Nhìn mấy món mĩ vị này, Cổ Dục cũng thèm nhỏ dãi, lập tức đề nghị với ba người đang vừa cười vừa nói kia: “Gọi điện về báo gia đình một tiếng đi, tối nay ở nhà tôi ăn, tôi đích thân làm món cho mọi người!”
“A, lại có đồ ăn ngon rồi! Chị Nhân Nhân, Cổ Vận, Cổ Dũng, mấy người thật may mắn đó nha. Chú ấy nấu ăn ngon lắm luôn á!” Nghe thấy Cổ Dục muốn làm cơm tối, Cổ Tú Tú là người đầu tiên nhảy nhót. Cô bé vô cùng chờ mong đến bữa tối hôm nay!
“Oa, mấy món này ngon quá!”
“Đúng vậy, quá xuất sắc!”
“Còn ngon hơn mẹ mình làm nữa!”
Vốn dĩ là Cổ Dục mời Phùng Thư Nhân, Cổ Viễn, Cổ Dũng tới ăn cơm tối, nhưng thật ra bọn họ cũng không có mong đợi gì nhiều, lý do tới đây cũng chỉ có hai nguyên nhân.
Một là tò mò, bọn họ muốn xem thử Cổ Dục cho bọn họ ăn món gì, nguyên nhân thứ hai chính là vì nể mặt hắn. Bây giờ người trong cả thôn đều biết Cổ Dục có rất nhiều tiền, theo nhận thức của bọn họ thì hắn chính là người giàu nhất trong cái thôn này. Cảm giác được hắn mời tới ăn cơm cũng giống như nhân viên được sếp mời tới nhà ăn cơm, còn được sếp tự tay xuống bếp.
Cho dù bạn cảm thấy món ăn của hắn làm quá khó ăn, nhưng bạn dám thẳng thắn chê nó được sao? Chắc chắn là không rồi.
Đương nhiên những ý nghĩ này là do Cổ Dục tự mình suy diễn, còn sự thật như thế nào thì hắn không biết.
Sau khi về nhà, Cổ Dục đem 5 con chim Đa Đa ném vào ổ gà, tiếp đó tìm một cái chậu lớn cho đám ếch cỏ, rồi bắt đầu hối hả làm bữa tối.
Có thể nói, buổi tối hôm nay chính là lần đầu tiên nhà hắn có nhiều người đến ăn cơm như thế. Cho nên hắn cũng chuẩn bị nhiều hơn một chút. Đương nhiên, tất cả món ăn đều là loại hắn ưa thích nên mới chuẩn bị.
Món đầu tiên hắn định làm trước tiên chính là món canh.
Món canh là một trong những món quan trọng nhất trên bàn ăn của người Trung Quốc, món canh được phân làm hai loại. Một loại là nước dùng để nấu, hai là canh để uống. Mà nước dùng thì lại có loại nguyên chất, nước cốt, nước dùng hỗn hợp.
Hôm nay Cổ Dục làm chính là món nước dùng nguyên chất đã được đơn giản hoá.
Món nước dùng này cần dùng thịt gà mái, còn có xương gà, thịt bồ câu, xương heo, cồi sò điệp khô, thịt hun khói Kim Hoa, thịt bò để chế biến. Thời gian nấu cũng rất lâu, cho đến khi tất cả nguyên liệu được hấp thu vào trong thịt viên khiến nước dùng tạo thành độ trong trẻo đáng kể thì xem như hoàn thành.
Cổ Dục không làm quá phức tạp như thế, nước dùng nguyên chất của hắn chỉ có một cái chân giò lợn và một con gà. Đừng hiểu nhầm, con gà này không phải là gà Hắc Phong. Năm con gà đó dùng để bắt côn trùng, con gà trong nồi này là gà trong tủ lạnh của hắn.
Sau đó thêm cồi sò điệp vào, thứ này nhà hắn có.
Cồi sò điệp, nói trắng ra chính là phần thịt bên trong sò điệp, có đôi khi Cổ Dục câu được một ít loại hải sản nhỏ, sò điệp cũng là một loại hắn câu được.
Hắn tách hoàn mỹ phần thịt bên trong của hơn 20 con sò điệp, hấp chúng trong nồi vài phút rồi cho vào lò nướng để làm khô. Sau đó mới bỏ vào nồi nấu, ngoài ra còn kết hợp với hành hoa, gừng lát, tỏi, cà rốt, củ cải trắng, bột tiêu, thêm ít rượu đế, đường và muối.
Rượu đế này là hôm trước Khổng Hạo Văn đã mang tới tặng hắn, hơn một ngàn tệ một chai. Nhưng đáng tiếc là hắn không thích uống rượu.
Trước tiên cho thịt vào nồi bắt đầu hầm trong nửa giờ, thỉnh thoảng vớt bọt và tạp chất. Sau đó cho rau củ, cà rốt các loại nấu tiếp trong ba mươi phút. Tiếp đó vớt tất cả nguyên liệu ra để bắt đầu chế biến, nấu thêm 10 phút thì cho thịt viên vào để nó hấp thu và làm trong nước dùng, vậy coi như đã hoàn thành xong món nước nguyên chất này.
Tùy vào tay nghề của đầu bếp mà thời gian nấu cái này sẽ khoảng 2 tiếng hoặc hơn, nhưng ưu điểm của thứ này chính là có thể nấu một lần rồi lưu trữ để sử dụng dần.
Sau khi đã nấu xong nước dùng, Cổ Dục làm thịt một con chim Đa Đa.
Thịt chim Đa Đa cực mềm, mặc dù nó là nguyên liệu tuyệt vời để nấu canh, nhưng cách chế biến cũng tương đối cầu kì.
Vào thời cổ đại, dân tộc thiểu số ở đông bắc nấu con này đơn giản chỉ là bỏ vào trong nước, thêm chút muối, cuối cùng thêm ít hành ngò vào là đã có một nồi súp thơm ngon.
Mà món Cổ Dục muốn làm đương nhiên không thể đơn giản như thế được.
Đầu tiên hắn lóc xương chim Đa Đa, lấy thịt chần qua nước sôi, sau đó lấy chỗ xương Phi Long bị lóc ra thêm vào nước dùng nguyên chất rồi hầm trong nồi khoảng hai mươi phút. Tiếp đó vớt ra, tiếp tục cho nấm hương, rau đay, cải thìa, tôm Hồng Y thái mỏng, bào ngư đen thái mỏng, chân cua Tuyết, cho tất cả vào nồi tiếp tục đun sôi. Sau khi nước sôi, cho thịt chim Đa Đa vào, vớt bọt để loại bỏ tạp chất. Như vậy thì đã có thể mút ra chén thưởng thức.
Khi món canh này xuất hiện trước mắt Cổ Dục, hắn cảm giác cơ thể dường như đang bay lên tận chín tầng mây. Cách làm này là do hắn tự nghiên cứu ra, quả thật cái hương vị này chưa từng có ai làm ra được.
Nếu như vị Thần ăn Cái Lân ăn qua món này của Cổ Dục, chắc hẳn trước khi chết, lão sẽ muốn món này nằm ở vị trí đầu bảng trong những món ngon mà lão từng nếm thử.
Cổ Dục đặt tên cho món ăn này là ‘Rồng Bay Bốn Bể’ ý nghĩa cũng rất rõ ràng, rồng bay chính là chim Đa Đa (Trung Quốc gọi là Phi Long), bốn bể chính là nói mấy loại hải sản khác. Cái tên này đúng là chuẩn không cần chỉnh.