Chu Phục đành nói:
- Nếu cho cô vay tiền thật, Trần Kỳ sẽ nghi ngờ lung tung, sau này không mời tôi tới uống rượu nữa, làm ăn lỗ vốn như thế tôi không làm. Hay là thế này, tôi đem tiền cho Trương Khác vay, rồi cô vay cậu ấy.
Trương Khác đang ăn, nghe vậy ngẩng đầu lên:
- Sao lại lôi tôi vào?
Từ mùa hè được nghe Hứa Hải Sơn nói tiền nhà ông thiếu do Trương Khác bù vào, đường đường khu trưởng khu Nam Thành cũng bị y mời tới cái quán rách này ăn cơm, mấy ngày trước còn nghe Chu Văn Bân nói đang là lái xe riêng cho chàng trai này...
Bao nhiêu việc khiến trong mắt Lưu Phân, Trương Khác mang cảm giác thần bí, thấy Chu Phục trên bàn tiệc cũng phải nhìn mặt y, Lưu Phân ít nhiều có chút đắc ý, gắp một miếng thịt cho vào bát Trương Khác:
- Dì Phân đang trông cậy vào cái gật đầu của cháu đấy.
- Dì Phân, vậy tiền lãi có tính không?
- Tính chứ, tính chứ, tôi không thể vay tiền còn chiếm luôn cả cái lợi này, nhà máy cho bao nhiêu lợi tức, trả cậu hết.
Trương Khác lại hỏi:
- Giám đốc Chu cho tôi vay tiền không lấy lãi chứ?
Chu Phục trố mắt, kẹp tóc kim cương ném xuống sông không chớp mắt, lúc này lại tính toán chút tiền nhỏ nhặt, nói:
- Tôi mặt mũi nào dám lấy lãi của cậu?
- Vậy được.
Trương Khác thản nhiên ăn cơm tiếp:
- Thế thì tôi làm, chị hứa Tư, mai chị lấy tiền giúp em nhé, giám đốc Chu, cần tôi viết giấy vay nợ ngay bây giờ không?
- Không, không cần...
Trương Khác giọng rất ôn hòa song Chu Phục cứ thấy rợn rợn người, hối hận tự nhiên lòng vòng qua Trương Khác, chẳng bằng cho Lưu Phân vay tiền luôn cho xong.
- Cần chứ, nếu không ông lại chẳng biết trả lời với vợ ra sao.
Nói xong Trương Khác nhìn Trần Phi Dung.
Trần Phi Dung không hiểu, thấy Trương Khác nhìn mình, cúi gằm mặt xuống nhìn bát cơm.
Lưu Phân thấy con gái mặt trơ trơ, không để ý tới Trương Khác, giận không biết để đâu cho hét, hơi gắt giọng:
- Đi lấy giấy bút ra đây.
Trần Phi Dung cắn môi, khuôn mặt xinh đẹp do dự, không biết có nên đi lấy giấy bút hay không.
Hứa Hải Sơn cười gạt đi:
- Vội gì, ăn cơm xong không được hay sao?
Trương Khác nói ngay:
- Cũng phải ăn, cơm xong còn đợi giám đốc Chu đi lấy tiền, chúng ta đợi ở đây viết cũng được.
Chu Phục rầu thối ruột, thời này có nhà nào đem mấy vạn để trong nhà? Mùng 2 chẳng biết ngân hàng có mở cửa không, bị Trương Khác chơi ép lại chẳng thể nói không đi. Chắc y trả thù vụ buổi sáng mình lắm mồm nói hớ chuyện cái kẹp tóc đây mà, Chu Phục than thở trong lòng, tự nhận xui xẻo.
Ăn trưa xong, Chu Phục vội về gom tiền, may mà Chu Văn Bân chưa mua máy nhắn tin, nửa tiếng sau theo Chu Phục quay lại. Hứa Hải Sơn đang giúp Trần Kỳ tính món ăn cho ngày mai, thấy Chu Phục tay cầm một phong bì, cười nói:
- Giám đốc Chu đúng là về nhà lấy tiền.
- Trương Khác đâu?
- Đánh ở với thầy Hứa ở viện cờ đằng sau.
Trần Kỳ cũng không ngờ Chu Phục vội về nhà lấy tiền thật:
- Để tôi bảo Lưu Phân viết giấy...
Chu Phục không dám coi lời của Trương Khác là trò đùa, lắc đầu nói:
- Số tiền này phải qua tay Trương Khác.
Rồi cầm tiền tới đạo quán.
Nửa đạo quán bị cây Hạnh cổ ngàn tuổi che phủ, trong sân có hương đàn, hương tháp, còn có đạo sĩ giữ quán ngồi chơi trong sân. Trong đại đường thênh thang, bày hai ba chục bàn cờ, không có phương tiện sưởi ấm, lạnh thấu xương.
Chu Phục vào sương phòng bên cạnh, thấy Trương Khác, Hứa Tư và Hứa Hồng Bá ngồi quây quanh bàn, trên bàn trải một tấm bản đồ, nghe thấy Trương Khác lắc đầu nói:
- Từ ngõ Đơn Tình tới đây chiếm 1/3 Sa Điền rồi, theo suy nghĩ của bác, cũng phải tốn 1 tỷ, thành phố lấy đâu ra nhiều tiền thế? Phương án này khỏi nhắc tới nữa...
Hứa Hồng Bá thuyết phục:
- Khu vực này bao gồm kiến trúc cổ trọng điểm của khu, mất đi nó là phạm sai lầm lịch sự.
- Thầy nói câu này với cháu tác dụng gì? Dù có nói với thị trưởng Đường, bác ấy nhất định sẽ nói, biết sai cũng không sửa.
Chu Phục ghé đầu vào thấy Trương Khác đang chỉ vào đạo quán Thanh Dương, thầm nghĩ: " Tự dưng xem bàn đồ Sa Điền làm gì?"
Trương Khác lấy phong bì trong tay Chu Phục, mở ra xem rồi đưa cho Hứa Tư:
- Chị đưa tới nhà họ đi.
Chu Phục than vãn:
- Phải tới chỗ Chu Văn Bân gom tiền, may mà cậu ta chưa mua máy nhắn tin, nếu không chẳng đủ được tiền.
- Chu Văn Bân cũng tới ăn chực sao?
- Cậu ta ở tiền viện.
- Tốt, mai còn cần anh ấy đưa tôi lên tỉnh thành.
Trương Khác thắc mắc:
- Ericsson sắp ra di động rồi, mua máy nhắn tin làm gì nữa?
Chu Phục cười không nói, nghĩ:" Giá máy di động và máy nhắn tin cách nhau một trời một vực." Đột nhiên nảy ra suy nghĩ:" Hay công ty cấp cho? Mình và Tương Vi, Hứa Tư còn có khả năng này, Chu Văn Bân chỉ là lái xe.. Nhưng nếu Trương Khác khảng khái một chút cấp cho cũng không phải là không có khả năng."
Thấy Trương Khác mắt lại theo dõi bản đồ, liền không nói nữa.
Bản đồ này rất chi tiết, đem hết ngõ lớn ngõ nhỏ ở Sa Điền vẽ ra, Chu Phục là người gốc Hải Châu mà giờ mới phát hiện có quá nửa số ngó ông ta không biết tên.
Trước đó có người suy đoán, Hứa Hồng Bá kỳ thực là túi khôn trong dân gian của Đường Học Khiêm, xem ra đúng là vậy thật.
Chu Phục biết chuyện gì nên nghe chuyện gì không nên nghe, xoay người muốn ra ngoài.
Trương Khác gọi với theo:
- Lão Chu là người Hải Châu, có thể góp ý cho thầy Hứa.
Chu Phục giờ không coi bản thân là người chính phủ, việc gì cũng báo cho Tống Bồi Minh nữa rồi.
- Tôi thì góp ý được gì...
Chu Phục nói thế những vẫn ghé tới.
Hứa Hồng Bá nói tiếp:
- Sơ Cảng sau khi khai thông xong, người dân sẽ chú ý tới Sa Điền, khu thương mại ở Tiền Môn quá chất chội rồi, mà Sa Điền cũ nát, nên phá bỏ là chuyện đương nhiên trong mắt nhiều người, nhưng khu này phải giữ lại, nếu không Hải Châu không còn chỗ nào có thể gọi là Hải Châu nữa.
- Khó lắm, Sa Điền như miếng thịt mỡ treo bên mép, phải là người năng lực kiềm chế cực ới không cắn.
Điều Trương Khác nói, trong lòng Hứa Hồng Bá càng thấu triệt, cho nên ông ta mới tìm y tới để thăm dò.
Trương Khác gõ gõ đầu, lẩm bẩm:
- Nếu có phương án cấp bách, chỉ có thương nghiệp hóa...
- Vẫn khó lắm..
Hứa Hồng Bá lắc đầu:
- Cả Sa Điền như hình chữ nhật, nam bắc rộng 1000 mét, đông tây dài 2000 mét, khu vực hạch tâm tôi vẽ nằm ở góc phía đông của hình chữ nhật, cách Tiền Môn hơn 1000 mét, ở giữa là khu dân cư còn sập sệ hơn, ai chịu tới đây đầu tư hạng mục thương nghiệp.
Trương Khác hơi bất ngờ:
- Thầy Hứa có vẻ cũng rất thông thuộc thương nghiệp?
- Tôi hơn cậu mấy chục tuổi đầu đấy, không làm thì ít nhiều cũng thấy qua, khái niệm cơ bản tôi vẫn ít ít nhiều. Theo như cậu nói, nếu đợi khu phía tây phá bỏ xây lại, đợi phát triện nhất định, khu thương nghiệp trọng điểm mới dần chuyển tới đây. Nhưng đến khi đó đám thương nhân địa ốc phát hiện ra phá bỏ nơi này xây dựng lại càng kiếm lợi nhiều hơn, bọn họ đồng ý để lại không?
Trương Khác giang tay ra:
- Đó là vấn đề đau đầu của thầy, thầy lại mang ra hỏi cháu.
Hứa Hồng Bá cười:
- Cậu nói thế tôi thua rồi, bài văn đó từ cậu mà ra, tôi vỗ tay hùa theo, càng không có trách nhiệm.
Trương Khác đột nhiên quay sang Chu Phục:
- Chiều rảnh rỗi, kiếm bốn người đánh bài thôi.
- Người rảnh rỗi không thiếu, tôi đi xem nhà Trần Kỳ có bài không.
Chu Phục nói xong đi ngay.
Bấy giờ Trương Khác mới hỏi Hứa Hồng Bá:
- Bác có muốn làm người xấu một hồi không?
- Phải xem loại người xấu nào đã.
Trương Khác chỉ giới tuyến giữa khu vực Hứa Hồng Bá muốn bảo tồn và khu phía tây, đó là con đường Đường Thanh tới bày hàng, cười gian xảo:
- Dụ người vào bẫy, nếu có người ngay từ đầu tới đây đầu tư thương nghiệp địa ốc, là có thể phá được thế bế tắc.
- Người ta đi từ mép vào, ai lại tự nhiên nhảy vào giữa mở ra?
- Chưa chắc, khu gần Tiền Môn giá đất rẻ chưa tính, lại còn đông người, giao thông thuận lợi, nếu như thành phố quy hoạch trong 1,2 năm phá bỏ khu vực này, nói không chừng có người cướp trước rồi.