Khi một loạt hội nghị, cuộc tiếp đón ập tới, Triệu Quốc Đống mới ý thức được một năm đã qua đi, mình lại già thêm một tuổi.
Tất cả khá vững vàng. Mặc dù năm 2010 là năm khó khăn đối với toàn bộ Trung Quốc, áp lực kinh tế trong và ngoài nước cực lớn. Nhất là khi hệ thống tín dụng Mỹ rơi vào nguy cơ, thậm chí mang lại nguy cơ kinh tế, khu vực đồng Euro xuất hiện tình trạng nợ công. Từ Hy Lạp đến Ireland, từ Tây Ban Nha đến Italy… đều lâm vào khó khăn. Đây là hai khu vực chính xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến con đường xuất khẩu, nó đả kích mạnh tới kinh tế các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải dựa chủ yếu vào xuất khẩu. Mà kích thích tiêu dùng nội địa lại cần thời gian dài mới thực hiện được. Vì thế ánh mắt mọi người chỉ có thể tập trung vào đầu tư tài sản cố định.
Đây là thủ đoạn thường dùng nhất của chính phủ Trung Quốc, khi phát triển kinh tế gặp trở ngại liền dùng chiêu này để giải quyết, tuy luôn có hiệu quả nhưng nó là con dao hai lưỡi. Vấn đề là khi cân nhắc lợi và hại các chuyên gia kinh tế thường có khuynh hướng nhìn vào lợi ích trước mắt để kích thích kinh tế. Chỉ khi nào lạm phát tăng quá cao thì bọn họ mới ý thức được mình đánh giá quá cao khả năng khống chế lạm phát của mình.
Chính sách kích thích kinh tế hai ngàn tỷ tệ mặc dù trên danh nghĩa chủ yếu là đầu tư cho các hạng mục xây dựng và hạng mục dân sinh nhưng không thể tránh khỏi có một bộ phận khá lớn chảy vào thị trường bất động sản, nó trực tiếp đẩy giá nhà, đất lên cao. Nó khiến trung ương dù cố sức khống chế giá nhà cũng vô ích.
Không lợi không làm, dù trung ương dùng thủ đoạn giám sát chặt chẽ nhưng nhiều nơi vẫn can đảm dùng thị trường bất động sản để kiếm lợi nhuận.
Không thể nghi ngờ kế hoạch kích thích kinh tế hai ngàn tỷ có sức mạnh lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Triệu Quốc Đống không biết có phải một nhóm người gồm mình và bọn Lôi Hướng Đông đưa ra quan điểm trên truyền thông có ảnh hưởng đến quyết định của trung ương hay không, tóm lại dự tính sơ bộ kế hoạch kích thích kinh tế với bốn ngàn tỉ bị giảm xuống còn ba ngàn, cuối cùng là hai ngàn.
Nhưng dù ở quy mô này Triệu Quốc Đống vẫn thấy lớn, quy mô một ngàn tỷ cũng là đủ lớn. Bởi vì chính quyền địa phương sẽ theo chính sách kích thích kinh tế của trung ương mà đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế của mình, tính ra chỉ sợ là rất khổng lồ. Trong thời gian ngắn sẽ thấy tác dụng ngay nhưng sau đó là áp lực lạm phát cùng với gánh nợ của các địa phương cũng là vấn đề khó tránh khỏi.
Đương nhiên Triệu Quốc Đống phản đối kế hoạch này không có nghĩa An Nguyên phản đối. Triệu Quốc Đống phản đối là đặt ở chính sách vĩ mô toàn quốc gia. Còn ở An Nguyên, kế hoạch kích thích kinh tế này của trung ương vẫn mang lại lợi ích rất rõ ràng. Đường sắt cao tốc Bắc Kinh - An Đô cuối cùng cũng được duyệt, có thể lập tức đi vào xây dựng. Mấy tỉnh có tuyến đường này đi qua đều nhảy nhót hoan hô, nó chẳng những giảm được áp lực vận chuyển hàng hóa từ Bắc Kinh đến An Đô, hơn nữa còn cải thiện lớn hoàn cảnh đầu tư mà tuyết đường sắt cao tốc này đi qua.
Theo kế hoạch kích thích kinh tế của trung ương xuất hiện, các tỉnh cũng nóng lòng muốn thử, chuẩn bị đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn mình. Triệu Quốc Đống viết một bài đưa lên Nhật báo nhân dân với hình thức không ký tên, khiến bộ phận biên tập báo này khá hứng thú và được đăng. Đề tài là Cảnh giác đầu tư nhà nước mang tới hậu quả. Chẳng qua bài viết được đưa ra cũng như cục đá ném vào dòng Trường Giang, không ảnh hưởng gì đến kế hoạch phát triển kinh tế của các nơi.
Ở xu thế này An Nguyên cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù Triệu Quốc Đống chủ trương cẩn thận nhưng tỉnh ủy An Nguyên vẫn thông qua kế hoạch kích thích kinh tế không kém gì các tỉnh xung quanh. Đương nhiên kế hoạch này là trong mấynăm, Triệu Quốc Đống tin theo áp lực lạm phát tăng lên thì nhiều tỉnh sẽ không ngừng co rút thậm chí dừng kế hoạch kích thích kinh tế này lại.
Nhìn Triệu Quốc Đống có chút mệt mỏi dựa lưng vào ghế, Lưu Nhược Đồng có chút đau lòng. Con đã biết đi, bảo mẫu thậm chí còn có thể đưa đi dạo phố, hơn năm qua tâm tư của cô đặt trên người con, bên chồng chú ý ít hơn nhưng không có nghĩa cô không hiểu tình hình của chồng.
Tình hình kinh tế đang khá mơ hồ làm tâm tư chính của Triệu Quốc Đống trong năm nay được chuyển sang vấn đề kinh tế. Đương nhiên trước mắt Triệu Quốc Đống không chỉ là phát triển kinh tế, làm như thế nào khoa học hợp lý xác định hình thức phát triển của An Nguyên, đi theo con đường phát triển tuần hoàn mới là điều mà Triệu Quốc Đống đang thăm dò.
Mặc dù An Nguyên là một tỉnh, tình hình các nơi khác nhau, cũng hiện ra xu thế phát triển khác nhau.
Ví dụ như Ninh Lăng dựa vào điều kiện giao thông ưu việt, trụ cột hùng hậu nên ngành thứ hai, thứ ba đều tiến vào khiến nó không hổ là trung tâm kinh tế An đông – Tương tây. Sơ bộ tính toán công nhân thời vụ đến từ khu vực Tương tây ở Ninh Lăng đã trên trăm nàn, mà số đã định cư ở Ninh Lăng cũng vượt qua 20 ngàn người, chỉ thấp hơn nhân số mấy nơi lân cận Ninh Lăng là Thông Thành, Nam Hoa, đủ thấy sức hấp dẫn của Ninh Lăng đối với các tỉnh, thị xã xung quanh.
Mà ngành dịch vụ An Đô cũng bắt đầu phát triển vượt qua ngành công nghiệp và xây dựng. Nhất là khi phòng giao dịch tài sản An Đô và trung tâm tài chính thành phố quốc tế được thành lập khiến ngành tài chính An Đô nhanh chóng phát triển. mà ngành cung cấp vật tư cũng đang phát triển về hướng An Đô. Quan Kinh Sơn và Đàm Lập Phong đều muốn toàn lực chế tạo An Đô làm trung tâm cung cấp vật tư của khu vực trung tây. Coi ngành tài chính và vật tư làm hai sản nghiệp trụ cột của An Đô.
Miên Châu cũng trở thành tâm điểm, ngành hàng không, nguyên tử, nhất là điện tử hàng không, cơ giới hàng không, tài liệu hàng không, khống chế nguyên tử … đều phát triển cực nhanh càng lúc càng trở thành điểm sáng trong sự phát triển kinh tế của Miên Châu. Năm 2009 thu hút đầu tư của Miên Châu còn vượt cả Ninh Lăng đứng đầu toàn tỉnh.
Xu thế phát triển này làm Thị ủy, ủy ban Miên Châu hiên ngang đưa ra khẩu hiệu “Mười năm đầu thế kỷ 21 xem Ninh Lăng, thập niên thứ hai xem Miên Châu. Bên Ninh Lăng cũng không yếu thế, tỏ vẻ sự phát triển của Miên Châu chẳng qua là áp dụng hình thức phát triển của Ninh Lăng, đổi mới và xây dựng hệ thống chế độ mới là căn bản của phát triển. Mà ở điểm này Ninh Lăng không sợ bất cứ ai, dám khiêu chiến bất cứ ai.
Mà An Đô dưới sự lãnh đạo của Quan Kinh Sơn và Đàm Lập Phong khá nhã nhặn, nhưng từ mục tiêu chế tạo trung tâm vật tư, tài chính của khu vực trung tây đủ thấy dã tâm cực lớn của thành phố An Đô. Quan Kinh Sơn thậm chí trao cho thành phố quốc tế địa vị đặc thù, là điểm sáng mới trong cải cách thể chế hành chính của Trung Quốc.
Mục tiêu này đưa ra làm truyền thông không ngừng đưa tin. Ở tình huống mà hầu hết tâm điểm đặt vào lĩnh vực kinh tế, An Đô có can đảm tiến hành đổi mới cải cách hệ thống hành chính không thể không nói làm người ta cực chú ý. Điều này có nghĩa An Đô đã ý thức được chỉ riêng theo đuổi lĩnh vực kinh tế không đủ làm An Đô có địa vị dẫn đầu tuyệt đối như trước, mà cần phải thể hiện sự huy hoàng cả về thể chế hành chính. Điểm này Triệu Quốc Đống rát ủng hộ.
Thấy Triệu Quốc Đống đặt tay lên trán suy nghĩ, Lưu Nhược Đồng khẽ rót cho hắn cốc trà.
- Lại một năm nữa qua đi, có phải là thất rất mệt hoặc là rất có thành tựu không anh?
Lưu Nhược Đồng mỉm cười nhìn Triệu Quốc Đống.
- Xu thế phát triển của An Nguyên có thể nói đứng đầu cả nước, toàn quốc đều chú ý.
- Ha ha, anh nếu khiêm tốn thì em có phải nói anh giả dối không?
Triệu Quốc Đống lắc đầu suy nghĩ gì đó.