô sỉ này thì mạt kiếp đừng hòng trở lại.
Mới vào Hầu phủ mấy tiếng đồng hồ Trịnh Bang đã thó con dao thép Ấn Độ cùng cái khăn quàng cổ bằng len Ky Mã Lạp Sơn của Lê Ý, bảo là cầm theo phòng thân. Bố tiên sư, ở cái thành Nghi Sơn hơn vạn dân này, trừ đi số theo thuyền buôn đi làm hộ vệ lúc nào cũng có ít nhất năm sáu trăm thân binh của Lê Khôi canh giữ.
Chuyến này ra biển nó cũng đem theo toàn bộ quân Nam Xương theo hầu, làm quái gì có cái gì uy hiếp được an nguy của Trịnh Bang. Lại nói, cứ cho là phòng thân đi thì nó thó cái khăn len của Lê Ý làm gì?
Mặc kệ thằng Bang lân la thó đồ, Lê Ý nằm ngửa trên sập, song song với Trịnh Đạo buôn chuyện, nói một lát chủ đề liền chuyển qua vũ nữ apsara hay vũ nữ Ba Tư eo dẻo hơn, mông mẩy hơn, ngực nở hơn. Tranh cãi không ai chịu ai, chỉ còn cách mục sở thị để so sánh trực tiếp. Thế là Lê Ý cắp đít dẫn Trịnh Đạo đi hồng phường trong thành Nghi Sơn, phường Lạc Hà.
Phường Lạc Hà mới được quy hoạch hai năm trở lại đây, trước kia theo thương thuyền ngày càng tấp nập dẫn đến nhu cầu gái điếm ở Nghi Sơn tăng mạnh, nhà thổ mọc lên như nấm. Không chỉ có nhà thổ bản địa, gái điếm từ Đại Hoà, Đại Minh, Chiêm Thành, Ấn Độ v.v. loại nào cũng có đông một nhà, tây một quán không có quy củ gì cả.
Lê Ý không định cấm, vì cấm không nổi, đám thuỷ thủ quanh năm lênh đênh trên biển thì khoản đó là nhu cầu tự nhiên, mà đã có cầu thì ắt có cung, không công khai thì trấm trộm thôi, làm sao cấm nổi?
Chưa kể một khi ra lệnh cấm nghĩa là mất một khoản thu to, không đơn giản là triều đình được đặt hệ thống giám sát và đánh thuế, nếu Nghi Sơn ngăn cấm mại dâm dù ít hay nhiều cũng sẽ hạ mức độ ưu tiên của thương thuyền đến Nghi Sơn so với các cảng khác.
Cho phép cũng được, nhưng Lê Ý thấy cứ để mãi dâm bừa bãi như thế thì không ổn, không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý.
Thế là năm kia (1441) nó sai người quy hoạch tất cả đơn vị kinh doanh xác thịt lại làm một phường, đặt tên là phường Lạc Hà, nằm ở phía nam thành Nghi Sơn, cách một bức tường nhìn ra khu chợ nam.
Cái tên Lạc Hà này vốn là tên cũ của Lạc Văn hiên, từ thời Minh thuộc không dùng tên ấy nữa. Thế là Lê Ý lấy cái tên bảo chứng cho chất lượng này đặt cho hồng phường ở Nghi Sơn.
- Lạc Hà, chẳng phải là hoàng hôn sao, hồng phường mặt trời lên thì nghỉ, mặt trời lặn thì mở hàng kinh doanh, tên này chẳng hợp lắm ru.
Trong thành Nghi Sơn không cho phép cưỡi ngựa, Lê Ý sẽ không tự tay đập vỡ luật lệ do mình đề ra. Hai người nằm nghiêng người trên xe ngựa riêng của Lê Ý, vừa nằm Trịnh Đạo vừa bình phẩm tên hồng phường của thành Nghi Sơn.
Lê Ý vừa đá chân thúc giục Lê Khiêm đi cho mau, vừa thoả mái nói.
- Em chẳng nghĩ nhiều thế đâu, nghe ông già em nói Lạc Văn hiên ngày xưa là Lạc Hà hiên bèn ăn trộm tên này về dùng thôi.
Xe ngựa chậm rãi tăng thêm chút tốc độ trên đường lớn, người đi đường không vội không chậm lách người né tránh, đây có lẽ là đặc sản giao thông của dân tộc Lạc Việt rồi, xe đi cứ đi, người sang đường cứ sang, không ai bảo ai mà nhịp nhàng như dàn giao hưởng. Quan trọng nhất là đừng dừng lại đột ngột làm hỏng tiết tấu thì chẳng có vấn đề gì cả.
Loanh quanh một lúc lại chẳng muốn đi xem vũ nữ nữa, thế là tạt vào quán quen của Lê Ý, Trịnh Đạo đứng trước cửa nghệ quán ngửa đầu nhìn biển hiệu, lầm bầm.
- Tầm Thanh lâu, tên hay lắm, tầm thanh âm vấn đàn giả thuỳ, tỳ bà thanh đình dục ngữ trì.
Tổng thể lầu các ba tầng kết cấu bằng gạch và gỗ, đèn thuỷ tinh ánh vàng đơn giản ấm áp chứ không bài trí hoa xanh đỏ rực rỡ như mấy nhà khác, ngoài cửa chỉ có hai nha đầu mười ba mười bốn mặc giao lĩnh lãnh tĩnh đứng chờ, khi nào khách đến thì cắt một đứa dẫn lên lầu, ngay lập tức sẽ có một nha đầu khác thế chỗ. Lê Ý dắt theo Trịnh Đạo sải bước vào trong, ngay sát phía sau là Lê Khiêm cùng Nguyễn Tuy theo bước hộ vệ.
Trịnh Đạo bất ngờ nhìn dáo dác chung quanh, thuyệt không thấy cô nương ăn mặc mát mẻ ra đón, chỉ nghe mùi hoa thơm thoang thoảng. Bốn vị đại gia theo chân nha đầu tiếp tân nghênh ngang bước lên Tầm Thanh lâu.
Từ cổ chí kim chỉ cần là thanh lâu nhất định sẽ có một vị lão bảo tử (ma ma) hiểu tình thú, quả nhiên còn chưa bước qua ngưỡng cửa thì một giọng nói êm ái truyền tới.
- Ái chà chà, nô gia nói sao hôm nay chim khách lại kêu không ngừng mà, nha đầu Hoàng Ly kia nói thế nào cũng không chịu xuống lầu gõ phách, thì ra tiểu Hầu gia tới nghe hát, ngài đã mấy tháng nay không đến rồi đấy, để nữ nhi của nô gia ngày ngày lấy nước mắt rửa mặt.
Lê Ý cười nhẹ vẻ mặt đoan chính, tay thì không tiếng động tìm cách lần mò đến mông bảo tử, nàng không tính là nhiều tuổi, cũng chỉ hai mươi bốn, hai mươi lăm mà thôi, mặt mũi không xoa một đường son vạch phấn nhưng cuốn hút đến lạ, chẳng phải loại nhìn vào là kinh diễm như gặp thiên nhân nhưng càng nhìn càng trầm mê vào trong đó không tự dứt ra được.
Nguyệt Nương ngăn bàn tay lợn mỡ màng của Lê Ý lại, đảo mắt nhìn qua vị công tử còn lại còn lại nhoẻn miệng cười. Trịnh Đạo thề, đời này hắn chưa bao giờ gặp một người đàn bà quyến rũ như vậy, so với nàng đám tiểu bì nương ở Đông Kinh bỗng nhiên trở nên nhạt nhẽo vô vị.
Không sơ mó gì được trên người Nguyệt Nương, lại thấy nàng câu dẫn Trịnh Đạo, Lê Ý có chút không vui quệt mỏ nói.
- Nguyệt Nương, đừng ném bả lung tung, người đi cùng Hầu gia ta chắc chắn không phải là người thường, chọc vào hắn nghĩa là nàng đang cách cái chết rất gần đấy. Được rồi, kiếm mấy con bé khéo tay vào hầu, gọi cả Hoàng Ly nữa, hoa quả chu đáo, cái khác không cần lo.
Nói rồi bàn tay mỡ màng nhét một viên ngọc trai to như long nhãn mất hút giữa khe ngực của Nguyệt Nương, chỉ có những lúc như này nàng mới cho Lê Ý ăn mặn.
Trịnh Đạo chảy cả nước dãi rồi, từ khi Nguyệt Nương cười với hắn thì mắt không chớp cái nào. Lão bảo tử cố ý ưỡn ngực lên, núi non ngồn ngộn lại càng trở nên hùng vĩ.
Thấy Nguyễn Tuy ra vẻ sắp nhào tới ăn sống nuốt tươi Nguyệt Nương, Trịnh Đạo vội lấy sức chín trâu hai hổ giữ lão lại, đừng có làm mất mặt chủ tử.
Lê Ý thấy thế phất tay bảo Nguyệt Nương vào chuẩn bị phòng riêng cho bọn hắn. Dẹp yên được lão gia thần rồi Trịnh Đạo cười dâm tiện thì thầm vào tai Lê Ý.
- Khà khà … nhớ lại năm xưa thân đồng tử của anh mi đã giao cho Phương Nương ở Lạc Văn hiên, anh đồ là mi cũng đã bàn giao vào tay Nguyệt Nương rồi hả, tư vị như thế nào, kỹ năng tốt không, mi đỡ được mấy hiệp, đừng nói là một hiệp cũng không chống nổi nhé ...
Trịnh Đạo như biến thành một con người khác, xoay quanh Lê Ý vo ve như ruồi đặt toàn vấn đề chấm hỏi. Mãi đến lúc Nguyệt Nương bước xuống lầu hắn mới tắt chế độ lắm mồm chuyển qua chế độ đạo mạo.
- Hai vị công tử xin theo nô gia tới phòng riêng trên lầu.
Nói rồi xoay người bước lên trước, thân áo giao lĩnh dài chấm gót, theo từng nhịp bước chỉ lộ gót cùng một phần cổ chân chứ không nhìn thấy bắp chân trở lên. Đợi tới cầu thang, mông Nguyệt Nương uốn éo rất có quy luật, giống như múa vậy, Nguyễn Tuy không tin tà đưa tay ra bóp, nhưng không sao bóp trúng, hiển nhiên ngay cả động tác lên cầu thang này cũng cực kỳ có ý tứ, lại thường xuyên được thực hành.
Trịnh Đạo nhìn hau háu hai cái bờ mông tròn vành vạnh đó, chỉ có Lê Khiêm dường như không có hứng thú với phụ nhân có tuổi, vừa tán gẫu với Lê Ý, mắt liến thoắng nhìn đám loli mười ba mười bốn.
Lê Ý thề, cái thú của Lê Khiêm vào thời hiện đại chỉ có nước “kính thưa hội đồng xét xử”.
Còn Lê Ý à? Sống hơn mười bốn năm dưới cái vỏ thiếu nhi đến thiếu niên, theo đúng trình tự tâm lý lẫn thực tế thì nó có chút thích Nguyệt Nương thật, nhưng không đến mức khiến nó làm mấy trò như nhét ngọc trai vào khe ngực nàng khi nãy.
Nếu chút sức kiềm chế đó không có, ở đời sau ra đường rặt một màu các em gái mặc áo hai giây mỏng tang xuyên qua nhìn thấy cả áo ngực, váy ngắn cũn cỡn khoe cả mông ra thì thành chó dái hết à?
Bởi thế với nó mà nói Nguyệt Nương hay thanh lâu thế này đúng là trò trẻ con, đi cho thỏa lòng hiếu kỳ thôi chứ chưa tuổi gì khiến nó trầm mê vào đó được.
Chẳng qua, nữ nhân này không đơn giản, có cơ hội cận thân quan sát một chút cũng không tồi.
Nhã phòng rộng bốn năm trượng vuông (64-80m2) trải thảm Ba Tư, trên tường treo tranh thuỷ mặc, ở giữa có một cái giếng trời làm trong phòng mát mẻ như xuân. Trên mỗi chiếc bàn là một hộp bánh trái tinh xảo, bên cạnh là một bình rượu hoa quả, nằm vật ra đây chìm vào chốn ôn nhu chẳng còn muốn tỉnh lại nữa.
Trịnh Đạo ngồi xuống bàn, nhìn mấy món bánh tinh tế trong chiếc hộp tre, hắn thấy đầu bếp nhà mình không thể làm ra được, tiệm bánh ở Đông Kinh cũng không đủ trình làm ra loại bánh vỏ mỏng như cánh ve mà giữ dáng bánh tốt như thế này.
Nguyệt Nương duyên dáng thi lễ:
- Vị công tử này thân phận cao quý nô gia không dám hỏi danh tính, hôm nay nữ nhi Lạc Yến của nô gia mới vào nghề, mong bốn vị công tử hưởng ứng, nô gia cảm kích bất tận.
Lê Ý cười nói:
- Anh Đạo, nàng nhận ra anh rồi. Lạc Yến vốn đã xuất sư gần một năm nay, vẫn đang chờ con cá lớn. Nếu Nguyệt Nương không nghe ra chút gì thì không để bánh trái thơm ngon như thế lộ diện đâu.
Trịnh Đạo nghe thấy thế ánh mắt hơi lạnh, nhưng rất nhanh trở lại vẻ ôn nhuận như ngọc. Nguyệt Nương sợ hãi nửa quỳ trên thảm, thấy Trịnh Đạo không có vẻ gì muốn trách tội bèn gõ vài tiếng chuông.
Tức thì, cùng với tiếng chuông vang vang, mấy bức tranh thuỷ mặc trên tường được vén lên, hoá ra phía sau mấy bức tranh có khoét một ô nhỏ độ một trượng vuông (16m2), bên cạnh có hai cánh cửa ẩn, từ bên trong có mấy vũ cơ uyển chuyển vừa múa vừa lướt ra trước bốn chiếc bàn rượu.
Theo sau là nhạc nương ôm nhạc khí nối nhau đi ra, vừa đi vừa nhẹnh nhàng tấu nhạc. Tỳ bà, đàn nhị ra trước, ca nương đàn tranh, đàn bầu v.v. ôm đàn ra sau.
Đám vũ cơ trước bàn liền xếp thành đội hình trình diễn, tỳ bà {tranhhh} một tiếng, âm nhạc réo rắt, bọn vũ cơ biến hóa động tác, gia tốc nhịp múa, bàn chân trần đeo chuông bạc, mỗi bước di chuyển vang lên tiếng chuông {rinh rang} trong trẻo.
Cả chủ cả tớ, bốn tên sắc lang dường như quên mất mục đích bước ra khỏi nhà, trong mắt chỉ còn thấy mép váy xoè hoa, vũ y bay múa, cánh tay như ngó xen khua các loại nhạc khí.
Mười hai vũ cơ quỳ xuống đất, chỉ có bầu ngực phập phồng không ngừng cho thấy vừa rồi nhảy múa cực kỳ hao thể lực.
Trịnh Đạo nhiệt liệt khen hay, ném mấy thẻ tre trên bàn ra thưởng, thấy thế Lê Ý cũng phải thưởng theo.
Đi nghe hát không ai thưởng tiền, như thế một là tỏ vẻ thô tục, bất nhã. Tất cả tưởng thưởng trong khi nghe hát đều được thực hiện bằng cách ném thẻ tre, ả đào, vũ cơ dựa theo số thẻ tre đó mà nhận thưởng, thính khách cũng dựa theo số thẻ tre ném ra mà thanh toán.
Làm như vậy không chỉ thính khách tỏ vẻ trang nhã lịch sự mà nghệ quán cũng có thể dễ dàng quản lý thu nhập của ả đào, vũ cơ.
Vậy nên hát ả đào chính tông còn gọi là ca trù, trù tức là tấm thẻ tre dùng để tưởng thưởng.
Nguyệt Nương mặt như hoa đào, một hồi vũ đạo đã thưởng từng ấy thẻ tre, đáng giá mấy chục lượng bạc, hiếm khi gặp được hào khách như thế.
Vũ nương bái tạ xong liền vui vẻ lui ra, Lê Ý nghiến răng ken két nhìn Trịnh Đạo.
“Đồ phá gia chi tử, ném thẻ tre một lúc hơn mười lượng bạc làm ta cũng phải ném theo, chuyến ra biển này phải cho anh biết kiếm tiền không dễ.”
Một lúc sau có một nha đầu dắt theo người mù ôm đàn đáy, sau khi thi lễ xong được nha đầu giúp ngồi vào góc tường, ngồi thẳng lưng ôm đàn. Lại có hai nhạc nương tiến vào, người ôm trống chầu, người cầm phách ra bày bên cạnh người mù.
{Tình tinh tình tinh … tinh tính tính tang tình}Tiếng đàn đáy sạch sẽ vang lên, không có sự náo nhiệt như vừa rồi, thanh âm nhã nhặn bên tai xem lẫn tiếng trống, tiếng phách cầm nhịp, một âm điệu ôn nhu thê lương theo tiếng sênh từ sau bình phong truyền ra, tiếng ca du dương, như kể khổ như ai oán:
- … Cầm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá/ Lặng tiếng đàn nấn ná làm thinh/ Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ/ Tay ôm đàn che nửa mặt huê/ Vặn đàn vài tiếng dạo qua/ Tuy chưa chọn khúc tình đà thoảng bay…
…
- Tiếng đàn lời ca uyển chuyển dễn nghe, sao trong lòng vương nỗi buồn man mác. Tiếng đàn kia cất lên rồi bỏ lửng, khiến người khách cứ mãi muốn được nghe thêm. Sâu trong tiếng đàn tràn ngập xót thương cho kiếp bọt bèo, phù du nhưng lại không vương chút nào chán chường, oán hận. Nghe hát như thấy khách nghe đàn từ giai điệu kia mà hiểu được tâm tình của người cầm nương. Vậy nên cố nấn ná dò hỏi mà thỉnh cầu cầm nương hãy chơi thêm khúc nữa.
Đó là lời cảm thán của Trịnh Đạo nói cho Lê Ý nghe trong xe ngựa trên đường hồi phủ, còn Lê Ý chỉ biết hôm nay Trịnh Đạo đốt hơn trăm lượng bạc, đi biển về sẽ bị Trịnh Khả đánh gãy chân.