Mùa đông năm ngoái rất lạnh, tay của Thiết Tâm Nguyên bị cóng, cho nên năm nay Vương Nhu Hoa chuẩn bị xây một căn nhà chắc chắn, phải là nhà gạch mới được, thế là nàng lại như con chim én chăm chỉ, miệt mài mang những thứ cần thiết về xây nhà.
Thu qua đông tới, trăng tròn trăng khuyết, giữa mảnh đất trống có hạt lê nhỏ lặng lẽ nảy mầm, trổ lá, vươn cành, từ cái cây nhỏ khẳng khiu thành cây cao vững trãi, hoa lê trắng dần dần kết thành trái quả, quả nhỏ quắt queo thành trái quả mọng nước.
Cây lê đó nằm góc khu vườn nho nhỏ được quây bằng hàng rào gỗ sơn trắng, hàng rào thấp xinh xinh quây lại thành không gian không lớn lắm, nhưng lại có đầy đủ thảm cỏ, khóm hoa, ao nước bé bằng cái chậu bên cạnh hòn giả sơn chỉ cao tới gối trẻ con, con đường trải đá cuội dẫn tử cồng đi tới căn nhà gạch thấp, cảnh vật tự nhiên lại tràn đầy thi vị.
Bất kể ai đi ngang qua nhìn thấy tiểu viện này đều lên tiếng khen ngợi.
Càng đặt biệt hơn nữa, căn nhà đó nằm trơ trọi bên mảnh đất bằng phẳng không có bất kỳ cây cối nào, dựa lưng vào bức tường cao ngất, tường cung lớn, căn nhà nhỏ chỉ như nốt ruồi trên lông mày mỹ nhân, nhỏ nhắn mà xinh xắn.
Một nữ tử yếu ớt dùng thời gian rảnh rỗi năm năm vì nhi tử xây lên một nơi có thể che mưa chắn gió khiến tất cả mọi người phải khâm phục, tường hoàng thành bảo vệ hai mẹ con nàng cũng khiến tất cả mọi người phải dừng bước, mang tới cho mẹ con nàng an toàn, cũng ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Trong thế giới nho nhỏ này tất cả mọi việc đều phải tự tay làm, vì thế Vương Nhu Hoa theo thợ gạch học làm nhà, theo thợ mộc học dùng cưa, thậm chí nàng có thể dùng đục đục từng cái lỗ vuông vức chỉnh tề trên khúc gỗ ..
Vì căn nhà nhỏ từ tay người mẹ xây lên nên mang theo vài phần ôn nhu, bất kể là cửa sổ xinh xắn, hay là là nan tre trải mái nhà, đều mang theo sự ôn nhu của nữ nhân.
Nhà không cao, vì hoàng gia không cho Thiết gia xây nhà cao, như thế ảnh hưởng tới khả năng phòng ngự của tường thành, vì thế Thiết Tâm Nguyên chỉ cần đứng trên giường là sờ tới nóc nhà rồi.
May mà mẹ không cao, Thiết Tâm Nguyên chưa trưởng thành, có căn nhà nhỏ như vậy là đủ.
Khi cây lê kết trái quả đầu tiên, hồ ly liền chuyển nhà tới dưới cây lê, mỗi ngày ngẩng đầu nhìn quả lê dần to lên, chính là lúc nó yên tĩnh nhất.
Thiết Tâm Nguyên rất thích nằm trên nóc nhà đọc sách, từ khi hai tuổi được mẹ dạy cho chữ đầu tiên, tay y chưa bao giờ thiếu sách, mới đầu là ( Thiên tự văn) sau đó thành (Khai mông yếu huấn), khi Thiết Tâm Nguyên bốn tuổi thì đã hoàn toàn nắm được ( Tạp tự), Vương Nhu Hoa không còn gì để dạy con nữa.
Đó niềm kiêu hãnh của người mẹ, cũng làm nàng khó xử, muốn đi học vỡ lòng phải bảy tuổi, con mình mới có bốn tuổi, không tiên sinh nào muốn nhận, vì không vị tiên sinh nào tin một đứa bé bốn tuổi ngay cả thư tịch dạng từ điển như ( Tạp tự) cũng học xong.
Trẻ bốn tuổi nghịch ngợm cũng được, vô tri cũng được, nhưng không được nói dối, có một người mẹ ăn gian nói dối, loại trẻ như thế không thèm gặp.
Thiết Tâm Nguyên chẳng để ý, y chỉ đơn thuần là muốn đọc sách thôi, nhưng cái thứ cổ văn viết liền một mạch không ngắt nghỉ mà không có tiên sinh chỉ bảo thì không cách nào đọc nổi, cho dù Thiết Tâm Nguyên có tâm trí khác biệt với người cũng chẳng thể lấy được học vấn trong sách.
May là thi từ không trong hàng ngũ đó, thi từ phải chia câu, còn cả những sách kiểu du ký, tự sự thì y vẫn hiểu được.
Những tiên sinh kia không chịu nhận mình vậy thì nhân thời gian tốt đẹp này đọc du ký cũng tốt, văn nhân đại Tống có sở thích viết du ký.
Thiết Tâm Nguyên thậm chí còn đọc từ trong những cuốn du ký một số cơ mật quân sự của Liêu và Đại Tống.
Dù văn nhân nước nào cũng chẳng hề có ý thức bảo mật, trong du ký của nước Liêu miêu tả chi tiết về các chuyến du hành nại bát của Liêu hoàng, ngay cả ngày hôm đó hoàng đế phải làm việc gì cũng ghi chép vô cùng toàn diện.
Thiết Tâm Nguyên chỉ cần tính toán một chút là phán đoán chuẩn xác được địa điểm cắm trại và hành tung của Liêu hoàng trong xuân nại bát.
Y còn chưa kịp cười nhạo người Liêu thì đọc đến du ký của người Tống, thậm chí trong đó có ưu khuyết của thành trì, ghi rõ nơi nào có quân canh giữ, thế là y câm nín luôn.
Thế là Thiết Tâm Nguyên ngay lập tức đi tìm ( Khai Phong phủ chí).
Chỗ khác đều quá xa xôi, mình đang sống ở Đông Kinh, tìm hiểu tòa thành này chỉ có lợi không hại gì.
Thiết Tâm Nguyên đã học được viết chữ không cần dùng món ăn dụ dỗ Đồng Tử trộm chữ không nhà nữa, chuyển ánh mắt sang những sách vở khác mà nhà nó nhận in.
Phải cám ơn văn nhân Đại Tống, bọn họ dùng trái tim thành kính nhất làm học vấn, dù là khiếm khuyết nhỏ nhất bọn họ cũng chứng thực trăm lần để sửa chữa.
“ Ngoại thành Đông đô, chu vi bốn mươi dặm, sông hồ thành tên Hộ Long hà, rộng hơn mười trượng, trong ngoài đều trồng dương liễu. Cổng thành có ba tầng úng thành, từ Nam Huân môn tới Tân Trịnh môn, sáu nghìn ba trăm sáu tám bước ...”
Thiết Tâm Nguyên gập sách lại, cảm khái vì sự tỉ mỉ của người Tống, làm sao đo ra được khoảng cách này, chẳng lẽ người viết sách đi từng bước một rồi đếm?
“ Từ Thiếu Mạch kiều đi về phía tây một trăm bước là Tây Thủy Môn, ở phía trái thủy môn bảy mươi ba bước có giếng gọi Điềm Thủy tỉnh, Tây Thủy Môn có nhiều thương phiến, nước uống đa phần lấy từ đây, giếng sâu một trượng sáu xích ..”
Hiệu bánh nhà Thiết Tâm Nguyên ở Tây Thủy Môn, y nhiều lần đi qua cái giếng đó, nghĩ kỹ lại thì sách viết không sai chút nào.
“ Đọc nát vạn quyển sách, đi qua ngàn dặm đường, người xưa đúng là thật thà, chẳng trách có câu tú tài không ra khỏi cửa cũng biết chuyện thiên hạ.”
Thiết Tâm Nguyên đặt sách xuống vừa rồi tuy thân thể ở trên giường nhưng hồn phách đã theo lời miêu tả trong sách du lịch nửa thành Đông Kinh: