Đất ở đây không được tùy tiện khai triển thương nghiệp hay xây dựng nhà máy, chính là vì để đảm bảo lượng lương thực đủ cho người dân cả nước.
Chỉ cần tỉnh Hắc Long hoạt động bình thường thì lượng lương thực ở đây tạo ra sẽ đủ cho người dân cả nước ăn trong ba tháng. Trước đây là phụ thuộc vùng Lưỡng Hồ, bây giờ lại phụ thuộc vào Đông Bắc.
Nếu không có thương nghiệp, công thương nghiệp phát triển thì sẽ không có thuế má. Nhất là sau khi chính phủ thi hành chính sách cách đây hơn mười năm và thực hiện bãi bỏ thu thuế nông nghiệp đã thực hiện hàng nghìn năm nay, thì người dân không phải nộp thuế nông nghiệp nữa, do đó thuế ở đây bị giảm mạnh.
Vào những năm 1950, 1960 và 1970 tỉnh Hắc Long Giang là nơi tốt nhất cả nước, không có nơi nào sánh bằng. Nơi này đất đai phì nhiêu, lương thực sản lượng cao, lại thêm khu công nghiệp phát triển, chính xác nơi này đã trở thành nơi tốt nhất cả nước.
Trong phạm vi cả nước, có rất nhiều người sống ở thế hệ 60 70 lúc nhỏ trong nhà đều có người chết vì đói, nhưng tỉnh Hắc Long Giang gần như không có ai chết. Ít nhất Cổ Dục cũng chưa nghe ai kể qua, hơn nữa vào thời điểm đó, cơ sở công nghiệp ở đây đã phát triển khiến cho nhiều người dễ dàng tìm được việc làm.
Có công việc, có lương thực thì không phải lo ăn lo mặc, ngay cả nhà ở cũng do đơn vị giải quyết, bởi vì lúc đó vẫn là thời kỳ đơn vị phân phối nhà ở.
Đây nghiễm nhiên là thiên đường nơi hạ giới trong mắt nhiều người khi đó, nhưng thiên đường này không tồn tại được lâu. Với sự phát triển thương nghiệp bắt đầu phát triển nhanh chóng của các vùng duyên hải, vùng Tây Nam ngành công nghiệp cũng phát triển theo. Vùng Trung Nguyên bốn phương đường xá thông suốt, cho nên Đông Bắc bên này lập tức có chút trầm xuống.
Mặc dù hoàn cảnh chung là như vậy, nhưng không có nghĩa là những người ở đây không muốn giàu lên.
Xây dựng một trang trại gia súc trong thôn đối với thị trấn đương nhiên là việc làm trăm hại mà không có hại. Nếu như trong thôn có tiền, cộng với tiền quyên góp từ thôn để xây dựng trang trại chăn nuôi bò, dù là bán thịt bò hay bán sữa bò, chỉ cần có lợi nhuận thì chắc chắn sẽ tăng thu nhập cho nông dân.
Bất kể là lò mổ hay nhà máy chế biến sữa, đây đều là đơn vị thương mại, chính phủ địa phương cũng có thể thu thuế.
Nếu thôn không có tiền thì có thể đem mảnh đất này cho người ta thuê xây trang trại chăn nuôi bò. Như vậy thì đầu tiên là sẽ có một khoản tiền cho thuê, kế tiếp trạng trại cũng cần công nhân. Do đó cũng giải quyết được vấn đề lao động, tương tự có thể giúp thôn cải thiện thu nhập bình quân của người dân trong thôn.
Và vẫn câu nói cũ, nuôi con gì cũng chỉ để bán mà thôi, và nếu bán thì chính phủ lại có thể thu thuế, một công đôi việc.
Lăn qua lăn lại để cho tiền tự chảy vào túi, nơi đó mới có thể càng ngày càng phồn vinh đuổi cái không khí âm u đi.
Sau cuộc họp ở thị trấn, trưởng thôn đến gặp Cổ Dục hỏi hắn có nghĩ đến việc nuôi gia súc không, nghe những lời nói của trưởng thôn, Cổ Dục quả thực đang cân nhắc.
Chăn nuôi gia súc quả thực là một công việc tốt, đặc biệt là Cổ Dục rất tin tưởng vào nguồn nước giếng của mình. Điều quan trọng nhất là hắn cũng không phải người chưa từng va chạm xã hội.
Có thể đối với trưởng thôn và những người khác mà nói, thịt bò mười mấy tệ một cân cũng được, một con bò có thể giết ra 300 - 500 kg thịt, bán được 20 ngàn. Khấu trừ chi phí thì một con bò có thể kiếm lời trên dưới hai ngàn tệ, điều này đã là rất tốt rồi.
Ở đó có khoảng năm trăm mẫu đất, nửa mẫu đất có thể nuôi được một con bò tức là tổng cộng có thể nuôi được một nghìn con bò, lúc đó bán một lúc được 2 triệu tệ đã là không tệ… Hắn chỉ sợ nhất chính là bệnh lở mồm long móng, bệnh bò điên… dễ mất cả chì lẫn chài.
Nhưng Cổ Dục lại không nghĩ vậy.
Một con bò nuôi trên nửa mẫu đất là đúng và không có vấn đề gì với số lượng một nghìn con trên năm trăm mẫu đất. Nhưng những con bò mà hắn nuôi sẽ không bán với giá 60 tệ một ký.
Mặc dù chất lượng thịt bò phụ thuộc rất nhiều vào giống bò, nhưng cũng không được kiêu ngạo. Phải biết rằng thịt bò Wagyu nổi tiếng khắp thế giới, trên thực tế nó cũng không phải là một giống bò quý hiếm, mà là một giống bò lai tạp.
Từ thế kỉ XVI - XIX, Nhật Bản đã thông qua quá trình lai tạo và cải tiến liên tục, mới tạo thành bốn loại bò cực phẩm. Theo thứ tự là bò Nhật Bản lông đen, bò Nhật Bản lông nâu, bò Nhật Bản sừng ngắn và bò Nhật Bản không có sừng.
(Giải thích một chút: Wagyu là tên gọi chung của các giống bò Nhật Bản. Bò Wagyu (chữ Nhật: 和牛; phiên âm: Wagyu/Hòa ngưu) là loài bò đặc sản của đất nước Mặt trời mọc. Thịt bò Nhật Bản nổi tiếng khắp Thế Giới, tuy mọi người quen gọi chung loại bò thịt đắt giá của Nhật Bản là bò Kobe nhưng đúng ra có 4 giống bò trong bò Wagyu, bò Kobe là thuộc nhóm bò lông đen.
Trong bốn loại bò này thì bò Nhật Bản lông đen là loại có giá trị nhất.
Trong đó, phần thịt bò phi lê A5 của bò lông đen (hay còn gọi là Wagyu A5) là loại thịt bò chưa chế biến đắt nhất trên thế giới. Giá trung bình của nó là khoảng 3,500 tệ một kg.
Cổ Dục rất tin tưởng vào nguồn nước giếng của mình, nếu như hắn mà nuôi bò thì không chỉ về phẩm chất thịt cao, ngay cả sản lượng thịt cũng phải tăng lên cực lớn.
Đến lúc đó, mỗi con bò có thể cho ra khoảng 350kg thịt bò. Trung bình một ký thịt bò bán được 2,000 tệ, một con bò có thể bán được 700 ngàn, một ngàn con có thể bán 700 triệu.
Mặc dù kiếm tiền không bằng lá trà của hắn, nhưng cái này cũng không thể xem thường có phải không?