Nói nó phát triển, thật ra còn chưa sánh bằng Đông Lâm, chỉ là so với Vĩnh Lâm có phát triển hơn đôi chút.
Sự phát triển của nó chủ yếu là nhờ vào sự nâng đỡ của tỉnh, thiết lập khu kinh tế cấp tỉnh tại Hoài Châu, từ đó kéo theo kinh tế Hoài Châu phát triển. Chứ nếu không, Hoài Châu vẫn mãi mãi chỉ là mảnh đất nghèo cằn cỗi mà thôi.
Khu kinh tế thành lập cũng được khá nhiều năm rồi, nhưng không có nhiều khởi sắc. Mấy năm gần đây, nhờ sự cố gắng lớn của Lý Thiên Trụ mà khu kinh tế mới cũng đã có chút thành tích. Bởi vậy, Lý Thiên Trụ rất quan tâm đến sự phát triển của Hoài Châu.
Từ một mức độ nào đó mà nói, Lý Thiên Trụ tuyệt đối có thể xem như một vị lãnh đạo tốt, thật lòng vì nhân dân. Ông quan tâm đến không chỉ sự phát triển của các khu kinh tế phát triển mà đối với các khu vực nghèo, lạc hậu lại càng chú trọng hơn. Tư tưởng giàu nghèo đều quan tâm của ông khiến cho Trương Nhất Phàm thấy rất khâm phục.
Một số người vì một vài lợi ích cá nhân, thường dồn lực cho các khu vực vốn đã giàu, phát triển càng giàu hơn, để làm thành tích cho họ khoe khoang, tự đắc. Nhưng Lý Thiên Trụ lại có thể theo đại cục mà suy xét.
Bởi vậy, khi làm Chủ tịch tỉnh, ông luôn chú ý đến điều tiết vĩ mô, cố gắng “bưng thật cân bằng bát nước”, không nghiêng không lệch. Tất nhiên, ở quy mô lớn, điều này được quyết định bởi quyết sách đầu tư. Chính phủ chỉ có thể làm lệch một chút dựa trên nguyên tắc khả thi nhất.
Xem ra lần này, không thể không đích thân đến Hoài Châu một chuyến rồi.
Lý Thiên Trụ hoàn toàn không bất ngờ về việc Quách Vạn Niên đem tội gián tiếp gây cản trở tiến độ cứu nạn chụp lên đầu chủ quản Bộ công nghiệp - Trương Nhất Phàm. Ông từ lâu đã không có hy vọng nhờ cậy được gì từ con người đó rồi. Có điều Quách Vạn Niên là người có thâm niên trong ngành nông nghiệp của tỉnh Tương, trong lần phân công này vẫn không có điều chỉnh gì đối với lão.
Lý do làm như vậy, đơn giản vì muốn để cho vị lão thành này nhanh chóng phong quang thoái vị mà thôi.
Thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm là việc rất nhiều người làm, cũng là một loại bản năng tự nhiên của con người.
Nhưng những người như thế, thường không được trọng dụng.
Cho nên, sau khi Quách Vạn Niên nói xong những lời đó, Lý Thiên Trụ liền nói:
- Vậy thì đồng chí Nhất Phàm, vấn đề của anh, anh đi giải quyết.
Trước mặt Trương Nhất Phàm, Lý Thiên Trụ không cần khách khí. Xét về phương diện tình cảm, ông là bậc bề trên của Trương Nhất Phàm, Trương Nhất Phàm với Lý Hồng là cùng một cấp.
Từ một góc độ khác cũng cho thấy thái độ của Lý Thiên Trụ, đó là không xem Trương Nhất Phàm như người ngoài. Vì chỉ có trước mặt người thân của mình mới có thể nói thẳng mà không cần dò xét thái độ, tránh né, vòng vò.
Từ trung tâm tỉnh thành đến Hoài Châu, toàn bộ hành trình hơn bốn trăm km, không có đường cao tốc, chạy xe phải mất sáu bảy tiếng mới đến nơi.
Trương Tuyết Phong vừa mới lái xe cho phó Chủ tịch tỉnh Trương về, nhận được mệnh lệnh, buổi chiều lại tức tốc chạy về Hoài Châu.
Biết phải chạy đường dài, Trương Tuyết Phong liền hỏi Đằng Phi, ông chủ trên xe có muốn ăn gì hay không?
Đằng Phi chỉ nói một câu:
- Anh chỉ cần chuẩn bị ít nước uống là được rồi, nhưng thứ khác không cần quan tâm.
Trương Nhất Phàm từ trước tới giờ cũng không ăn vặt trên xe, dù có đói cũng cố chịu đến trạm nghỉ mới kiếm gì ăn. Khi ăn cũng không cầu kỳ, vì thường lăn lộn công tác ở bên ngoài nên việc ăn uống, hắn cũng học được cách nhập gia tùy tục.
Trương Tuyết Phong biết vậy, vẫn cứ chạy qua siêu thị mua ít nước với thuốc.
Đằng Phi cố gắng giải quyết gọn công việc dang dở trong buổi sáng, ăn nhanh bữa trưa trong phòng ăn của Tỉnh Ủy. Sau đó ba người mới chuẩn bị xuất phát.
Đường tới Hoài Châu chỗ tốt chỗ xấu, Trương Nhất Phàm ngồi đằng sau nhắm mắt thư giãn, Trương Tuyết Phong sợ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của ông chủ, cố gắng không chạy xe quá nhanh, tránh xóc. Nhưng mặt đường nhiều lúc rất gồ ghề, thật không dễ đi.
Sau ba giờ đồng hồ mới chạy được nửa quãng đường. Trương Nhất Phàm mở mắt, ngáp một cái, sau đó mới sờ túi tìm thuốc. Lúc này mới nhớ ra là lúc ở văn phòng nhắc nhở giao công việc ọi người, hắn đã quên cầm bao thuốc.
Trương Tuyết Phong từ gương chiếu hậu quan sát thấy vậy liền chuyển bao thuốc đã chuẩn bị trước cho Trương Nhất Phàm.
Đằng Phi vốn cũng buồn ngủ, ngồi xe thời gian lâu, không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi. Vừa mới chợp mắt được một lúc, cũng không nhìn thấy hành động của ông chủ. Khi Trương Tuyết Phong đưa thuốc xuống, lúc này y mới vội đón lấy, đưa cho ông chủ và bật lửa.
Lúc đó là bốn giờ chiều, thời gian không sớm cũng không muộn.
Trương Nhất Phàm nhìn ra bên ngoài, lúc này họ đã tiến vào địa phận Hoài Châu.
Từ trên xe nhìn qua thấy hậu quả hạn hạn ở đây mang lại quả thật không nhỏ. Các ruộng lúa ven đường đã héo khô héo quắt, bụi đất mù mịt khắp nơi. Một số mảnh ruộng thậm chí còn nhìn thấy rõ cả từng vết đất rạn dài và sâu.
Phóng tầm mắt nhìn ra xa, xe đi đã khá lâu mà không nhìn thấy một công trình thủy lợi nào được thực thi, thỉnh thoảng lắm thấy một vài cái ao nhưng đã bị cạn trơ đáy từ bao giờ.
Thật ra cũng có một số kênh dẫn nước được làm từ thời kỳ giải phóng, nhưng cũng đã bị hư hại quá nhiều. Khi xe đến một vùng đất rộng rãi, Trương Nhất Phàm kêu lái xe dừng lại, ba người cùng xuống xe, coi như để nghỉ ngơi, hít thở khí trời chốc lát.
Đằng Phi và lái xe đứng phía sau, không biết ông chủ đang nghĩ gì.
Trương Tuyết Phong lái xe một thời gian dài như vậy, nhân dịp này cũng lấy một điếu thuốc hút cho tỉnh táo. Đằng Phi thì đứng sau ông chủ vài bước chân.
Trương Nhất Phàm nhìn những mảnh ruộng héo khô, và cả những phụ nữ, trẻ đang gồng mình gánh nước phía xa, không khỏi lắc đầu cảm thông, ngao ngán.
Ở giữa vựa lúa này, vốn dĩ có một con sông. Dưới lòng sông thỉnh thoảng cũng thấy có vài chỗ có nước. Thế nhưng, Trương Nhất Phàm phát hiện lượng rác dưới sông rất nhiều, chồng chất thành đống, thậm chí có những chỗ rác lèn chặt tới độ chỉ còn lại không đến hai, ba thước.
Trương Nhất Phàm nghĩ, sông ngòi như thế này, đến mùa mưa còn có thể phòng lụt được sao? Hiện tượng này đang phổ biến tồn tại. Mùa mưa thì không có chỗ chứa nước, đến khi mùa hạn tới thì không có nước dùng là điều hiển nhiên.
Quan sát đến đây, hắn bỗng nhiên nhớ lại huyện Liễu Thủy thời gian đó, ở đây tình trạng thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Bây giờ bản thân đang ở địa vị cao, quản lý mảng công nghiệp, những cái này không phải muốn quản là có thể quản được. Hắn chỉ xem xét một lúc rồi quay trở lại xe, cũng không nói nửa lời.
Lần này đến Hoài Châu là để dồn toàn lực giải quyết vấn đề ô nhiễm do nước thải công nghiệp gây nên.
Trở lại xe, Trương Nhất Phàm ngồi trên ghế sau suy nghĩ một mình, trong lòng không khỏi có chút cảm than. Trước đây khi còn là một thủ hạ ở dưới quyền người khác, bất luận việc gì hắn đều có thể vô tư thực hiện. nhưng bây giờ làm phó Chủ tịch tỉnh rồi, có nhiều việc lại không tiện tham gia. Đây chính là tính hạn chế của lãnh đạo cấp tỉnh. Nếu ở ví trí cấp Trung Ương thì đã khác, hắn sẽ thoải mái thực thi ý tưởng mà chẳng phải bận tâm đến bất kỳ ai.
Giống như việc này, bản thân rõ ràng nhìn thấy ngay trước mắt, mà lực bất tòng tâm.
Quản, nghĩa là xâm quyền, không chừng sẽ có người phản pháo, công kích mình bằng nhiều lý do. Còn không quản, thật ra hắn có thể vờ như không thấy, cứ treo mình trên cao. Nhưng nếu thật làm như vậy, liệu trong lòng có thể yên tâm thoải mái được không?
Trương Nhất Phàm khi ở thời điểm làm quan trước kia, luôn luôn nhấn mạnh sự phát triển cùng với dân sinh. Lý luận phát triển của hắn được tạo dựng trên cơ sở nhân sinh. Từ trên xe nhìn cảnh vật tiêu điều lướt qua trước mắt, Trương Nhất Phàm chầm chậm nhắm mắt, đưa mình trở lại trạng thái tĩnh lặng.
Thẩm Hồng Quốc năm nay 55 tuổi rồi mới leo lên vị trí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cho nên ý tưởng của hắn có vẻ như hơi hoang đường. Nghĩ đến vấn đề này, lông mày hắn hơi nhíu lại đôi chút.
Đằng Phi lúc này cũng đã nghĩ ra, hồi nãy ông chủ nhất định là đã nhìn thấy tình hình hạn hán. Nhưng hắn trong lòng rất băn khoăn, Quách Vạn Niên là người rất khó gần, lần này nếu ông chủ đưa tay quản việc này, ắt sẽ động đến lợi ích của lão.
Trương Tuyết Phong là người mới, cho nên y càng cố gắng để bản thân nói ít, quan sát nhiều, suy nghĩ nhiều. Bản thân hắn là người từ cục cảnh sát ra, đương nhiên có tố chất tốt. Trong mắt y nhìn Trương Nhất Phàm, còn có những nhận xét khác.
Y cảm thấy Trương Nhất Phàm có tấm lòng và ý chí khác với những người khác. Vừa rồi, nhìn dáng vẻ trầm ngâm vì dân vì nước đó của Trương Nhất Phàm làm y nhớ đến một người, đó là Chủ tịch Lý. Trương Tuyết Phong là một cảnh sát xuất ngũ nên cũng đã có vinh dự được gặp lão Chủ tịch Lý một vài lần.
Đặc biệt là khi ông diễn thuyết trong hội nghị, luôn làm cho người ta có cảm giác hưng phấn. Sự khảng khái hiên ngang, giọng nói dõng dạc đầy nhịp điệu khiến cho ai nấy đều dậy lên tình cảm mãnh liệt.
Không biết tại sao, chỉ mới có mấy ngày mà trong lòng hắn đã có cảm nhận này, thấy hai người đó có rất nhiều điểm tương đồng.
Trên cả quãng đường, ba người không nói chuyện gì mấy. Gần bảy giờ tối, xe mới tới Hoài Châu.
Trương Nhất Phàm không thích báo trước cho nhiều người biết để nghênh tiếp, bởi vì nếu ọi người biết trước để chuẩn bị, hắn sẽ không thể thấy được tình trạng thực tế. Cấp dưới sẽ thu xếp sắp đặt sao cho các cán bộ xuống kiểm tra cảm thấy mưa thuận gió hòa, mọi chuyện đều bình thường yên ả.
Việc điều tra tình hình ô nhiễm nước thải công nghiệp vốn dĩ chỉ cần gọi một cuộc điện thoại, cho cấp dưới đi tìm hiểu được rồi. Thế nhưng Trương Nhất Phàm trực tiếp đến, còn có cả Lý Thiên Trụ đi cùng, cũng không ngoài mục đích này.
Trương Nhất Phàm là một Phó Chủ tịch tỉnh mới nhậm chức, phụ trách mảng công nghiệp, đương nhiên cần phải tự mình đi kiểm tra thực địa, nếu không những người bên dưới sẽ không phục, sẽ có nhiều điều tiếng không hay.
Có nhiều lúc, lãnh đạo đi tuần chỉ là để cho cấp dưới biết mình rất quan tâm coi trọng vấn đề nào đó. Đó là sự thể hiện thái độ, biết được thái độ của lãnh đạo, cấp dưới sẽ không dám làm tự ý làm càn.
Đó là chiêu “rung cây dọa khỉ” được vận dụng rất nhiều trong quan trường.
Có nhiều khi một vấn đề ngâm rất lâu chưa được giải quyết, chỉ cần lãnh đạo xuất hiện, đi một vòng là những vấn đề đó lập tức được giải quyết rất gọn lẹ. Đối với loại nghệ thuật này, Trương Nhất Phàm đang tích cực học tập, vận dụng.