• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Lão bộc vừa tiễn chân Lê Ý ra khỏi cửa đã vội quay vào, hướng Phương Tá nói.

- Bẩm thiếu gia, đêm qua đoàn xe hàng của Thôi thị bị người ta cướp mất, giá trị không dưới năm ngàn lượng bạc, một tên quản sự, hai tên phụ tá, mười sáu tên phu xe, tám tên hộ vệ không ai sống sót. Thôi Hiến đang thỉnh cầu thiếu gia ngài đánh tiếng với Đô chỉ huy sứ ty đại nhân phát binh giúp hắn đòi công đạo.

Phương Tá cười lạnh.

- Phát binh? Hẳn là đám người Tráng ở La Khanh sơn xuống núi làm thổ phỉ chứ gì?

Lão bộc sau lưng chắp tay phục tùng khống nói, Phương Tá uống một hớp trà, có chút cay cú nói.

- Ròng rã năm ngàn lượng bạc, hừ! Ngoài thành Quảng Châu nạn dân kêu gào,thây chết đói mỗi ngày vài mươi cỗ, Tả Bố chính sứ ty đại nhân đứng ra kêu gọi quyên góp. Thôi Hiến chỉ góp năm mươi lượng, thế mà giờ này còn có mặt mũi đến đây cầu ta xuất binh dẹp loạn. Bảo với hắn tự đi mà tìm Đô chỉ huy sứ ty đại nhân, ta bận trù bị tiền lương cứu tế nạn dân, không rảnh.

Chuyện là mấy năm nay triều đình chinh phạt man di ở Lộc Xuyên/ Vân Nam làm loạn, trước sau phát binh hơn ba mươi vạn, mộ phu hơn sáu mươi vạn.

Số phu phen đó quá nửa đều lấy từ khu vực Lưỡng Quảng, Vân Quý. Đánh trận từ năm Chính Thống thứ ba (1438) đến nay đã là năm chính thống thứ tám (1443), tổn binh hao tướng đến vài mươi vạn, tổn thất dân phu còn hơn như thế.

Tráng đinh bị triệu tập phu dịch hết đợt này đến đợt khác, các vùng thôn quê đã có nơi quá nửa số ruộng phải dựa vào phụ nữ canh tác.

Giữa năm nay Quảng Đông lại có bão lớn đổ bộ, mưa lũ năm sáu ngày trời, ruộng đồng mất trắng tới bốn năm phần mười.

Nếu như mấy năm nay không có sự hệ gì, phủ kho đầy đủ thì đơn giản là mở kho phát chẩn cứu đói là được thôi, phải cái quá nửa lương gạo đều đã phát đi Lộc Xuyên đánh trận cả rồi.

Số lương gạo còn lại bắt buộc phải lưu một ít đề phòng chuyện khẩn cấp, vậy nên số lương có thẻ dùng để cứu tế lưu dân ngày cảng ít.

Tả Bố chính sứ Yết Kê từ tháng trước đã vận động cự thương ở Quảng Đông chung tay quyên góp tiền gạo cứu tế lưu dân, thế nhưng thái độ của đám cự thương là vui thấy sự thành.

Nói đùa cái gì đâu, chúng còn đang thuận thế thắt chặt nguồn cung đẩy giá lương thực đây. Đợi làn sóng đói kém lan đến huyện thành các nơi mà hốt một vố thật lớn.

Đến lúc đó nào khế đất khế nhà, nào nô bộc tỳ nữ đều là giá rẻ như cho. Đám dân đen đối diện với cái chết vì đói thử hỏi còn mấy kẻ có thể cứng đầu cứng cổ giữ vững tổ nghiệp, lại có bao nhiêu kẻ có thể từ chốitờ khê bán thân.

Phải biết, nô tịch ở Đại Minh chính là truyền đời, cha mẹ nô tịch tức là tiện dân thì con cái sinh ra cũng là tiện dân.

Ép được lương dân ký vào tờ khế bán thân nghĩa là gia tộc bọn hắn có được một đám nô lệ đời đời kiếp kiếp. Trời cho cơ hội như thế, dễ gì bọn chúng bỏ qua cho được.

Thương nhân vì lẽ đó mà chẳng mặn mà gì chuyện cứu tế lưu dân. Đến ngay cả mặt mũi Tả Bố chính sứ đại nhân cũng chỉ đáng giá ba mươi đến năm mươi lượng bạc, với giá lơng thực ngày một bị xào lên cao ở Quảng Đông số bạc đó có thể mua gạo cứu được bao hiêu người?

Đừng hiểu nhầm, Phương Tá nói như thế không có nghĩa là hắn yêu thương dân chúng tới mức vì một đám lưu dân sẵn sàng xé da mặt với đám cự thương khắp Quảng Đông.

Đơn giản vì dân số ở Quảng Đông này chính là căn cơ, là chỗ dựa của hắn. Khắp một vùng Lĩnh Nam này nói cho cùng vẫn là đất của người Việt, dù là Âu Việt ở miền núi Lưỡng Quảng, Lạc Việt ở Giao Chỉ hay Lê Việt ở Quỳnh đảo trong mắt nhà cai trị Trung Hoa đều là Việt cả.

Dù người Tần chinh phạt nơi này đến nay đã một ngàn sáu trăm năm nhưng phần lớn đất đai, dân số Lĩnh Nam đều nằm trong tay các lãnh chúa địa phương người Việt.

Thậm chí ở Giao Chỉ người Việt còn thành lập vương quốc riêng, tách khỏi trực trị của thiên triều.

Nào phải tự nhiên mà từ những năm cuối thời Hồng Vũ (139X) tới nay đã hơn năm mươi năm dân số Lưỡng Quảng báo cáo về triều đình vẫn luôn là năm trăm vạn.

Từng ấy năm qua, dân số người Hán năm sau nhiều hơn năm trước, từ gần hai trăm vạn vào thời Hồng Vũ đến Chính Thống nguyên niên đã lên đến hơn ba trăm vạn dân.

Tuy nhiên dân Âu Việt, à không, bây giờ phải gọi là người Tày/ Tráng mới đúng. Người Tày/ Tráng từng ấy năm qua đều vững đà suy giảm dân số.

Người không biết đọc báo cáo của Bố chính sứ ty Lưỡng Quảng còn tưởng ngời Hán ở đây diệt chủng người Tày, Tráng. Nào biết rằng đó chẳng qua là biểu hiện của việc người Tày/ Tráng càng ngày càng không coi trọng uy quyền của triều đình Đại Minh, càng ngày càng công khai báo cáo gian dối, dấu diếm dân số trước triều đình.

Trong hoàn cảnh như thế, mỗi một hương, một huyện đều là tài sản trân quý của Bố chính sứ ty Quảng Đông giúp đảm bảo quyền kiểm soát của triều đình đối với Quảng Đông.

Hay nói cách khác, mỗi một nhân khẩu đều là vốn liếng của Phương Tá hắn tranh công với triều đình trung ương, có thể sớm ngày cao thăng thượng chính hay không là nhờ vào đó cả.

Đoạn quan lộ của người như thù đoạt vợ giết cha, bảo sao đối với đám thương nhân này Phương Tá chỉ hận không thể ăn gan uống máu bọn chúng cho hả giận.

Nói đi cũng phải nói lại, chuyện nào ra chuyện đó, Phương Tá cùng lão đại của hắn là Yết Kê vẫn đang được chia phần từ đám thương nhân. Phương Tá không đời nào để tình cảm nhất thời làm đoạn tài lộ của mình.

Hắn có thể sống thanh đạm không truy cầu tiền vàng tài bảo, nhưng vợ con hắn cần có quộc sống dư dả, gia tộc của hắn cũng cần tài chính để hoạt động.

Thư hương môn đệ nha, học phải đi đôi với hành Học có thể dựa vào kinh sách gia truyền, nhưng hành, thì không có tiền không được.

Chỉ riêng khoản đi dâng bái thiếp, bái phỏng chư vị danh nho trong thừa tuyên đã là con số không nhỏ rồi. Đây là bắt buộc, bái phỏng không chỉ để trau dồi kỹ năng, học thức mà còn để xây dựng mối quan hệ.

Đầu năm nay lăng đầu thanh cá chép vượt long môn không phải không có, thế nhưng so với số giao long hóa rồng thì vẫn là ít đến đáng thương.

Ai lại không muốn con cháu gia tộc mình bước ra đời đã là giao long đâu.

...

Hôm nay trời vừa sáng, Lê Ê đã thu hai tay vào ống tay áo đứng trước cửa đoan môn. Hôm nay lão tham gia buổi triều sớm.

Đến giữa giờ mão (6h sáng), nội quan dùng sức đẩy Đoan Môn ra để chư vị đại thần vào điện Cần Chính trước. Thái Hậu cùng Hoàng Đế vẫn chưa đến, không khí trong điện Cần Chính có chút rôm rả, quần thần túm năm tụm ba, kẻ đứng người ngồi tụ tập chuyện trò vui vẻ.

Lê Ê không tham dự, hay nói đúng ra là mấy năm bị đẩy lên Gia Hưng chịch khỉ quan hệ của lão trong triều đã đứt đoạn gần hết, bây giờ trở về mọi người còn vì tỵ hiềm nên ít nhiều có chút xa lánh lão.

Lê Ê cũng chả để ý, chỉ nghiêng đầu lắng nghe, bắt được chủ để rồi lão không nhịn được có chút nhếch mép.

Đám quan văn hệ Kinh Lộ thì đang bàn chuyện cuối năm nay trưng tập dân phu đắp đường, sang năm tháng giêng chuẩn bị quân dịch, đến cuối năm sau lại đắp đường giai đoạn hai tiến tới thông thương tự do trong nước.

Đây đều là xương thịt của đám thế gia vọng tộc cả, đúng là chỉ có lợi ích lớn như phép canh tác lúa mới mới đủ để làm lợi ích trao đổi những thứ này mà thôi.

Lại nói, nếu đến trước khi người Chiêm Thành khai chiến mà triều đình vẫn chưa dẹp được giặc cỏ ở Hưng Hóa thì mèo lại hoàn mèo, coi như chúng chưa mất gì mà được không năm thành lương thực mỗi năm.

Nói đến bọn giặc cỏ ở Hưng Hóa, gần nhất chúng đã đang dốc sức đắp lũy Mường Mỗi, nghe chừng chúng quyết tâm đương cự với quân triều đình ở đây.

Trung thực mà nói, nếu là các năm khác đây chẳng phải đại sự gì, từ khi lập quốc đến nay cứ vài năm lại phải xuất binh Hưng Hóa một lần. Đối với chuyện đánh Hưng Hóa, triều đình Đông Kinh có thể nói là quen tay hay việc, Thái Tổ còn sai người khắc thơ của mình lên vách đá kỷ niệm kia kìa.

Lý là như thế, kể cả đã quen tay hay việc thì muốn dẹp lạn ở Hưng Hóa cũng phải có ít nhất hai vạn đại quân. Nói gì thì nói, cường công hai đến ba vạn quân Thái trong lũy Mường Mỗi đâu phải chuyện muốn là được.

Hiềm một nỗi năm nay thiên tai nhân họa liên miên, tiền lương thuế khóa nhập vào quốc không đáng là bao.

Cuối năm nay đầu năm sau triều đình lại làm việc lớn như đắp đường, quân dịch, đến giữa năm sau tám chín phần mười sẽ phải động binh với Chiêm Thành, tình hình tiền lương của triều đình hiện tại thực sự là giật gấu vá vai.

Loạn ở Hưng Hóa nổ ra lúc này không khác gì giọt nước tràn ly, gánh nặng kinh tế hiện tại đã là nguy như chồng trứng.

Đương nhiên, đến nước đường cùng thì triều đình sẽ phải tạm hoãn chuyện đắp đường, vét kênh với quân dịch thôi, chỉ cần như thế thì triều đình đủ sức mở thêm vài mặt trận nữa cũng không chừng.

Cơ mà, làm như thế khác gì miễn phí chắp tay dâng phép canh tác lúa mới cho thế gia vọng tộc Kinh Lộ. Chuyện đắp đường, thông thương, quân dịch gác lại thì dễ, chờ một hai năm sau tài chính triều đường sung túc muốn nhắc lại chuyện này nói nghe thì dễ.

Đám thế gia vọng tộc kia có một vạn lý do thoái thác mấy chương trình nghị sự này. Cái gì? Cũng tạm thời gác phép canh tác lúa mới lại á?

Đứa nào thử há mồm ra đòi tạm hoãn phổ cập phép canh tác lúa mới xem sáng mai có bị toàn dân Đông Kinh dùng nước bọt dìm chết hay không.

Quay lại chuyện bọn giặc cỏ ở Hưng Hóa, từ cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, Nhập nội Kiểm sát ty cùng lực lượng của phe hoàng tộc tổ chức một cuộc tảo thanh. Lấy Phủng Thánh quân của Lê Niệm làm nòng cốt kết hợp thổ binh của mười mấy mường còn trung thành vây đánh quân nổi loạn ở Mộc Châu.

Nghe đâu lão già Trịnh Tú gia thần nhà Lê Niệm cùng Lê Chiêm gia thần nhà Lê Khôi cầm quân. Thắng thì có thắng, giết được cả Phù Nạm Mộc Châu, nhưng lại để Cầm Sương xỏ dây vào mũi dắt đi như bò, cuối cùng để hơn một vạn quân Thái nhẹ nhàng rút lui khỏi Mộc Châu.

Lê Ê hơi nghiêng đầu liếc nhìn Lê Khôi ngồi vị thứ hai bên võ. Chỉ thấy lão vẫn nhắm mắt dưỡng thần ra chiều không có chút nào nóng ruột, Lê Ê nhếch mép cười.

“Nếu là thằng Khôi đích thân cầm quân thì chuyện đâu đến nỗi này. Thậm chí chưa cần đến thằng Khôi, chỉ cần cỡ thằng Khả, thằng Xí, thằng Bị, thằng Thụ v.v. bất cứ một đứa nào trong chúng nó cũng là đủ để Cầm Sương không có đường về rồi. Hiềm một nỗi sóng gió Đông Kinh cuồn cuộn, ai lại dám cầm quân đi dẹp giặc vào lúc này đâu ... cầm quân ... Hưng Hóa sao.”

Nghĩ đến đây, ánh măt Lê Ê hơi đống, dường như lão đã bắt được một tia gì đó. Lão không một tiếng động lần mò đến chỗ bọn Trịnh Khả, Lê Sao, Trịnh Khắc Phục v.v. bảy tám người đang ngồi nói chuyện, đoạn lão hướng mấy người thi lễ.

- Chư vị đại nhân.

Nhìn xem Lê Ê chủ động đến tìm mình, Trịnh Khả cười nói.

- Tây đạo Hành quân Tổng quản đại nhân lại đây có chuyện gì muôn nói với bọn mỗ?

Lê Ê cũng không ngại ngùng.

- Hồi Bình chương sự đại nhân, Ê là vì chuyện Hưng hóa mà tới.

- Ồ?

- Chư vị đại nhân cũng thấy đấy, Cầm Sinh đã đem hơn một vạn quân về giữ lũy Mường Mỗi, ngày đêm đắp lũy cắm chông. Ê liệu rằng chư vị đại nhân ở đây không ai tiện cầm quân lên Mường Mỗi đánh dẹp, sự để càng lâu càng dễ sinh biến.

Bọn Trịnh Khả bảy tám người quay mặt nhìn nhau, Lê Khôi đang nhắm mắt dưỡng thần cũng quay lại nhìn về phía Lê Ê, ánh mắt lão sáng quắc như muốn mổ xẻ Lê Ê nghiên cứu. Trịnh Khắc Phục thấy không khí có chút căng thẳng, liền lặng lẽ hỏi.

- Ý đại nhân là?

Lê Ê cũng không vòng vo, nhắm thảng vấn đề nói.

- Ê tuy bất tài nhưng đánh dẹp bọn giặc cỏ này vẫn là có chút nắm chắc, chẳng qua Ê thấp cổ bé họng, vãn là hi vọng chư vị đại nhân có thể giúp Ê lần này.

Trịnh Khả trao đổi ánh mắt với Lê Khôi một lúc, chưa kịp hướng Lê Ê mở miệng thì từ gian trong đã có tiếng nội thị xướng thật cao.

- Bệ Hạ thượng triều.

PS: Truyện đầu tay, mong mọi người để lại đánh giá để tác ngày càng hoàn thiện hơn.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK