Mục lục
Linh Quan Dạ Hành
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Rời khỏi nhà Trương lão hán, đi ra tới gốc hòe ở cổng thôn thì thấy mấy bác gái ban nãy tụ tập đã giải tán hết, cả đường đi tới đây không có một bóng người, giống như cả thôn đột ngột biến mất vậy.

Chỉ duy nhất trong cái kho ở cổng thôn, một bé gái ghé vào cửa lén nhìn tôi, ánh mắt to đen láy tò mò, tựa như đang thấy một thứ gì hiếm lạ. Tôi cười với con bé, con bé sợ hãi núp vội vào trong, nụ cười trên mặt tôi liền biến mất, mình đáng sợ như vậy ư?

Về tới nhà, cha mẹ đều đi vắng, chắc là qua nhà sư phụ giúp lo việc hậu sự. Theo lời Trương lão hán dặn, tôi phải đặt chiếc giày ở cạnh giường, mũi giày hướng về đầu giường. Nhưng tôi lại do dự, tuy Trương lão hán nói có lý, tôi vẫn cứ có cảm giác chỗ nào đó không thích hợp.

"A Đồng!"

Đột nhiên có tiếng tiểu Hầu gọi ngoài cửa, tôi hốt hoảng ném chiếc giày xuống, vừa vặn mũi giày hướng về phía đầu giường. Tiểu Hầu đi vào hỏi: "Anh đang làm gì đấy?"

Tôi cuống quít dùng cơ thể che đôi giày, thấy bộ dạng tôi tiều tụy, sắc mặt khó coi, hắn lo lắng hỏi: "Anh không sao đấy chứ?"

Tôi lắc lắc đầu. Chẳng biết vì sao tôi lại sợ tiểu Hầu trông thấy đôi giày kia, cứ như thể nếu hắn phát hiện thì chuyện đáng sợ sẽ xảy ra vậy. Cảm giác này tự nhiên dâng lên, tôi vội đẩy hắn ra ngoài, tâm tư của tiểu Hầu thì lại chẳng để ở đây, hắn cao hứng nói: "A Đồng, Xuyến Xuyến về rồi!"

Xuyến Xuyến chính là con gái sư phụ đang học đại học trên tỉnh. Cô ấy là phượng hoàng xuất thôn, lớn hơn tôi 2 tuổi, khỏi phải nói về độ xinh đẹp, da trắng ngực to, ai nhìn cũng chảy nước miếng.

Nếu có thể cưới Xuyến Xuyến làm vợ, tôi đây có tổn thọ 20 năm cũng nguyện cam lòng. Nhưng tôi cũng biết đây là vọng tưởng vô thực, con chim hoàng yến này thoát ly được chốn quê mùa, chỉ e sẽ không bao giờ chịu quay về cái thôn nghèo khó. Mà vốn dĩ, hai năm nay đi học, cô ấy cũng chưa từng về thăm nhà.

Có một chuyện mà tôi thấy rất lạ, tuy chưa ra tỉnh bao giờ, nhưng tôi cũng biết là nơi đó cách đây rất xa, hơn nữa giao thông bất tiện, phải ngồi tàu hỏa đến thị trấn Tây Xuyên trước, sau đó đi xe khách đường dài tới Sơn Đầu, rồi tiếp tục bắt minibus... nếu thuận lợi thì phải hai ngày mới tới nơi.

Vậy mà mới sáng nay thông báo cha cô ấy mất, buổi chiều cô ấy đã có mặt ở nhà?

Nhà sư phụ đang làm tang lễ, người ra người vào đông đúc, lẫn đâu đó có tiếng cãi nhau, là giọng của Xuyến Xuyến, hơn nữa cô ấy còn đang cãi nhau với cha mẹ tôi.

Sao lại thế này?

Đứng từ xa trông thấy, tôi chạy lại rẽ đám người, hỏi: "Chuyện gì vậy?"

Đúng là Xuyến Xuyến thật, cô ấy đã về.

Dáng người thanh mảnh, mái tóc đen suôn dài như thác nước mang vẻ phiêu dật động lòng người, khuôn mặt trái xoan, dưới đôi lông mày thon thả là đôi mắt to sáng long lanh, chiếc mũi thẳng nhỏ nhắn, bờ môi mềm toát hương thơm.

Cô ấy còn xinh đẹp hơn lúc chưa đi học bội phần, mang đầy khí chất của người thành phố.

Xuyến Xuyến đang kích động, chỉ vào tôi mắng: "Cậu tới đúng lúc lắm, nói mau, có phải cậu hại chết cha tôi không, có phải không? Cha tôi đang yên đang lành, nhận cậu làm đệ tử thì liền xảy ra việc này!"

Tôi chột dạ đứng ngây ra. Trương lão hán có nói, bởi tôi trêu chọc ma nữ khiến sư phụ bị liên lụy, nói theo hướng nào đó thì đúng là ông ấy bị tôi hại chết.

Họ hàng thân thích đều trách Xuyến Xuyến gây chuyện vô cớ. Nhị thúc cũng ở đây, trong thôn ông là người có tiếng nói nhất, khuyên nhủ: "Xuyến Xuyến, con bình tĩnh một chút, cha con chết vì tai nạn, không liên quan gì đến a Đồng."

Gương mặt xinh đẹp của Xuyến Xuyến đỏ bừng lên: "Con biết, con biết thừa cha con bị hắn hại chết!"

Mẹ tôi nổi nóng: "Nha đầu thối, đừng có ngậm máu phun người. Cô nói a Đồng hại chết cha cô, có chứng cứ không? Không thì đừng có đổ lên đầu con tôi!"

Xuyến Xuyến nói: "Có, đương nhiên là có..." cô ta ấp úng: "Dù sao...dù sao thì cha tôi chính là bị hắn hại chết!"

Ai nấy đều bất đắc dĩ lắc đầu, chẳng ai tin lời cô ta nói cả. Nhị thúc nghiêm mặt: "Nha đầu, vào nhà đi, đừng ở đây gây chuyện!"

Mẹ tôi thì nóng tính, Xuyến Xuyến đổ trách nhiệm lên đầu tôi, bà rất bực: "Con trai, theo mẹ về nhà!" Rồi kéo tay tôi lôi đi.

Nhị thúc vội gọi: "Mẹ a Đồng!"

Mẹ tôi tức giận dừng bước.

Nhị thúc chống gậy đi tới: "A Kiên đi rồi, đây là cú sốc rất lớn đối với Xuyến Xuyến, khó tránh khỏi suy nghĩ bậy bạ. Nhà họ giờ chỉ còn cô nhi quả phụ, chúng ta phải thông cảm nhiều hơn là trách móc, giúp được gì thì giúp!"

Mẹ tôi là người miệng cứng nhưng lòng mềm, nghe nhị thúc nói vậy thì cũng nguôi giận. Xuyến Xuyến nhìn chúng tôi, nghiến răng nghiến lợi bỏ vào phòng.

Xuyến Xuyến là một cô gái hiểu chuyện, rất biết lý lẽ, tuy nói cái chết của cha là cú sốc lớn, nhưng cũng sẽ không đến mức vô cớ mà chỉ trích tôi như vậy. Dưới sự khuyên nhủ của bà con, mẹ tôi mới miễn cưỡng bảo tôi vào nhà sư phụ, trong nhà đã mời đội tang lễ, thực ra tôi cũng chẳng phải làm gì.

Có ông già gầy gò đang ngồi dán hình nhân ngoài sân, da ông ta đen samh, ánh mắt đờ đẫn, hóa ra là một người mù. Những người dán hình nhân này, ăn bát cơm chính là cơm âm dương. Người ăn cơm âm dương, con cháu đều không hưng thịnh, đa số tuyệt tử tuyệt tôn cho nên ít khi có con cái kế nghiệp. Phần đông họ nhận những người lưu lạc có số mệnh cao làm đệ tử.

Hơn nữa còn nghe nói, hầu hết người ăn bát cơm âm dương đều khuyết tật bộ phận nào đó. Như ông già này chẳng hạn, là đôi mắt.

Người giấy ông ấy dán có mặt đỏ, quần áo trắng, nam có, nữ có. Lúc mới đầu thoạt nhìn, tôi thấy mấy hình nhân này đơn giản, thô sơ, thậm chí có điểm xấu xí nhưng nhìn đến lần thứ hai lại chợt có cảm giác u ám đáng sợ, trong lòng hoang mang vô cớ, không dám xem tiếp, vội quay đi chỗ khác.

Đang định rời đi thì phía sau ông già lên tiếng: "Làm đã lâu như vậy rồi, gia chủ có thể nấu chút đồ ăn không?"

Theo tập tục vùng nông thôn, mời người tới làm việc cho mình thì ngoài ba bữa sáng trưa tối, còn phải thêm một bữa phụ lúc chiều. Giờ đã sắp tối rồi, lẽ nào người nhà mải lo tang sự mà quên mất?

Tôi nói: "Tiên sinh chờ một lát, tôi đi lấy cơm cho ngài."

Ông lão dặn dò: "Lấy hai bát, một bát to, một bát nhỏ nhé."

Nhà sư phụ mời đầu bếp trong thôn, ông ấy đang bận bịu làm bữa tối, tôi vào hỏi: "Lúc chiều chú đã làm cơm cho đội đưa ma chưa?"

"Làm rồi!"

"Thế mà ông lão kia vẫn đòi, còn bảo lấy một bát to một bát nhỏ."

Đầu bếp gật đầu, múc cho tôi hai bát, một bát là gạo tẻ, một bát gạo nếp, mà đều còn sống. Tôi ngạc nhiên nhìn ông ta: "Đây, đây là cái gì, còn sống mà..."

"Cứ mang qua đó đi."

Tôi thầm nghĩ, lẽ nào ông già đòi một bát lớn chính là gạo tẻ, bát nhỏ là gạo nếp? Thôi thì cũng đành bê ra cho ông ấy vậy.

Ông già mù không nói câu nào, giơ tay nhận lấy hai bát gạo, sau đó tiện tay đặt xuống trước mặt hình nhân, rồi với bó hương trên bàn, châm lửa. Động tác ông già rất nhanh nhẹn gọn gàng, chẳng giống người mù chút nào.

Chờ hương cháy, ông già tách ra, mỗi bên cầm 3 nén hương, lần lượt cắm vào hai bát gạo, ba nén hương lại tách ra một cách quỷ dị.

Trước đây tôi cũng từng gặp bát gạo có cắm hương kiểu này, thường đặt ở những góc khuất, hôm đầu thì thấy, hôm sau đã bị người ta dọn đi mất, chỉ là không biết tác dụng của nó.

Ông già mù làm xong thì quay về chỗ ngồi tiếp tục công việc. Tôi đang định đi ra chỗ khác thì ông lại hỏi: "Gia chủ chưa thành thân đúng không?"

Tôi lắc lắc đầu, chợt nhớ ra ông ta không nhìn thấy, bèn lên tiếng: "Vẫn chưa."

"Chẳng trách..."

Ông ấy không nhìn thấy tôi, nếu có thể thấy tôi là một thanh niên mới 18 chắc đã không hỏi câu này. Nhưng liên tưởng đến chuyện ma quỷ hai hôm nay, tôi cứ có cảm giác ông ấy ám chỉ gì đó, bèn hỏi: "Chẳng trách gì ạ?"

Ông già không trả lời mà hỏi ngược lại: "Gia chủ có tin vào chuyện âm đức không?"

Tôi gật đầu: "Tin!"

Âm đức! Ai làm những chuyện thương thiên hại lý, người ta sẽ mắng sau lưng là không chịu tích chút âm đức. Âm đức này đại khái là việc tốt làm ở nhân gian nhưng có thể ghi công dưới âm phủ. Việc mắng chửi kẻ làm chuyện xấu cũng ám chỉ sau khi chết hắn sẽ rất thảm, phải chuẩn bị từ trước để giảm bớt tội nghiệt.

Ông già mù nói: "Vậy tích chút âm đức đi!"

Bảo tôi tích chút âm đức? Là có ý gì? Ám chỉ tôi đây không còn sống được bao lâu nữa sao?

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK