Con nít thì không thể làm công việc tốn quá nhiều sức lực, chỉ có thể phụ trách việc ném hạt giống, hoặc chôn mầm khoai lang đỏ, hoặc là đi bới những con sâu đáng ghét đang ăn cây bông đã được trồng một khoảng thời gian ở luống đất bên cạnh...
Tóm lại, lúc này là công việc tiếp theo sau khi thu hoạch lúa mạch, lại một quy trình bận rộn.
Tô Mộc Lam cũng dẫn bọn nhỏ trồng một ít ngô và khoai lang đỏ.
Năm ngoái mảnh đất khoai hoang vẫn được chăm bón cẩn thận, khi tới mùa xuân còn dành một quý để đất được nghỉ, vậy mà lúc này đã có diện mạo khác hẳn.
Dựa theo diện mạo này mà nói, năm nay thu hoạch khoai lang đỏ sẽ tốt hơn năm ngoái một chút.
Vì bận việc nên kì "nghỉ thu lúa mạch" cũng coi như kết thúc, lớp học trong tộc tiếp tục bắt đầu đi học.
Ba chị em Bạch Thủy Liễu tiếp theo đi tới lớp học trong tộc nghe giảng bài viết chữ, còn Tô Mộc Lam thu xếp bắt đầu phơi khoai lang đỏ khô.
Hiện tại phần lớn thức ăn ở cửa hàng Ngô Ký đều do hai vợ chồng Ngô Trác Viễn cùng Ngụy thị làm, chỉ có món khoai lang đỏ khô này sau khi Tô Mộc Lam thương nghị cùng bọn họ thì quyết định để lại.
Thứ nhất là trên thị trấn đất đai của vợ chồng Ngô Trác Viễn có hạn, điều kiện phơi nắng khoai lang đỏ khô thật sự không tốt, chi bằng Tô Mộc Lam ở nhà phơi nắng thì thiên thời địa lợi nhân hoà hơn.
Thứ hai là, Tô Mộc Lam thu mua khoai lang đỏ, phơi khoai lang đỏ khô coi như là một chuyện rất quan trọng trong việc gắn bó quan hệ trong tộc.
Chung quy lại nhà nàng là cô nhi quả phụ, rất nhiều chuyện còn phải trông cậy vào người ở trong thôn ra tay giúp đỡ một phen.
Thừa dịp lúc này thời tiết nắng nóng, phơi khoai lang đỏ khô rất nhanh, cho nên nàng muốn phơi nhiều một chút, đến lúc đó thì gói kỹ cất đi, cũng có thể đảm bảo tới mùa thu và mùa đông vẫn có hàng hóa để bán.
Ngoài việc phơi khoai lang đỏ khô, sự kiện quan trọng nhất mà Tô Mộc Lam sắp tới cần làm là triển khai món "Trứng Muối".
Cái gọi là "Trứng Muối", kì thật ở xã hội hiện đại gọi là món "Trứng Hổ phách", cách làm không khác gì trứng bắc thảo, lấy trứng tươi lăn vào vôi, muối, lá trà rồi quậy với "Bùn nhão", sau đó rắc lên một tầng mùn cưa, bảo trì ở nơi khô ráo, đặt ở những nơi râm mát thông gió, để yên tĩnh qua mười ngày sau thì có thể ăn.
Chỉ
Chẳng qua món trứng bắc thảo sử dụng trứng vịt, nơi này là chỗ phương bắc, không nuôi được nhiều vịt, hơn nữa sản lượng trứng vịt cũng ít, Tô Mộc Lam liền lựa chọn trứng gà để dùng.
Hơn nữa khi làm trứng gà thành món "Trứng Muối", hoàn toàn là màu hổ phách, màu sắc thoạt nhìn càng tươi sáng hơn, nhưng trình độ thơm nồng kém hơn trứng vịt một chút.
Nhưng nơi này trứng bắc thảo đã không tồn tại, cho nên món trứng gà làm thành "Trứng Muối" cũng đủ để hấp dẫn mọi người.
Mà món "Trứng Muối" này sau khi chế tác thành công, dưới sự bao bọc của vôi, mặc dù bảo tồn ở nhiệt độ bình thường vẫn có thể để từ ba đến sáu tháng, thời gian còn dài hơn cả việc cất giữ trứng gà thông thường.
Vào ngày hè, làm việc ngoài đồng ruộng mệt mỏi, khi tạm nghỉ ở bờ ruộng, lột một quả trứng muối ra ăn, hoặc cả ngày bận rộn, buổi tối ăn với rau trộn, lại kết hợp với một ngụm rượu, có thể nói là sự hưởng thụ tuyệt hảo, ăn vào cảm thấy đỡ thèm hơn ăn thịt.
Giá cả của "Trứng Muối", tạm thời quyết định là bốn đồng một cân.
Hàng ngon giá rẻ, đồ vật tươi ngon và hiếm thấy, khi cửa hàng Ngô Ký bắt đầu bán liền vô cùng sôi nổi.
Mua về nhà ăn, hoặc là đi tặng thân thích, lại là đồ vật không dễ bị hỏng, nhìn thế nào cũng cảm thấy vô cùng thích hợp.
Mà không chỉ có mỗi cửa hàng Ngô Ký, Tô Mộc Lam còn tặng một ít "Trứng Muối" đến cửa hàng Thất Lý Hương.
Thời tiết nóng bức, Thất Lý Hương bán thịt dê kho tộ, hiện tại đã biến thành thịt dê nguội, bỏ đi than lửa đun nóng, càng thích hợp để ăn vào mùa này.
Cắt "Trứng Muối" thành miếng nho nhỏ như hình trăng khuyết, như cánh hoa bày đầy ra đĩa, tưới lên một ít nước sốt tỏi ớt băm nhỏ, khi ăn mùi vị đậm đà, dư vị đầy đủ, rất thích hợp nhắm rượu.