Hai ngày nữa Từ Học Bình hai ngày nữa tới Bắc Kinh nhậm chức rồi, cho nên Trương Khác mới vội trở về gặp ông, thay thế Từ Học Bình là phó tỉnh trưởng thường vụ Lý Viễn Hồ.
Lý Viễn Hồ hai năm trước điều từ vị trí bí thư thành ủy Huệ Sơn tới, ý của tổ chức là để ông ta thay thế tỉnh trưởng bấy giờ là Lý Văn Chinh, ai ngờ Lý Văn Chinh vì vấn đề của Đinh Hướng Sơn phải lui về, Từ Học Bình chen ngang lên làm tỉnh trưởng.
Chuyện này chắc chắn khiến Lý Viễn Hồ để bụng, nếu nói chuyện Từ Học Bình bị điều khỏi Đông Hải trước dự kiến không liên quan tới ông ta thì Trương Khác không tin.
Có mâu thuẫn mới cần có chính trị, chiếu cố tới cảm thụ của Từ Học Bình, Trương Khác chưa bao giờ chủ động tiếp xúc với Lý Viễn Hồ, lúc này tới lấy lòng có chút giống mất bò mới lo làm chuồng, làm thế trong mắt Đào Tấn sẽ thành kẻ quá vụ lợi, chính trị không cho phép lấy lòng các phía một cách thái quá.
Giữa thập niên 90, thế lực tư bản trong nước phải sống giữa khe hở của các thế lực chính trị, đó là sự thực không thể khác.
Lý Viễn Hồ tuổi mới trên 50, truyền thông bên ngoài khi đánh giá về các nhân vật chính trị trong nước liệt ông ta và thế lực chính trị đời mới.
Mặc dù Đào Tấn ở Đông Hải chức cao quyền trọng, nhưng năm tháng không tha người, năm nay Đào Tấn đã 63, hai năm nữa bất kể ông ta có thể nhảy lên TW hay không thì chức bí thư tỉnh ủy cũng sẽ rơi vào người khác.
Có điều Lý Viễn Hồ còn chưa đủ tư cách hai năm sau thay thế Đào Tấn, nói như thế Từ Học Bình đúng là làm ông ta trễ mất hai năm, oán hận càng thêm sâu.
Nha khí tượng dự báo nói đem nay tuyết sẽ rơi, đằng xa đèn đường băng lập lòe, máy bay lên xuống có hơi mơ hồ, Lý Nghĩa Giang tới đón Trương Khác.
Lý Nghĩa Giang tới Hải Châu làm phó bí thư khu ủy, khu trưởng khu Thành Nam đã được định đoạt, đợi sau khi Từ Học Bình rời Đông Hải, hắn sẽ tới Hải Châu nhậm chức.
- Thành phố muốn lấy ba trấn, hai khu công nghiệp của khu Thành Nam ra để lập khu khai phát cấp tỉnh à?
Lý Giang Nghĩa hỏi:
- À, hình như là có ý này.
Trương Khác thu ánh mắt khỏi khung cảnh âm u bên ngoài cửa sổ:
- Chưa xác định cuối cùng, anh Lý đã quan tâm tới chuyện Hải Châu rồi cơ à?
- Thì cũng phải tìm hiểu một chút chứ, nếu không khi triển khai công tác sẽ bị động. Đới Văn Tiến là người như thế nào? Sao không tranh với thành phố? Bản thảo quy hoạch khu nội thành của thành phố đưa Tây Sa Điền vào khu Tây Thành, làm khu Thành Nam bị nhỏ đi một một khối rồi....
Lý Giang Nghĩa hơi cau mày:
- Đới Văn Tiến thì tôi cũng chưa tiếp xúc qua, nghe nói khi làm việc ở huyện Tân Liên rất có phương pháp.
Lý Nghĩa Giang tới khu Thành Nam không được làm bí thư khu ủy mà chỉ được làm khu trưởng, tâm lý có chút hụt hẫng.
Lúc này Lý Nghĩa Giang nói tới chuyện đó, Trương Khác hiểu tâm tư của hắn, chưa nói Trương Khác cũng mong đưa ba trấn Tân Kiều, Tượng Sơn, Ích Long tách ra kinh doanh độc lập, hiện Lý Nghĩa Giang còn chưa tới Hải Châu đã vội tranh cái này là quá gấp rồi, Trương Khác không thể nói gì, chỉ ậm ừ ứng phó rồi chuyển sang chủ đề khác.
Huyện Tân Liên là một huyện mọi phương diện đều xếp bét Hải Châu, Đới Văn Tiến tới làm bí thư ky ủy Thành Nam, căn bản không có mấy tư cách phát biểu, chứ chẳng phải tính cách hắn mềm yếu bị người ta bắt nạt.
Đây là những chuyện xảy ra trong thời gian Trương Khác ở Hong Kong.
Ở Tân Mai Uyển ăn cơm, Từ Học Bình nói nhiều nhất tới chuyện kinh tế, hạng mục thép liên hợp thành công, lập nên cơ sở sản xuất sắt thép thuộc top 5 trong nước, nhưng không thay đổi được cục diện sản xuất sắt thép phân tán trong tỉnh, rồi tăng tốc kiến thiết mạng lưới giao thông trong tỉnh, điều chỉnh kết cấu sản nghiệp v..v..v..
Từ Học Bình nói rất nhiều, sở dĩ ông nói chiều như thế là lo Lý Viễn Hồ sau khi thay vị trí của ông, sẽ làm theo hướng hoàn toàn khác.
Đó là điều rất có khả năng, người kế nhiệm tựa hồ cho rằng nếu làm theo đường lối của người tiền nhiệm, cho dù có hiệu quả, đại bộ phận công lao cũng quy vào người tiền nhiệm, cho nên người kế nhiệm luôn trung thành thể hiện tinh thần "khai thác đường lối, sáng tạo cái mới".
Từ Học Bình có lo lắng này là hết sức bình thường, chẳng qua không nói rõ mà thôi, Trương Khác chẳng thể làm gì nổi, những chuyện này y chưa thể xen vào được.
Rời Tân Mai Uyển thì sắp 12 đêm giờ rồi, trước khi về biệt thự ở Sư Tử Viên, Trương Khác muốn tới bar 1978 một chút, trong thời gian ở Hong Kong, Trương Khác nghĩ quan hệ với Tôn Tĩnh Mông đã được cải thiện phần nào rồi, trong đêm âm trầm thế này, lại vừa bàn chuyện nặng nề, chẳng biết khi nào mới ngủ được, tới quán bar uống rượu là lựa chọn không tệ.
Xe tới ngõ Học Phủ, Trương Khác xuống xe mới phát hiện trời đã đổ tuyết, trước đó ở trong xe y luông nghĩ một việc:" Bác Từ đi rồi, thế cục sẽ trở nên phức tạp thế nào đây?"
Trương Khác hỏi Phó Tuấn:
- Thầy Hứa ở đâu?
Phó Tuấn không chỉ làm vệ sĩ kiêm lái xe, còn dần dần gánh vác vai trò trợ thủ, động tĩnh nhân sự của Cẩm Hồ, Phó Tuấn luôn giúp Trương Khác chú ý.
Phó Tuấn thời cao trung thành tích học tập xuất sắc, chỉ vì nhà nghèo nên mới vào quân đội, về sau Lý Minh Du bị làm nhục, hắn xách dao đi trả thù rồi vào tù, ra tù không tìm được công việc phải theo Thịnh Thanh.
Trương Khác còn hỏi Lý Minh Du bọn họ có phải yêu nhau từ thời cao trung không, Lý Minh Du cười kể Phó Tuấn ở trường vừa ngốc vừa ngây thơ, tới khi nhập quân ngủ mới viết thư qua lại, đa phần còn viết chuyện học tập.
Có lần Trương Khác tới nhà Phó Tuấn ăn cơm, đúng lúc Lý Minh Du đang dọn dẹp nhà cửa, thấy được thư tình Phó Tuấn gửi cho Lý Minh Du, nội dung toàn là kiểu hỏi đáp, lại còn viết rất trang trọng "bạn Lý Minh Du", làm người ta cứ tưởng viết vào thời cách mạng văn hóa.
- Mấy ngày trước nghe nói thầy Hứa lên núi gặp mưa bị cảm, về tỉnh thành nghỉ ngơi.
- Ồ, thầy Hứa ở tỉnh thành à, muộn thế này thôi vậy, mai đi thăm thầy.
Tuyết rơi vào cổ, lạnh tê tái, Trương Khác dựng cổ áo lên đi vào ngõ Học Phủ, Phó Tuấn đi tìm chỗ đỗ xe.
Cuối học kỳ rồi, đêm ở ngõ Học Phủ náo nhiệt hơn thường ngày một chút, một số sinh viên quen tới gần kỳ thi mới thức khuya ôn bài ra ngõ Học Phủ mua đồ ăn.
Lúc này trong túc xá trường chưa có điều hòa, mùa đông ở Kiến Nghiệp vừa lạnh vừa ẩm thấp, đêm khua lạnh giá, thực sự chẳng có chỗ nào ôn bà thích hợp hơn quán cà phê, quán bar âm nhạc du dương nữa, khoảng thời gian này ở quán bar cũng không bật nhạc huyên náo.
Những cô gái sinh đẹp ở học viện âm nhạc đại khí là quần thế sinh ý thức tiểu tư sản sớm nhất thành phố này, đại học Sư phạm cũng không tụt hậu quá nhiều, còn Đh Đông Hải danh tiếng lại hơi quê mùa một chút.
Các đại mỹ nữ của học viện âm nhạc, Đh Sư phạm không hứng thú lắm với các chàng sinh viên nghèo của ĐH Đông Hải, nhưng đừng buồn, khi tốt nghiệp vào xã hội, những tinh anh bọn họ lại được lọt vào mắt xanh của các cô.
Trương Khác đẩy cửa vào 1978, người đang rét run vì lạnh vào căn phòng ấm áp như mùa xuân, tức thì dễ chịu hơn nhiều, trong quán bar không nhiều người lắm, tiếng nhạc êm dịu truyền vào tai, Tôn Tĩnh Mông vẽ mắt tím đậm đang ngồi sau quầy bar đọc sách, Trương Khác cầm lấy xem, trố mắt ra nhìn, không ngờ là cuốn "Lý luận kinh tế học Xã hội chủ nghĩa", trả lại lại cho Tôn Tĩnh Mông:
- Sinh viên khoa vũ đạo học viện âm nhạc phải học cái này à?
- Giật cả mình, anh học làm trộm à?
Tôn Tĩnh Mông vỗ ngực:
- Anh về khi nào thế, cái chân thứ ba của anh đâu?
Biết Tôn Tĩnh Mông hỏi tới cái nạng, nhưng Trương Khác lại liên tượng tới cái khác, có điều trêu ghẹo cô ta chưa chắc có kết cục tốt đẹp, ngồi xuống trước quầy bar, nói:
- Lấy rượu của anh Diệp ra uống trộm đi... Có điều số rượu cô uống trộm trước đó không được tính lên tôi nhé.