Năm đó khi Trung Ương quy hoạch đặc khu, đối với việc chọn lựa cán bộ đã đề ra những chính sách rất ưu ái.
Trong đó đặc khu Lâm Cảng, bây giờ là thành phố cấp II, tất cả cán bộ đều cao hơn so với thành phố cấp III một bậc. Mà đặc khu Nam Cảng, mặc dù cơ cấu là thành phố cấp III, nhưng các cấp cán bộ Nam Cảng năm đó được chọn lựa đều là những tinh anh.
Một số lượng lớn cán bộ có năng lực được điều ra, cán bộ có thành tích cao tràn ngập đặc khu Nam Cảng, ủng hộ sự kiến thiết của đặc khu, đưa bộ máy của đặc khu thành hoa tiêu cho bộ máy của toàn tỉnh, đây là tiếng vang mở đầu cho công cuộc cải cách được mở ra.
Vài năm gần đây, cùng với sự xâm nhập của cải cách, các thành phố khác của Lĩnh Nam cũng đón đầu đi tới, nhưng xây dựng đặc khu vẫn nhận được không ít chính sách ưu đãi của quốc gia.
Cán bộ công tác ở đặc khu là một vinh dự, đồng thời cũng có nghĩa là sẽ được người ta để ý, được lãnh đạo coi trọng, con đường thăng tiến cũng thuận lợi không ít.
Đồ Nhất Sơ cũng xem như một cán bộ đặc khu trong số những nhân tài mới xuất hiện, nhưng ông ta từng đi du học, bằng cấp cao, hơn nữa lại có kinh nghiệm phong phú, thực tế, trong số những cán bộ tại Nam Cảng, ưu thế của ông ta rất nổi trội, cũng được tổ chức vô cùng coi trọng.
So sánh với lý lịch sáng chói của Đồ Nhất Sơ, lý lịch của Trần Kinh có vẻ tương đối bình thường.
Hắn là sinh viên hệ chính quy của trường đại học trong nước, hơn nữa luôn chỉ công tác trong nước, mới đến vùng duyên hải được hai năm.
Duy chỉ có một ưu thế Trần Kinh hơn Đồ Nhất Sơ.
Đó là Trần Kinh năm nay vừa mới 30 tuổi, mà Đồ Nhất Sơ năm nay đã sắp 40 rồi.
Với tuổi như vậy Đồ Nhất Sơ đã là nhân vật đứng đầu một vùng, hẳn coi như là một người còn trẻ tuổi đã nổi bật, nhưng so với Trần Kinh, ông ta hẳn xem như đã già rồi.
Tuy nhiên, trước mặt Trần Kinh, Đồ Nhất Sơ không biểu hiện chút cảm giác kiêu căng gì, vô cũng khiêm tốn.
Đây cũng có thể là do hiện tại hai vùng đang hợp tác, dĩ hòa vi quý. Đồ Nhất Sơ cũng là người có kinh nghiệm trong giới chính trị, ông ta biết rõ lần này hai vùng hợp tác rất có ý nghĩa với ông ta, lần đầu tiên làm liều có chút mạo hiểm.
Nhưng lần đầu tiên làm liều lại dễ dàng giành được thắng lợi.
Hai khu hợp tác thành công, không những giúp Lân Giác và Lân Loan nhanh chóng nổi lên, mà các hạng mục chỉ tiêu kinh tế còn nhanh chóng vượt mức.
Quan trọng hơn là, hai khu hợp tác làm mô hình hợp tác ở khu vực giao giữa hai thành phố Nam Cảng và Hải Sơn hợp tác tốt đẹp, ý nghĩa này quả thực quá lớn.
Mặt khác.
Trần Kinh ở Lân Giác mấy năm nay đạt được sức ảnh hưởng không nhỏ, Lân Giác và Lân Loan kề nhau, đứng ở chỗ cao nhất của Lân Loan có thể thu hết Lân Giác vào tầm mắt.
Nói không ngoa, toàn cảnh Lân Giác ở ngay dưới tầm mắt của Đồ Nhất Sơ.
Đồ Nhất Sơ trơ mắt nhìn Lân Giác hai năm qua phát triển cực nhanh.
Gần như mỗi ngày một khác, chẳng cần một tháng, chỉ sợ một tuần xem lại Lân Giác đã thấy nơi đó có thay đổi cực lớn.
...
Quận Thúy Hải của Nam Cảng, phong cảnh hữu tình, ngồi ở quán cafe ven biển, mở cửa sổ ra, đón gió biển thổi vào.
Gió biển có chút nồng, nhưng lại khiến cho lòng người thoải mái, nhìn hải đăng đứng sừng sững trên biển, bóng đêm như trêu người.
Không gian nơi đây không bị đèn neon bảy màu của thành thị vấy bẩn.
Dọc theo bờ biển, ở xa xa vông cùng có thể nhìn thấy trăng lãng du, còn có sao trời, xung quanh có tiếng côn trùng kêu, cái hơi thở tự nhiên này khiến cho người ta mê say.
Trần Kinh và Đồ Nhất Sơ trò chuyện rất nhiều.
Hai người trao đổi ý kiến hợp tác của hai địa phương với nhau.
Đối với cửa ải thứ nhất cho ý tưởng đường cao tốc của Trần Kinh, Đồ Nhất Sơ rất sảng khoải bày tỏ, kế hoạch sơ bộ này không bàn mà hợp, rất hợp ý ông ta, ông ta cũng đang có ý tưởng này, hai địa phương lập tức có thể lên phương án liên hợp quy hoạch xây dựng và cải tạo đường cao tốc.
Đối với ý tưởng xây dựng nghiệp viên, Đồ Nhất Sơ không bày tỏ thái độ ngay, có vẻ rất cẩn thận.
Hai người tán gẫu nhiều nhất vẫn là ý tưởng kiến thiết đại khu.
Trần Kinh nhân cơ hội này, lần đầu tiên giới thiệu với Đồ Nhất Sơ chút ý tưởng về kiến thiết đại khu.
Trần Kinh đề xuất, kinh tế huyện vực phải có thực lực lớn, kiến thiết xí nghiệp công nghiệp, kiến thiết cơ sở là phương diện trọng yếu.
Nhưng mặt khác, không thể bỏ qua phương diện nhân tài.
Làm kinh tế một huyện có thể nói là rất khó để thu hút nhân tài ưu tú. Trong đó khó khăn lớn nhất chính là ở hoàn cảnh dân cư, quy mô thành thị, yếu tố giao thông còn có các phương tiện và điều kiện thuận lợi khác.
Mà Trần Kinh kiến thiết đại khu, mục đích chính là muốn theo như quy hoạch thành thị mà kiến thiết.
Một thành phố có khu công nghiệp, cũng có khu buôn bán, còn có khu dân cư thích hợp, khu giải trí, nhà dưỡng lão...
Hiện tại nhân khẩu vốn có tại Lân Giác và Lân Loan bao gồm người tỉnh khác đến, khoảng hơn mấy trăm vạn, một nền móng nhân khẩu lớn như vậy, cho nên kiến thiết đại khu cũng phải đủ khả năng cung cấp.
Lấy một quy hoạc khu tốt, kiến thiết tốt, dựa theo quy hoạch thành thị để xây dựng, đây đối với việc xúc tiến tốc độ tăng trưởng cao của huyện rất có ý nghĩa.
Đồ Nhất Sơ nghe Trần Kinh nói xong, ông ta trầm tư một lúc lâu.
Sau đó lại hỏi Trần Kinh rất nhiều vấn đề, cuối cùng cũng không đưa ra ý kiến gì về vấn đề này.
Thông qua điểm này, Trần Kinh cũng thấy được Đồ Nhất Sơ rất cẩn thận và sắc sảo.
Đồ Nhất Sơ hiểu rõ mình rất động lòng với đề nghị của Trần Kinh nhưng trên mặt lại không biểu lộ chút sắc thái gì, đây là sắc sảo.
Mà về phần cẩn thận.
Đồ Nhất Sơ có thể còn đang suy tính việc xác định vị trí lãnh đạo đối với việc hợp tác hai khi, dựa vào hiện trạng của Hải Sơn, Trần Kinh có thể khẳng định phán đoán. Ở thành phố Nam Cảng, khẳng định cũng tồn tại những loại phân tranh này, điều này không thể tránh khỏi.
Trần Kinh ở Hải Sơn chọn sách lược là quyết đánh đến cùng, hắn hiểu rõ nếu đặt hắn ở vị trí đứng đầu sẽ vấp phải sự phản đối của một số phái bảo thủ, khiến mọi người có ý kiến với hắn.
Trần Kinh dùng cách này trên thực tế chính là cô lập chính mình, cũng là đi nước cờ hiểm.
Đấu tranh chính trị vô cùng phức tạp.
Trần Kinh vô cùng rõ ràng, nếu như mình bị quấn vào cuộc đấu tranh chính trị phức tạp trong nội bộ Hải Sơn, hắn sẽ gặp phải cục diện tương đối khó khăn.
Là một người từ ngoài đến, đứng ở phương diện nào cũng sẽ không có lợi đối với hắn, cuối cùng rất có thể sẽ bị đám người từng trải kia xoay cho chóng mặt, sau đó người không ra người, quỷ không ra quỷ, làm sao có thể chú tâm vào công việc được chứ?
Như vậy, Trần Kinh rõ ràng đã khiến mình trở thành người cô đơn.
Ở trong thành phố gây thù chuốc oán sẽ khiến tất cả mọi người ghen ghét với hắn, nhưng đối với lãnh đạo chủ chốt thành phố mà nói.
Có một mãnh tướng như hắn xông pha chém giết, nếu Trần Kinh đạt được thành tích, công lao cũng có một phần của bọn họ.
Nếu như Trần Kinh xảy ra vấn đề, bọn họ có thể lợi dụng Trần Kinh cô lập tại Hải Sơn, từng bước đuổi Trần Kinh ra khỏi cửa.
Việc tốt như vậy, bọn họ có lẽ nào lại không nới rộng điều kiện cho Trần Kinh?
Đương nhiên, Trần Kinh cũng có ý muốn lợi dụng hoàn cảnh như vậy, tính tình Trần Kinh ngang bướng, một khi đã quyết thì không ai cản lại được.
Mục đích của hắn là kiến thiết tốt Lân Giác, thực hiện mục tiêu chính trị của mình.
Để đạt được mục đích chính trị này, hắn gần như dùng đến bất kỳ thủ đoạn tồi tệ nào, không quan tâm là dùng thủ đoạn gì, khiến Lân Giác phát triển, vực dậy nền kinh tế, đó chính là niềm tin kiên định.
Vì niềm tin này, tranh luận chút, đắc tội với một số người, vậy thì đã làm sao?
Trần Kinh không thèm để ý người khác đánh giá hắn như thế nào, ý của hắn chính là bây giờ mình đang ở cương vị này có phải rất tầm thường vô vị hay không?
Dù cho chỉ đạt được một chút thành tích, hắn đều vô cùng cao hứng!
Nhưng Trần Kinh là như vậy, hắn có thể trông cậy vào Đồ Nhất Sơ này hay không?
Trần Kinh nghĩ vậy, trong lòng cũng có chút nghi ngờ.
Bởi vì suy nghĩ này, chuyện hợp tác giữa hai quận còn gặp phải rất nhiều khó khăn.
Mà phải xóa bỏ từng khó khăn này cũng không phải dễ dàng như vậy.
Trần Kinh đi lại ở Lân Loan ba ngày.
Trong thời gian ba ngày, đoàn khảo sát đều cảm thấy thu hoạch khá phong phú.
Một mặt, trước kia đặc khu tất cả mọi người đã tới, nhưng thực sự xâm nhập, tìm hiểu sự phát triển của đặc khu cũng không có nhiều người, lần này khảo sát thực địa, có thể nói toàn bộ sự phát triển bên trong đặc khu đều đã hiểu rõ, đây đối với đại đa số mọi người mà nói đều là một lần học hỏi.
Trần Kinh tổng kết lần khảo sát này, hắn bày tỏ thông qua lần học tập này chúng ta có thể nhận ra được hai điểm.
Điểm thứ nhất là phát triển đặc khu không có gì siêu việt, đặc khu cũng rất bình thường thôi.
Một điểm khác, đối nghịch, để kiến thiết đặc khu khác so với địa phương, đây là một sự thật không dễ dàng.
Với các phương diện bây giờ, Lân Giác lạc hậu hơn Lân Loan, đây là sự thật, tất cả mọi người phải nhận thức rõ sự thật này.
Chỉ có hiểu được sự chênh lệch mới có thể có được mục tiêu cố gắng, mới có phương hướng cố gắng. Mà trước mắt phương hướng đối với Lân Giác có ý nghĩa vô cùng lớn!
Mà đêm trước khi Trần Kinh rời đi, Đồ Nhất Sơ đã bày tỏ thành ý của mình.
Lần đầu tiên hủy bỏ hơn chục chính sách hành chính nhằm vào Hải Sơn trước kia, có thể nói là chính sách bảo hộ chủ nghĩa của địa phương.
Trong đó bao gồm hạn chế đầu tư giao cảnh của tư nhân Lân Loan, tin tức về nhân tài của hai địa phương cũng đều bị hạn chế, cơ cấu thiết lập chi nhánh buôn bán ở hai địa phương cũng bị hạn chế....
Phương diện này trước kia cũng có một trường hợp khá nổi tiếng.
Đặc khu lớn nhất hiện tại, hệ thống siêu thị Quốc Phát, bọn họ khởi nghiệp đầu tư tại đặc khu, thiết lập cơ cấu chi nhanh, hiện tại đặc khu dành cho bọn họ rất nhiều chính sách ưu đãi về thu thuế, đất đai, nâng đỡ...
Nhưng hai năm trước Quốc Phát có ý phát triển sự nghiệp ra bên ngoài.
Lúc đó Quốc Phát đã muốn thiết lập một dãy chi nhánh ở Lân Giác.
Dưới tình hình như vậy, các cấp song phương của hai địa phương đều tạo ra hàng rào.
Về phía Lân Loan, chính phủ thông qua đủ cách cảnh cáo Quốc Phát, không hy vọng bọn họ tiếp tục đầu tư ra bên ngoài, nếu không chính phủ có thể hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ủng hộ đối với bọn họ.
Về phía Lân Giác.
Bởi vì suy xét đến việc siêu thị Quốc Phát tiến vào có thể tấn công các xí nghiệp buôn bán bản địa.
Cũng đang nghĩ cách tạo ra hàng rào ngăn cản bọn họ.
Cuối cùng tất nhiên ý tưởng khuếch trương đó không thể thực hiện, điều này đối với hai bên mà nói đều không tổn thất lớn.
Trần Kinh lần này ở Lân Loaan có gặp qua chủ tịch của công ty hệ thống bách hóa Quốc Phát, Liêu Tiểu Toàn, cùng nhau trao đổi chuyện này.
Trần Kinh đối với chuyện này có chút cảm thán, hắn nói:
-Trước kia quan hệ giữa Nam Cảng và Lân Giác giống như quan hệ quốc tế năm đó, thậm chí còn có nhiều rào cản hơn.
Chuyện này ở nước cộng hòa rất hiếm gặp.
Trường hợp của hệ thống Quốc Phát hẳn là vĩnh viễn bảo tồn, bởi vì thông qua trường hợp này có thể khiến tất cả mọi người đều nhận thức được, quan hệ trước kia của Nam Cảng và Hải Sơn gay gắt đến mức nào. Chắc chắn năm sau chúng ta sẽ hòa thành một thể, sẽ quay lại xem xét trường hợp này, khả năng sẽ có nhiều thay đổi....