Lúc chủ quán đặt chiếc quan tài trước mặt, tôi ngửi thấy một mùi hương nhàn nhạt, đây là do được thờ phụng lâu dài mà ra. Rốt cuộc đây là quan tài gì mà còn phải thờ cúng nó?
Tôi từng nghe nói người ta thờ phụng thần linh hay thờ tổ tiên, chứ thờ quan tài thì chưa nghe thấy bao giờ. Chuyện này khiến tôi hơi rợn người.
Chủ quán nói: "Cậu muốn cái quan tài này thật?"
Đôi mắt ông ta chẳng hề có chút sức sống nào, lạnh như băng y hệt mắt người chết, tôi lắp bắp: "Tôi..."
Nói thực lòng thì tôi có chút kiêng dè. Chủ quán vẫn ngữ khí cứng đờ, nói: "Lãng phí thời gian!" Rồi định cất chiếc quan tài đi.
Tôi khó chịu, cự lại: "Ai bảo là tôi không muốn?"
Chủ quán nhìn tôi chằm chằm: "Hậu sinh tiểu tử, cậu thật sự muốn nó?"
"Muốn! Sao lại không chứ, nói đi, bao nhiêu tiền?'
"Không cần tiền."
Tôi nghe xong không khỏi cảm thấy quái lạ, mở cửa hàng bán đồ nhưng lại không cần tiền, ông ta đang trêu mình à.
"Ông không cần tiền thật?"
"Không cần thật. Cậu chờ tôi một chút!"
Nói rồi ông ta vào buồng lấy một cái thang ra, trèo lên gỡ chiếc đèn lồng màu lam xuống, nói: "Hai thứ này là một cặp, cậu mang hết đi đi."
Đèn lồng lam và tiểu quan là một cặp? Tôi càng thấy mơ hồ: "Hai thứ này chả có liên quan gì tố nhau, sao lại là một cặp?"
Chủ quán lạnh lùng: "Tôi nói một đôi thì là một đôi!"
Tính tình này mà mở cửa hàng bán đồ, lần đầu tôi thấy. Hơn nữa còn bán đồ không lấy tiền, càng quái lạ hơn. Chiếc tiểu quan tính từ chất gỗ đến tay nghề đều tuyệt đối do đại sư làm ra, giá trị chế tạo e là không thấp, cầm trong tay rất nặng, cứ như cầm vàng thỏi trong tay vậy.
Nhìn sang chiếc đèn lồng màu lam, nó được làm bằng giấy. Giấy màu lam đã phai màu nhạt thếch nhưng không rách chỗ nào, sờ thử còn thấy hơi đàn hồi.
Nến bên trong đèn lồng là nến đỏ, nó tạo cảm giác là lạ, như là nến giả, nhìn thật kỹ mới nhận ra, nó làm bằng gỗ.
Nến đỏ làm bằng gỗ?
Chiếc đèn này dùng được sao?
Chủ quán nói: "Cầm đồ vật thì đi về đi!"
Thiết nghĩ, đằng nào ông ta cũng không cần tiền, chi bằng lấy thêm mấy thứ, tôi nói: "Cho tôi một ít gạo nếp, chỉ đỏ, nến, gương, cồn, tốt nhất là cồn 70 độ."
"Chủ quán tức giận: "Ở đây tôi chỉ bán đồ cho người chết, những thứ cậu muốn lấy đâu ra."
Chợt trông thấy gần cửa có mấy cái hòm, bên trong đựng vài ba cây nến, tôi nhặt một cây lên nói: "Chẳng phải vẫn có nến sao, cho tôi một ít."
Chủ quán chợt căng thẳng quát: "Bỏ xuống! Ai cho cậu nhặt linh tinh?"
Tôi giật mình đánh rơi ngọn nến xuống đất.
Bộp, ngọn nến gãy thành hai mảnh, chủ quán vội chạy tới nhặt lên, phẫn nộ mắng: "Cậu có biết để làm mấy ngọn nến này tôi tốn bao nhiêu công sức không?"
Tôi cuống quít: "Thật xin lỗi, thật xin lỗi, tôi không cố ý."
Hai nửa cây nến bị gãy được nối với nhau bằng một sợi dây tim đèn, thường thì dây tim đèn đều là màu trắng, nhưng sợi dây này lại màu đỏ. Chủ quán vừa cất chúng đi, vừa xót của, nói: "Xin lỗi không thôi thì có ích gì, cũng hỏng mất rồi."
Tôi nói: "Thế nó giá bao nhiêu tiền, tôi đền cho ông."
"Đền? Cậu lấy gì để đền, lấy tính mạng à?"
Tôi thầm nghĩ, chẳng phải chỉ là một cây nến gãy thôi sao, cần gì phải khoa trương đến vậy?"
Bỗng có mùi thối ở đâu bốc lên, hình như là ở chính tay mình phát ra, tôi đưa lên mũi ngửi, suýt nữa thì bị hun ngất. Con nẹ nó, sao y như cống thối thế này? Mà lại còn nhờn nhờn nữa, dính phải thứ gì không biết.
Đưa tay còn lại lên bịt mũi, tôi nói: "Mẹ ơi, nến này làm bằng gì mà sao thối thế?"
Chủ quán đáp: "Hậu sinh như cậu thì biết cái gì, đây gọi là nhân hỏa đèn, haiz... mà có nói cậu cũng chẳng hiểu đâu."
"Nhân hỏa đèn?"
Thứ này tôi đã được đọc trong cuốn sách của ông già mù. Mỗi một người có ba ngọn lửa, đỉnh đầu một ngọn, hai bên vai mỗi bên một ngọn, mà nhân hỏa đèn chỉ có thế thắp nhờ lửa đó.
Nghĩ tới mà thấy sợ, tôi nói: "Ông có nói khoác không đấy, đây là nhân hỏa đèn thật?"
Thấy tôi biết về nhân hỏa đèn, chủ quán không khỏi dụi mắt mà nhìn: "Không ngờ cậu còn biết nhân hỏa đèn đấy, thế cậu phải biết làm nó tôi tốn bao nhiêu công sức chứ."
Trong cuốn sách chỉ nói về nhân hỏa đèn chứ có nói nó được chế tạo thế nào đâu, nhưng nghe cách nói của chủ quán, hẳn là phải rất kỳ công.
Chủ quán nói: "Thôi bỏ đi, không biết không có tội, vừa rồi tôi cũng lỗ mãng quá, đã làm cậu sợ."
Đồ tốt như vậy làm sao tôi đây buông tha được chứ, liền ăn vạ chủ quán nài nỉ ông ta bân cho mình một cây, chủ quán thì sống chết không chịu, tôi cứ ở lì trong cửa hàng không chịu về.
Bị tôi làm phiền, chẳng còn cách nào khác ông ta đành đưa cây nến bị gãy làm đôi kia cho tôi, nói: "Nến bị gãy thì khó đốt hơn nến lành, hơn nữa cậu nên biết, nếu không cần thì đừng dùng bừa bãi."
Tôi vớ lấy tờ báo, gói cây nến lại rồi nhét vào túi, chủ quán có vẻ đã mất kiên nhẫn, cau mày: "Lấy được đồ rồi thì mau đi đi, mau đi đi!"
Tôi bị đuổi ra ngoài cửa hàng, tay trái cầm cái quan tài nhỏ, tay phải xách đèn lồng. Cầm tiểu quan thì cũng được, nhưng xách đèn lồng lại bất tiện, mà cái đèn này cũng chẳng có ích gì, nến bên trong làm bằng gỗ, có thắp được đâu.
Nhìn thấy thùng rác cách đó không xa, tôi đi qua, ném chiếc đèn lôngg vào, sau đó tới cửa hàng nhang đèn mua nến. Theo lời chủ tiệm quan tài nói, rẽ phải đi thêm một đoạn sẽ thấy thềm đá xanh nối phố, nơi đây rất náo nhiệt.
Chỗ này có thể tùy ý mua nến, thầy bói xem tướng đoán mệnh cũng khá đông. Mua được nến, giấy vàng, chỉ đỏ rồi, còn gạo nếp, rượu, gương và mấy thứ linh thì phải vào cửa hàng tạp hóa mua.
Sau khi mua được toàn bộ số đồ dùng cần thiết thì về đến nhà đã là giữa trưa, vào bếp cầm cái lọ ra, đổ rượu và gạo nếp vào ngâm. Tiếp đó dùng chu sa vẽ hình bát quái lên gương, treo trên cửa, rồi lấy mực đen nhuộm sợi chỉ đỏ.
Chợt có tiếng chuông điện thoại ngoài phòng khách, Lâm Đông gọi về: "Danh Đồng, cậu bảo tôi điều tra về Xuyến Xuyến, đúng là cô ấy từng học đại học Kiến An, nhưng đã bị đuổi rồi."
Tôi cả kinh: "Bị đuổi? Sao lại bị đuổi?"
Lâm Đông nói: "Không rõ lắm, sau khi bị đuổi thì cô ấy về thị trấn Tây Xuyên sống, làm việc trong một nhà máy dệt."
Cái này thì đương nhiên, bị đuổi học làm gì còn mặt mũi về nhà, nên phải tìm việc làm ở Tấy Xuyên. Chẳng trách đi học hai năm trời mà tết cũng không về quê.
Tôi và Lâm Đông đến ngoại ô Tây Xuyên tìm nhà máy dệt đó, đây là một nhà máy quốc doanh lớn. Chúng tôi tìm quản lý nhà máy, Lâm Đông trình thẻ cảnh sát, quản lý rất hợp tác điều tra, nhưng vừa nghe nói muốn tìm tư liệu về Xuyến Xuyến vào làm ở đây 6 năm trước, sắc mặt ông ta khẽ biến, nói: "Tư liệu cũ để hết trong tòa nhà văn phòng bỏ hoang rồi."
Lâm Đông đáp: "Chỉ cần có hồ sơ là được."
Quản lý tỏ ra khó xử: "Không phải tôi không muốn, mà thực ra, thực ra tòa nhà đó tà lắm...có...có ma!"
Hai chúng tôi liếc nhìn nhau: "Có ma?"
Tòa nhà văn phòng cũ là kiểu nhà ba tầng, cửa sổ đã sớm mục nát, cổng lớn khóa chặt bằng chiếc khóa hoen rỉ, mạng nhện bám đầy, cỏ chung quanh mọc thành rừng.
Thoạt nhìn đúng là nơi đây đã bị bỏ hoang rất lâu, Lâm Đông nói: "Trong này có ma?"
Giọng anh ta có chút căng cứng, chắc đang sợ hãi, nói thật thì trong lòng tôi cũng hơi sợ. Nhắm mắt lại vẽ một đạo bùa trước mặt, trong bóng tôi không có gì khác thường, bên trên lầu cũng không có âm khí.
Nhưng rừng cây nhỏ đằng sau tòa nhà thì lạo hội tụ rất nhiều ấm khí, ngưng kết chứ không tiêu tan, tôi nói: "Chúng ta vào xem."
Không khí trong tòa nhà rất nặng, còn có mùi tanh tưởi phảng phất, vừa bước vào thì tiếng chuột kêu chi chít vang lên, đồ đạc tán loạn bừa bộn, mạng nhện phủ kín. Theo lời chỉ của quản lý, chúng tôi tìm đến phòng hồ sơ công nhân. Người quản lý trước đây hẳn là một người cẩn thận, hồ sơ được sắp xếp theo năm tháng rõ ràng.
Chẳng mất nhiều thời gian đã tìm được hồ sơ của Xuyến Xuyến.
Trang đầu tiên của hồ sơ, hóc phải là ảnh 3x4 của cô, dưới ánh sáng tối tăm trong căn phòng, tấm ảnh như phát ra ánh sáng xanh nhè nhẹ. Tôi không khỏi sửng sốt, còn nhớ lần trước ở trong nhà Trương lão hán, di ảnh của ông ta cũng tỏ ánh sáng xanh nhạt như thế này, tròn lòng nảy sinh một cảm giác bất an. Lẽ nào Xuyến Xuyến đã xảy ra chuyện?