Ở tình huống này bề ngoài Hoài Châu cùng Khánh Châu và Khu khai phát phát triển khá nhanh. Trong các huyện Hoài Khánh ngoài Quy Ninh ra thì các nơi khác phát triển rõ ràng chậm hơn nhiều, xu thế này cũng càng lúc càng rõ ràng.
Tình hình này thực tế tồn tại ở khắp nơi. Theo việc trung ương đưa ra chính sách thí điểm phát triển các huyện, các tỉnh cũng đang lựa chọn một vài huyện để tăng cường quyền lực về kinh tế, tài chính, đây cũng làm cho quyền của cấp thị xã giảm đi nhiều.
Theo tư tưởng của trung ương thì về sau quyền lực của cấp thị xã sẽ từ từ thu nhỏ lại đến khi cấp huyện sẽ trực tiếp thuộc tỉnh. Ở tình huống này nên thị xã các nơi chủ yếu đặt tâm trí vào các nơi như Khu khai phát, mấy quận có kinh tế tương đối phát triển.
Mà đối với các huyện khác thì Đảng ủy, chính quyền cấp thị xã chủ yếu là tăng cường sức khống chế nhân sự, nhưng về phần tài nguyên ở phương diện khác lại có thái độ khác. Chẳng qua cách làm này có nơi rõ ràng, có nơi mờ mịt mà thôi.
- Trung ương đang từng bước phổ biến thí điểm phát triển huyện mạnh. Các huyện lớn có quyền hạn xét duyệt về tài chính, hành chính là xu thế tất yếu, như vậy sẽ làm suy yếu quyền lực hành chính của cấp thị xã. Mấy cái này không ảnh hưởng mấy đối với mấy nơi như Miên Châu, Tân Châu cùng Lam Sơn không có nhiều các huyện lớn; nhưng đối với các thị xã có các huyện phát triển mạnh về kinh tế như Kiến Dương, Hoài Khánh cùng với Vĩnh Lương thì không phải tin tức tốt mấy.
Triệu Quốc Đống nhấp ngụm nước.
- Một khi trung ương phổ biến chính sách này như vậy quyền hạn của cấp thị xã đối với các huyện mạnh sẽ giảm đi, sẽ khiến các huyện có không gian phát triển kinh tế lớn hơn nữa. Mà khi đó nhất định sẽ cạnh tranh với các quận thuộc thị xã cùng với Khu khai phát thuộc thị xã. Anh nói làm Bí thư thị ủy và thị trưởng có thể không cảnh giác sao? Huyện của anh cứng cánh, không chừng sẽ không nể mặt thị xã, như vậy còn không chú ý tập trung bồi dưỡng cho các quận và Khu khai phát sao?
- Vì thế tình hình này tồn tại ở khắp các nơi. Quy Ninh các anh vốn là huyện có kinh tế đứng đầu Hoài Khánh, nhưng Hoài Khánh có mấy quận? Khu khai phát không nói, là Khu khai phát cấp quốc gia, Hoài Châu cùng Khánh Châu không chừng về sau là căn bản của thị xã Hoài Khánh. Vì thế thị xã Hoài Khánh đương nhiên muốn toàn lực giúp đỡ Hoài Châu cùng Khánh Châu phát triển. Có thể nói về sau chức thường vụ thị ủy sẽ chỉ rơi vào đầu bí thư quận ủy Hoài Châu cùng Khánh Châu hoặc bí thư đảng ủy Khu khai phát mà thôi; trừ khi Quy Ninh các anh có thể có thực lực làm cho Hoài Khánh không thể không trao danh hiệu thường vụ cho anh, nếu không?
- Chủ tịch, theo như lời ngài vậy thì các huyện chúng tôi về sau thành con mẹ hai sao?
Tảng đá trong lòng Quế Toàn Hữu rơi xuống, giọng điệu cũng phong phú hơn.
- Không thể như vậy chứ, có hạng mục gì tốt, chính sách gì tốt đều bị thị xã chia cho các quận hoặc Khu khai phát, vậy chúng ta làm sao bây giờ? Điều kiện của chúng tôi vốn không bằng quận và Khu khai phát nên càng cần ủng hộ về chính sách và hạng mục. Nếu như có bất công như vậy thì chúng tôi có thể sống được sao? Hơn nữa Quy Ninh còn đỡ đôi chút, vậy mấy nơi như Lâm Giang, huyện Tĩnh, Thanh Bình thì sao?
- Được rồi, đứng ở vị trí khác nhau sẽ cân nhắc vấn đề khác nhau. Anh có thể là người vô tư không? Tôi thấy chắc không làm được.
Triệu Quốc Đống không hề khách khí nói:
- Nếu để anh làm Bí thư thị ủy, thị trưởng Hoài Khánh thì không chừng anh còn làm quá mức hơn Đàm Lập Phong và Phó Thiên.
Bị Triệu Quốc Đống nói một câu như vậy, Quế Toàn Hữu không tức mà còn vui vẻ.
Triệu Quốc Đống cũng hỏi qua tình hình hiện tại của Hoài Khánh, Quế Toàn Hữu cũng giới thiệu qua.
Phó Thiên cùng Lữ Thu Thần về cơ bản tiếp tục kéo dài quan điểm của Đàm Lập Phong, tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành truyền thống và ngành điện tử làm hai chân. Nhưng sự phát triển của Hoài Khánh hiện nay cũng gặp vài vấn đề. Ví dụ như ngành gia công của Hoài Châu đã bị Đường Giang khiêu chiến rất mạnh. mà các huyện khác như Cổ Lâu, Thanh Bình thì gần như không có tăng trưởng kinh tế mấy, hơn nữa nông dân ở các nơi này hầu hết đổ về phía khu vực duyên hải và thành phố lớn, điều này càng khiến các huyện đó phát triển chậm hơn. Thị xã làm như thế nào để thúc đẩy kinh tế các huyện này phát triển cũng là cả một vấn đề.
Bây giờ cả thị xã Hoài Khánh mặc dù về tổng thể mà nói phát triển khá tốt nhưng phát triển càng lúc càng không cân bằng. Tốt càng tốt, xấu càng xấu. Ví dụ như Quy Ninh, Hoài Châu, Khánh Châu, Khu khai phát đã chiếm trên 60% GDP của toàn thị xã, ngay cả Lâm Giang vốn có xu thế phát triển khá tốt cũng dần bị đẩy ra rìa.
Triệu Quốc Đống thật không ngờ tình hình Hoài Khánh bây giờ lại phức tạp như vậy. Hoài Châu cùng Quy Ninh, Khu khai phát đã chiếm 50% GDP toàn thị xã, thêm quận Khánh Châu thì cũng đạt trên 60%. Mà sáu huyện còn lại chỉ chiếm có gần 40% Gdp. Điều này làm hắn có chút bất ngờ. Theo hắn nhớ Lâm Giang có trụ cột công nghiệp cơ giới khá tốt, nhất là Lâm Giang ở ngay Kiến Dương – thành phố công nghiệp lớn mà sao lại trở nên thê thảm như vậy?
Vấn đề mới xuất hiện này khiến Triệu Quốc Đống ý thức được An Nguyên đã không còn là An Nguyên trước đây nữa. Mà một tỉnh và một thị xã có chênh lệch càng lớn hơn, anh cần phải tìm hiểu càng sâu hơn và thủ đoạn phong phú hơn để giải quyết vấn đề.
….
Mãi tới khi Quế Toàn Hữu rời đi, Triệu Quốc Đống vẫn suy nghĩ về tình huống của Hoài Khánh.
An Nguyên hai năm qua phát triển có mừng có lo. Mà tình hình ở Hoài Khánh là khá điển hình, phát triển không cân bằng là vấn đề đột xuất trong quá trình phát triển. Mà theo cạnh tranh càng lúc càng kịch liệt thì sự không cân bằng càng rõ rệt hơn cả.
Tình hình ở Hoài Khánh xem như tương đối tốt, mấy nơi như Thiên Châu, Lô Hóa đều đang tìm kiếm con đường phát triển thích hợp cho mình. Lại nhìn An Đô cũng là như vậy thì có thể thấy tình hình không quá khả quan.
Đảng ủy, chính quyền địa phương nhiều nơi cũng không phải không muốn phát triển nhưng đã mất thời cơ, thì anh chỉ có thể từng bước bị bỏ xa. Mà hiện nay ý thức về pháp luật, bảo vệ môi trường, quyền lợi của dân chúng càng lúc càng tăng lên, dân chúng cũng càng lúc càng yêu cầu về sự công bằng đối với Đảng ủy, chính quyền địa phương khi phát triển kinh tế.
….
- Chủ tịch Quốc Đống, ngài đúng là hại chết chúng tôi, nếu như ngài lần này không giúp Miên Châu chúng tôi thì tôi chỉ có thể ngồi ở văn phòng ngài không đi.
Triệu Quốc Đống vừa vào văn phòng đã nghe thấy có người nói vọng ra.
Triệu Quốc Đống thầm mắng một câu. Đừng nhìn Bối Thiết Lâm hơn 50 tuổi, tính cách khá hào sảng nhưng là loại người mặt khá dày. Chuyện Bí thư thị ủy khác không làm được thì y cũng có thể tươi cười mở miệng nói chuyện với anh, làm anh nghiêm mặt cũng không tiện, phát tác cũng không hay.
Triệu Quốc Đống và Bối Thiết Lâm cũng có chút sâu xa. Chuyện La Băng là do Triệu Quốc Đống nhờ Bối Thiết Lâm giúp, trong đó mặc dù thông qua Trang Quyền nhưng Triệu Quốc Đống vẫn nhận ân tình của Bối Thiết Lâm. Hơn nữa Bối Thiết Lâm là cán bộ cấp giám đốc sở có tư cách gần như cao nhất trong tỉnh, rất có sức ảnh hưởng ở tỉnh.
- Lão Bối, đừng giả nghèo giả khổ. Tôi không phải không biết trụ cột của Miên Châu các anh, lão Dương cũng sớ nói với tôi. ủy ban tỉnh đã có ý kiến về việc này nhưng còn chưa thông qua trên hội nghị thường ủy, ý của tôi là tiến độ xây dựng không được chậm, phải đẩy nhanh, tỉnh chỉ cần vừa xác định là nhất định sẽ có phương án tiến vào.
Triệu Quốc Đống đi thẳng tới bàn.
- Hắc hắc, chủ tịch Quốc Đống, chủ tịch Dương đó là ngồi nói chuyện không sợ đau lưng, làm cho Miên Châu chúng tôi tiếp tục đầu tư, tôi cũng muốn nhưng tỉnh có thái độ mập mờ, ngân hàng câm như hến, bây giờ giám đốc mấy ngân hàng đều liệt tôi và lão Sinh vào danh sách đen, nhận được điện của chúng tôi đều nói đi công tác ở ngoài, ngài nói chúng tôi còn làm gì được? Tóc lão Sinh mấy tháng nay bạc đi không ít, nhìn như già thêm bốn năm tuổi. Chủ tịch Quốc Đống, ngài phải thông cảm nỗi khó xử của chúng tôi.
Bối Thiết Lâm ra vẻ bi thương và lộ rõ vẻ hôm nay nếu không có kết quả sẽ không đi.