Ông Từ chỉ đùa thôi, nhưng khi nói ra lại khiến vẻ mặt của Bạch Nhạc Tiên có chút chó chịu. Thấy cô miễn cưỡng cười nói đáp lời, ông Từ bất chợt hiểu ra. Ông lập tức chuyển chủ đề, cười khà khà bảo: - Được rồi, đừng nói nhiều quá, chúng ta vào thôi, xem lần này Vương Đại Pháo chuẩn bị thứ gì hay cho chúng ta xem.
- Vương Đại Pháo? Đỗ Long cười nói: - Ông ta hay nói khoác lắm à?
Ông Từ nói: - Không thích nói khoác thì sao người ta lại gọi thế? Ông ta lúc nào cũng khoe mớ sưu tập của mình là hiếm thấy, nhưng đồ vật thật giả lẫn lộn cũng không biết, cho nên mọi người đều thích đả kích ông ta. Đợi lát nữa cháu đừng khách khí, thấy đồ giả thì cứ chọc vào, mọi chuyện đều có bác lo.
Đỗ Long cười cười. Hắn tự có tính toán. Loại việc ra mặt đạp người khác, có thể ít làm thì tốt hơn.
Một người đàn ông trung niên mập mạp thấy ông Từ tiến đến, y cười ha ha chào: - Lão Từ, sao anh lại từ bên ngoài vào thế? Hai vị này là...
Tuổi tác của bọn Đỗ Long khác với con của ông Từ, cũng không giống như cháu, vì vậy y liền ngừng lại.
Ông Từ cười tiếp lời: - Họ là con của bạn tôi, cũng biết đôi chút về đổ cổ. Chúng nghe nói ở đây có náo nhiệt nên đòi đến xem, anh không ngại chứ?
Y cười ha ha đáp: - Hoan nghênh hoan nghênh, càng đông càng vui mà, nên gọi hai cháu thế nào? Bác họ Vương, tên đầy đủ là Vương Đạt Đào, chuyên kinh doanh bất động sản, bạn bè trong giới chơi đồ cổ đều gọi bác là Vương Đại Pháo. Hai cháu còn trẻ tuổi, có thể gọi là bác Vương hay ông Vương gì đó, cứ tự nhiên chơi ở nhà bác, không cần câu nệ.
Đỗ Long cười nói: - Chúng cháu đến học hỏi, mong bác Vương chỉ giáo.
- Đâu có, đâu có...
Vương Đạt Đào cười sang sảng, đang định khách sáo thêm vài câu, ông Từ lại nói: - Đừng dài dòng nữa, hàng đâu? Cho tôi xem lần này anh kiếm được thứ gì để khoe khang nào.
Vương Đạt Đào cười nói: - Tôi đâu dám, chỉ là tìm được vài thứ mới nên mời mọi người đến giám định, nhân dịp đông vui một chút ấy mà... Hàng vẫn đặt ở tầng một tại Tàng bảo lầu của tôi, lão Từ anh tự đến trước xem thử, sau đó tôi lại tiếp anh...
Ông Từ quay lại nói với bọn Đỗ Long: - Vậy hai cháu theo bác đi, có gì không hiểu cứ hỏi, đừng ngại.
Bọn Đỗ Long ngoan ngoãn đồng ý, sau đó theo ông Từ đi qua một hành lang, sau đó đến trước một tiểu lầu được ngăn cách với khu kiến trúc chính bởi một hoa viên.
Ông Từ nói với họ: - Biệt thự này là Vương Đại Pháo lưu lại cho bản thân, cho nên chuyên môn xây một tiểu lầu ở đây, trọng điểm bảo an của cả khu nhỏ chính là tiểu lầu này. Người tham gia hôm nay đều là bạn của y nên bảo an mới nới lỏng một chút, bình thường trong hoa viên mở đủ lại các thiết bị bảo vệ, mấy đội bảo an thường đi tuần tra, ngoài ra còn nuôi thêm hai con chó ngao canh giữ trong phòng kho.
Đỗ Long cười nói: - Nhiều người biết trong này có bảo bối thì đương nhiên phải canh cẩn thận. Tương truyền Bạch Ngọc lợi hại nhất trong "Ngũ thử náo Đông Kinh" cũng chết trong Tàng bảo lầu của Ninh Vương, đây không phải chuyện đùa.
Ông Từ cười nói: - Đúng vậy, nghe nói có chuyên gia định giá cho Vương Đại Pháo, nói kho báu của y vượt quá năm trăm triệu, đương nhiên phải canh kỹ. Bằng không nếu bị ai trộm mất, thì đó chính là vụ án động trời rồi.
- Năm trăm triệu? Kinh doanh bất động sản đúng là lắm tiền thật! Bạch Nhạc Tiên lại nhạy cảm, cô nói: - Không phải trốn thuế thì cũng là đút lót hối lộ.
Ông Từ mỉm cười nhìn Bạch Nhạc Tiên, cô nhận ra mình đã lỡ lời, chợt nóng mặt nói: - Cháu xin lỗi.
Ông Từ cười cười nói: - Không hề gì, chỉ cần đừng để Vương Đại Pháo nghe là được.
Nhìn thấy dáng vẻ Lão Ngoan Đồng của ông Từ, Bạch Nhạc Tiên cũng vui lên.
Lúc này lại có thêm người tham quan hàng mới của Vương Đại Pháo đi vào, chào hỏi ông Từ rồi cùng vào Tàng bảo lầu. Tầng một của Tàng bảo lầu là một sảnh triển lãm giống như sảnh viện bảo tàng, trong sảnh có rất nhiều kệ, bên trên bày hàng đống hiện vật to nhỏ khác nhau, trên tường cũng treo không ít thư họa. Đừng nhìn vào dáng vẻ thương buôn của Vương Đạt Đào mà lầm, sảnh này được làm y đúc, bày rất nhiều đồ vật cổ xưa, quả thực rất có phong vị văn hóa.
Ông Từ giới thiệu với bọn Đỗ Long: - Hàng tốt của Vương Đại Pháo đều cất ở tầng hai, tầng ba, tầng một này y cất những vật phẩm mà y cho là bình thường, ngoài ra đều là vật phẩm mà y mới đem về. Cậu xem bên này, thứ mà mọi người đang bu lại xem chắc chắn là hàng mới, vật phẩm cũ thì mọi người đã xem qua không biết bao nhiêu lần rồi.
Ông Từ vừa dứt lời, tiếng của Vương Đại Pháo chợt vang lên từ phía sau, y nói:
- Lão Từ, mấy vật này đều cũ hết rồi, chỉ có một phần là hàng mới, anh đừng lầm lẫn đấy.
Ông Từ cười nói: - Nhất thời lỡ miệng anh cũng sửa cho được, tôi phục anh luôn, điềm lành quan trọng như thế sao?
Vương Đại Pháo nhiêm túc nói: - Quan trọng chứ, đương nhiên rồi, bí quyết chơi đồ cổ của tôi là điềm lành phải tốt, bằng không dù nhìn có xúc động thế nào đi nữa tôi cũng nhất định không mua đâu.
Ông Từ cười nói: - Không rảnh mà tranh cãi với anh, tôi phải xem xem anh lấy được thứ hay ho gì.
Ông Từ dẫn bọn Đỗ Long đến trước một bục trưng bày độc lập cao ngất, bên trên chỉ bày một vật trang trí bằng mã não bồ đào màu tím, chiều cao tổng thể khoảng nửa mét, trông thật giống chùm nho trĩu nặng trái to trái nhỏ.
Đỗ Long biết mã não bồ đào là gì, nhưng đây là lần đầu nhìn thấy nên nghiêm túc ngắm nghía một hồi. Vương Đại Pháo tự hào nói: - Đây là mã não bồ đào tôi tìm được ở Bao Đầu, tốn đến một triệu năm trăm ngàn tệ. Tuy không đắt cho lắm, nhưng vẫn có giá trị sưu tầm, bởi vì khu mỏ chứa vật này mười mấy năm trước bị đào sạch rồi. Hiện giờ mua một thì thị trường mất một, tôi khó lắm mới mua lại được từ người bán đấy.
Mã não bồ đào là loại đá tuôn ra khi núi lửa phun trào, thành phần chủ yếu là silic. Bởi vì hình dáng tròn tròn từng viên giống trái nho, hơn nữa màu sắc cũng rất đẹp, từ thế kỉ trước khi chưa được phát hiện đến nay đã nhanh chóng trở thành sủng vật của giới sưu tập. Vật hiếm thì quý, vì vậy trị giá của thứ này tăng lên hằng năm, hàng lớn thế này chỉ tốn một triệu năm trăm ngàn tệ không đắt chút nào.
Vật này trong mắt Đỗ Long chẳng qua chỉ là một khối đá, với lại cũng không có vết tích làm giả nên hắn chỉ khen câu không tệ. Còn Bạch Nhạc Tiên lại rất hứng thú với mã não bồ đào này, cô khen rất đẹp, còn muốn đưa tay sờ thì bị Đỗ Long ngăn lại, tùy tiện đụng vào vật sưu tập của người khác thì không được lịch sự.
Vật thứ hai mà bọn Đỗ Long được xem chính là một bình sừng tê. Vương Đạt Đào giới thiệu đó là bảo bối làm từ sừng tê giác mà Trịnh Hòa triều Minh khi đến Tây Dương mang về từ châu Phi, do thợ thủ công ở cung đình chế tác, tên là bình sừng tê tay cầm hình song long. Từ chất liệu cho thấy quả thực là sừng của tê giác châu Phi, về phần có phải là hiện vật từ triều Minh hay không thì cũng khó nói...