4 vạn so với bây giờ chắc các bạn sẽ chẳng coi là bao nhiêu. Nhưng phải biết vào lúc đó 4 vạn là con số không nhỏ, tôi làm cật lực ở công trường, không nghỉ ngày nào, một tháng cũng chỉ kiếm được 2000 là nhiều.
Nói một cách xấu hổ, lúc đó tôi lựa chọn cái nghề nâng quan nhân chính là vì tiền!
Có điều tôi cũng không cảm thấy yêu tiền là một chuyện mất mặt cho lắm, hơn nữa với hoàn cảnh của tôi lúc đó, cái gọi là quân tử yêu tiền là hướng đi đúng đắn.
Vừa nghe nâng quan nhân một đơn có thể kiếm 4 vạn tệ, tôi liền động tâm, nhưng phản ứng tiếp theo là hỏi lại tam thúc: "Trưởng thôn trả cho Tiền Sâm 4 vạn, vậy tiền ở đâu ra?"
Tam thúc nói ông không biết, mà chẳng phải trưởng thôn có một đứa con trai lớn sao?
"Nhưng nghe nói con trai ông ta chết vì tai nạn lao động, còn được bồi thường một số tiền lớn mà?" Tôi vừa nói ra thì lập tức hiểu, số tiền này chính là tiền bồi thường của con ông ta. Ấy nhưng câu tiếp theo của Tam thúc lại khiến tôi ngây người: "Thực ra con lão chưa có chết, chỉ là không về nữa thôi!"
"Không chết?" Tôi sửng sốt, sau đó lắc đầu: "Không có khả năng, lúc trước chính trưởng thôn và mấy người cùng đi nhận xác, sao có thể không chết chứ?"
"Lúc đó ta không đi cùng, không rõ chuyện thế nào lắm." Tam thúc nói: "Có điều ta chắc chắn con trai lão chưa chết, ta đã nhìn thấy!"
Tôi vội hỏi Tam thúc là gặp lúc nào, ông nói đại khái là 2 năm trước, con trai trưởng thôn đã từng về một lần, vào lúc đêm khuya. Trời chưa sáng rõ thì đã rời đi, cho nên trong Lưỡng Sơn Khê chẳng ai biết, lúc đó Tam thúc cũng là ngoài ý muốn băgs gặp.
Tôi chần chừ rồi hỏi tiếp: "Nếu con trai trưởng thôn còn sống, sao phải giấu diếm? Lại không dám quay về?"
Tam thúc nói: "Chuyện này ta không biết, tuy ta biết nó còn sống, nhưng ta nghĩ nếu lão không nói thì đương nhiên phải có lý do, ta thì không muốn nhiều chuyện."
Lúc đó tôi tuy rất tò mò về chuyện con trai trưởng thôn còn sống, nhưng cũng không để bụng, nói gì thì toàn bộ người Lưỡng Sơn Khê đã chết, vấn đề rối rắm này cũng không có ý nghĩa.
Nhưng việc kiếm được 4 vạn một đơn thật sự khiến tôi động tâm. Trên thế giới này chẳng có ai ngại nhiều tiền cả, tôi liều chết mới tránh được một kiếp, lúc đó với tôi mà nói, tâm trạng đang mất thăng bằng.
Thực ra bây giờ nghĩ kỹ lại thì trên thế giới này chẳng có chuyện bánh rơi vào đầu, bạn muốn đạt được cái gì tất nhiên phải bỏ ra cái giá tương xứng. Nếu như được lựa chọn lại, tôi tình nguyện cả đời giữ nếp sống của Tam thúc. Đáng tiếc là lúc đó tôi lại động tâm!
Có điều động tâm thì động tâm, chứ tôi không có khả năng đi khắp hang cùng ngõ hẻm để quảng cáo mình là nâng quan nhân, việc này là bất khả thi. Cho nên lúc đo thứ tôi thiếu là một cơ hội để chính thức bước chân vào nghề.
Mà ngay lúc đó tôi cũng không thể nghĩ cơ hội lại tới nhanh như vậy. Tôi còn nhớ như in là ba ngày sau khi gã nhà giàu kia rời đi, mấy ngày này tôi vẫn đang đi làm thuê ở công trường kiếm tiền, sáng sớm ngày thứ tư thì hã lần nữa tìm đến cửa, nói có chuyện muốn mời Tam thúc.
Theo gã nhà giàu nói thì con gái gã tuổi xuân chết sớm, cho nên muốn nhờ Tam thúc tới chủ trì lễ siêu độ vong linh để con bé được an giấc ngàn thu.
Tam thúc suy nghĩ một lát rồi đồng ý, gã nhà giàu lái xe đưa hai chú cháu chúng tôi về nhà. Trên đường đi tôi được biết ông ta tên là Nhiếp Hiền, con gái đã khuất tên là Nhiếp Linh.
Nhắc tới tên con gái, Nhiếp Hiền mặt đầy bi thương, nói với chúng tôi: "Lúc con bé còn rất nhỏ, tôi và mẹ nó đã ly hôn. Vì bận công việc nên tôi không có thời gian chăm sóc nó, sau khi con bé vào đại học, những dịp hai cha con gặp nhau ngày càng hiếm hoi. Không ngờ lần này nó được nghỉ về nhà thì xảy ra chuyện."
Nhìn vẻ mặt đau thương của ông ta, chúng tôi cũng chẳng biết an ủi thế nào, chỉ có thể nói mấy lời khách sáo.
Quê Nhiếp Hiền ở thị trấn Cổ Bắc, tuy không thường về đây ở, nhưng có một căn nhà trong thị trấn. Theo ông ấy nói thì trước khi có tiền của, con gái theo ông ta chịu khổ rất nhiều, tuy rằng sau này khá lên, nhưng con bé không muốn rời khỏi đó, bởi vậy căn nhà không bị bỏ hoang.
Với tiền của của mình, tuy rằng không thường xuyên ở thị trấn, nhưng căn nhà của Nhiếp Hiền được tu sửa rất tốt, nó tương tự một tòa biệt thự đơn lập.
Linh đường trong sân đã được bố trí sẵn sàng, quan tài là bạch quan (màu trắng).
Ở đây tôi cần giải thích một chút, quan tài là một cái hộp đựng xác người, được chú ý rất nhiều chi tiết. Chưa nói đến hoa văn được điêu khắc trên thân, riêng màu sắc đã được chia làm: Đỏ, Trắng, Đen và Vàng.
Quan tài màu đỏ chỉ dùng cho người già trên 80 tuổi, chết tại nhà, biểu thị cho hỷ tang.
Bạch quan dùng cho thiếu nữ chết mà chưa lập gia đình.
Hắc quan thì biểu thị trang nghiêm.
Kim quan thì thường dùng cho bậc đế vương khanh tướng.
Những quan tài màu gốc nguyên bản gỗ thì do dân thường sử dụng, đương nhiên ngoài ra còn có quan tài kính, quan tài đá...những cái đó thì không thường thấy.
Nhiếp Hiền chuẩn bị bạch quan cho con gái không phải là chủ ý của ông ta mà là người khác mách bảo.
Vốn dĩ Tam thúc nhận chủ trì buổi lễ siêu độ chỉ vì muốn bù đắp sự áy náy trong lòng, nhưng không ngờ khi ông tới trước quan tài, nhìn thoáng qua cái xác thì lập tức biến sắc.
Tôi tò mò, cũng nhìn thoáng qua cái xác bên trong. Nhiếp Linh nằm yên vị, hai tay đan trước ngực, vẻ mặt bình thản. Nói thật, Nhiếp Linh là một cô gái xinh đẹp, tuổi cũng ngang ngang tôi, đôi lông mày lộ ra vẻ ngây thơ, đáng tiếc là tuổi xuân mất sớm.
Lúc đó tôi cũng chỉ thuận miệng lẩm nhẩm một câu: "Cô gái xinh đẹp như vậy chết đi thật đáng tiếc, nếu có thể làm vợ tôi thì tốt quá!"
Tôi thở dài, đang định thu lại ánh mắt thì đột nhiên Nhiếp Linh nằm trong quan tài vụt mở mắt, nhìn về phía tôi.
Tôi giật mình sợ hãi lùi về phía sau hai bước, nếu không có Tam thúc đỡ thì chỉ e đã ngã nhào.
"Tiểu ca, cậu sao vậy?" Nhiếp Hiền có vẻ khó hiểu.
Tôi không đáp, chỉ liếc Nhiếp Linh lại một lần nữa, phát hiện cô bé vẫn nhắm mắt, nghĩ vừa rồi chắc mình ảo giác, liền lắc đầu tỏ ý mình không sao.
Tam thúc thì nhìn tôi một cái thật sâu, sau đó nói với Nhiếp Hiền: "Nhiếp lão bản, xin thứ cho tôi nói thẳng. Tôi đề nghị mang di thể lệnh ái mau chóng hỏa táng!"
"Hỏa táng?" Nhiếp Hiền lắc đầu quầy quậy nói: "Không được, lúc còn sống con gái tôi ghét nhất là lửa, không thể hỏa táng!"
"Nhưng nếu không hỏa táng, chỉ e sẽ gặp phiền toái." Tam thúc khuyên nhủ.
Nhiếp Hiền vẫn như cũ lắc đầu: "Thế nào cũng được, nhưng không thể hỏa táng. Phiền đại sư nghĩ biện pháp khác."
Nhìn sự cố chấp của Nhiếp Hiền, Tam thúc không khỏi cau mày, tôi thấy lạ liền hỏi sao lại như vậy, Tam thúc thở dài nói với tôi: "Cái xác có dấu hiệu thi biến!"
"Thi biến?" Nghe thấy hai từ này, tôi sửng sốt, theo bản năng quay đầu ngó qua quan tài, sau đó hỏi: "Vậy phải làm thế nào?"
"Nếu người ta đã không muốn hỏa táng, chúng ta chỉ có cách tận lực bù đắp!" Tam thúc thở dài: "Chuyện này e là cần con bỏ sức."
Theo trong sách có ghi, nghề nâng quan không làm quan tài bình thường, mà chính là những quỷ quan này, cho nên mới có giá cao như vậy, dù gì cũng là chuyện liên quan đến tính mạng.
Nói thật, cứ nghĩ sắp làm một cỗ quan tài chứa thi biến, lòng tôi có chút sợ hãi nên hơi bài xích.
Tam thúc nói chuyện sắp xảy ra thi biến cho Nhiếp Hiền, ông ta liền sợ hãi, năn nỉ Tam thúc nhất định phảu nghĩ các giúp mình. Tam thúc lại quay ra chỉ vào tôi, nói: "Nó là cháu trai tôi, làm nghề nâng quan, việc này nhờ nó đi, tôi vô dụng!"
Thật không ngờ Tam thúc lại mang sự viếc ném bụp cho tôi như vậy, đang trong lúc ngớ người thì Nhiếp Hiền đã túm lấy tay tôi: "Tiểu huynh đệ, xin cậu giúp đỡ. Ái nhi sinh thời sợ nhất là lửa, tôi không thể nhìn nó chết đi mà vẫn phải chịu khổ. Cậu giúp đỡ, yêu cầu bao nhiêi tiền cứ việc nói!"
Giờ ngẫm lại lúc đó đúng là tôi không biết trời cao đất giày, chỉ nghĩ đến kiếm được món hời liền khẽ cắn môi đáp: "4 vạn tiền mặt, không được thiếu một xu!"