Mục lục
Lâm Uyên Hành
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Đông Đô phú có câu: Tứ hải chi nội, học giáo như lâm, tường tự doanh môn.

Câu nói này được dùng để miêu tả sự sôi nổi của giáo dục của nước Nguyên Sóc.

Từ Nguyên Đế (hoàng đế đầu tiên) tới nay, nước Nguyên Sóc đã thành lập quan học trên cả nước. Quan học của nông thôn gọi là tự, quan học của huyện, đạo, ấp và hầu gọi là hiệu, quan học của quận thì gọi là học, quan học của Đông Đô gọi là thái học.

Cầu Thủy Kính đi từ thành Sóc Phương tới Thiên Thị viên, dọc đường đi, thứ mà ông nhìn thấy lại khác hẳn, không giống những gì được ghi trong Đông Đô phú.

Trường tự của các thôn trấn dọc đường chẳng những không có học trò bên trong, thậm chí còn vắng vẻ tới mức có thể giăng lưới bắt chim ngay trước cửa. Có một số trường đã đóng cửa, bên trong cỏ dại mọc um tùm, chồn hoang chạy khắp nơi, sinh nhiều tinh quái.

Gần ba mươi năm nay, nông dân đều di chuyển vào trong thành, chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già ở lại vùng nông thôn, trông coi mấy mẫu đất cằn sống qua ngày, đâm ra nảy sinh không ít vấn đề.

Nông thôn là nơi chở đầy những sự tốt đẹp thời ấu thơ của Cầu Thủy Kính. Trong ấn tượng của ông, thôn quê là nơi non xanh nước biếc, địa linh nhân kiệt, mà những gì ông chứng kiến được trên quãng đường này lại là cảnh tượng lễ băng nhạc hoại, đạo đức suy đồi.

Không nói những thứ khác, chỉ riêng việc giảng dạy ở trường tự đã là vấn đề rất lớn.

Thanh niên trai tráng trong thôn đều tới các thành trì lớn, chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Vợ chồng nào có chút tiền bạc sẽ đưa con tới học ở quan học trong thành, số trẻ nhỏ còn lại đều không có tiền, cha mẹ đi làm thuê làm mướn cho người ta, ông bà làm sao có thể trông nom quản lý được những đứa trẻ đó?

Những đứa trẻ bị để lại thôn quê đều không được cha mẹ quản lý dạy dỗ, chẳng những không tới trường tự học hành, mà còn kéo bè kéo bạn phát khắp làng khắp xóm.

Những trường tự ngày xưa đầy những học sinh bên trong, bây giờ có dăm ba thiếu niên theo học đã coi như không tệ.

- Đã không có sĩ tử, đương nhiên không thể duy trì trường tự. Đã không còn trường tự, những đứa trẻ vùng nông thôn không còn chỗ đi học, ngu dân ngày càng nhiều, sợ rằng vùng quê sẽ sinh loạn tượng.

Khi đến khu vực không còn bóng người, Cầu Thủy Kính lắc đầu liên tục.

Nhưng mục đích của ông khi tới Thiên Thị viên lần này thực sự không phải về thôn làng trải nghiệm và quan sát dân tình, mà có ý đồ khác.

- Thưa Thủy Kính tiên sinh, sắc trời dần tối, chi bằng tạm thời dừng chân ở trường này, ăn chút gì đó, chờ khi Thiên Môn xuất hiện rồi hãy tính tiếp.

Một sĩ tử đi phía sau Cầu Thủy Kính cất tiếng.

Cầu Thủy Kính nhìn mặt trời lặn, gật đầu. Ông cùng đám sĩ tử đi vào một trường tự trông khá đổ nát, bụi gai khắp nơi, hẳn đã bỏ hoang từ lâu lắm rồi.

Mấy sĩ tử dọn dẹp một chút, đang chuẩn bị thổi lửa nấu cơm, đột nhiên loáng thoáng nghe thấy tiếng đọc sách vang lên từ nội đường của trường.

Vẻ mặt Cầu Thủy Kính thoáng động, ông giơ tay ra hiệu mọi người chớ lên tiếng, rồi lặng lẽ đứng dậy, men theo tiếng đọc sách đi vào nội đường.

Mấy sĩ tử rón ra rón rén đi theo sau ông.

Chỉ nghe thấy tiếng đọc sách dần rõ ràng hơn, trong lòng mọi người đầy khó hiểu.

- Trường tự này rõ ràng đã bị bỏ hoang khá lâu, hơn nữa bốn phía đều là nơi không có người ở, sao lại có tiên sinh ở đây dạy học?

- Kẻ dạy học trong trường tự, chưa chắc đã là người.

Cầu Thủy Kính như đoán ra tâm tư của bọn họ, khẽ cười lạnh.

Trong lòng đám sĩ tử nghiêm nghị, nhìn vào bên trong, chỉ thấy một lão hồ ly lông vàng cao bằng nửa người trưởng thành đứng lên, tay trái cầm thước dạy học, tay phải cầm một cuốn sách, đang dạo bước qua lại trong phòng.

Mà bên dưới rõ ràng là mười mấy con hồ ly, con thì màu vàng, con thì màu trắng, màu đỏ, tất cả đều ngồi ngay ngắn, lắc lư đầu đọc kinh thư.

- Yêu tà làm hại, khai trí tuệ, hiểu rõ lý lẽ, bắt đọc học văn của thánh nhân, tương lai nhất định sẽ huyễn hóa thành người làm hại thế gian, thậm chí tranh đoạt thiên hạ với con người!

Trong lòng Cầu Thủy Kính nổi lên sát khí, đang muốn ra tay, đột nhiên tầm mắt khựng lại, sát khí trong lòng dần nhạt.

Chỉ thấy trong lớp học toàn yêu hồ kia, trong đám yêu hồ mà lại có một thiếu niên áo vàng, cũng đang ngồi ngay ngắn, lắc đầu đọc văn cùng đám hồ ly.

Thiếu niên kia chừng mười ba mười bốn tuổi, mi thanh mục tú*, môi hồng răng trắng, đang học rất nghiêm túc.

*Mi thanh mục tú: chỉ lông mày thanh mảnh, rõ nét, còn ám chỉ mắt sáng và đẹp.

Trên lớp học này, ngoài thiếu niên kia ra, những kẻ còn lại đều không ai là người.

- Dân sinh ở Thiên Thị viên khó khăn, trường tự sụp đổ, người không dạy trẻ con, trẻ con cũng không đến trường, trái lại hồ yêu dạy sách dạy người, đọc sách viết chữ.

Cầu Thủy Kính có vô vàn lời cảm khái trong lòng.

- Mà lại khó có được một người hiếu học, thôi thôi, bỏ qua cho bọn họ. Thiếu niên lại theo đám hồ yêu cùng học một trường ở khu không người nhưng lại không sợ hãi, quả thật kỳ quái...

Ông xoay người rời đi.

Đám sĩ tử ngạc nhiên, rồi vội vã lặng lẽ chạy theo, đi vào sân của trường tự.

Cầu Thủy Kính không nói năng gì, đám sĩ tử cũng không dám hỏi.

Một lúc lâu sau, bọn họ nghe thấy tiếng chuông vang lên, đám trẻ con trong lớp học réo lên vui mừng, la hét ầm ĩ, ồn ào náo động thành một mảng, đám hồ yêu ùa ra, cãi cọ chí chóe. Chờ khi nhìn thấy những người đứng trong sân, mười mấy hồ yêu đều đứng sững lại, trợn to mắt, há hốc mồm, không biết phải làm sao.

Đám sĩ tử đều quay sang nhìn Cầu Thủy Kính, mà ông chỉ khẽ mỉm cười, không để ý.

Tiếng bước chân truyền ra từ trong trường tự, một giọng nói có phần non nớt vang lên.

- Hoa nhị ca, Ly tam ca, các huynh đừng chạy nhanh quá, chờ ta với!

Đám sĩ tử quay sang nhìn theo tiếng nói, chính là thiếu niên nhân loại kia chậm hơn người ta, giờ mới ra khỏi lớp học.

Một nữ sĩ tử thấy rõ động tác của thiếu niên khẽ hô một tiếng, rồi nói với sĩ tử bên cạnh.

- Hắn là người mù...

Những sĩ tử khác quan sát cẩn thận, ai nấy đều giật mình.

Tròng mắt của thiếu niên kia trắng dã, không có con ngươi, mắt không thể nhìn thấy, quả nhiên là người mù.

- Thảo nào hắn lại đi học cùng hồ yêu.

Mọi người thầm nói trong lòng.

- Mắt hắn mù lòa, chỉ có thể nghe được âm thanh, cho rằng người bên cạnh đều là người, lại không ngờ những kẻ đi học cùng hắn đều là yêu ma!

Tuy thiếu niên kia không thể nhìn được, nhưng tai khá thính, bèn cười nói.

- Tiên sinh, tiên sinh, có khách tới trường!

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang