Vân Lang muốn tìm kiếm vài thứ quen thuộc trong nhận thức của mình ở trong cái hang động này, bản chất con người là vậy mà, ở nơi hoàn toàn xa lạ rất khó yên tâm, chỉ là dù cái áo tơi treo trên vách tường cũng chẳng giống cái áo tơi mà y biết.
Lòng y rất hoang mang, sao thời đại này còn có người sống thê thảm như thế? Mặc dù cũng từng nghe TV nói phát hiện ra người rừng, nhưng là chuyện lâu rồi, giờ từng cm trên trái đất này bị người ta dùng vệ tinh soi nát rồi, sao bỏ sót chỗ này?
Tới giữa trưa lúc mặt trời mãnh liệt nhất, Bà Hổ thức dậy, ông ta tới bên cái máng đá rửa ráy cẩn thận, sau đó lại đội cái mũ sa của mình lên, thắt lại đai ngọc, gài bảo kiếm, đổ cho Vân Lang rất nhiều nước, sau đó cùng con hổ ra ngoài.
Cả quá trình đó diễn ra hết sức trang nghiêm, nói thế nào nhỉ? Giống như một viên đại tướng quân chuẩn bị trước khi ra trận vậy.
Khi Bà Hổ đi qua luồng sáng mặt trời, Vân Lang nhìn rõ khuôn mặt ông ta.
Nếu như bỏ qua cái mồm quắt queo, trán của ông ta rất dày, đôi mắt phượng kỳ thực rất dễ nhìn, nếu không có vẻ rất u uất, thậm chí còn có thể nói là đôi mắt đẹp, song tổng thể khuôn mặt khiến bất kỳ ai có chút con mắt thẩm mỹ đều nuốt không trôi.
Con hổ thì chở một cái cung lớn, cùng với ống tên đầy tên.
Cảm thụ ánh mắt của Vân Lang nhìn mình, Bà Hổ quay đầu lại, dùng âm điệu rất khó nghe, rất cổ quái nói:” Đừng chết, chết thành thức ăn cho hổ đấy.”
Nói xong rời hang đá.
Vân Lang rơi vào trầm tư.
Y cũng cói thể coi là nhân vật vào nam ra bắc quen, bất kể tiếng Hán Tây Vực, hay của Miêu gia, Thái gia, mà dù là tiếng Hán kéo theo âm điệu dài của người Mông Cổ thì y cũng nghe qua, nhưng chưa từng nghe loại âm điệu của Bà Hổ.
Huống hồ, ông ta tổng cộng nói hai câu mà Vân Lang hiểu, lời vừa rồi không phải y trực tiếp hiểu được ý của ông ta, mà là tin tức có được sau qua phiên dịch dựa trên vài âm có phần giống.
Vân Lang khẳng định là ông ta nói tiếng Hán, hoặc là thứ tiếng na ná tiếng Hán.
Thế rồi Vân Lang chợt nhận ra, cái đống mà tối qua y còn tưởng là đống củi, kỳ thực là một đống thẻ trúc, mà ở dưới người y lại còn nhiều thẻ trúc hơn, trải bên trên là tấm thẻ gỗ viết đầy chữ, nói cách khác, Vân Lang đang nằm trên đống học vấn.
Phát hiện này làm Vân Lang không biết phải phản ứng thế nào cho phải, sao có thể lạc hậu tới mức này, không, không dùng từ đó không chính xác, phải nói là sao lại nguyên thủy tới mức này.
Không, không, không, vẫn không đúng, phải nói là ….
Cái quái gì đang diễn ra thế này?
Vân Lang muốn ngồi dậy, nhưng lớp da thiêu cháy giống như cái khải giáp đang cứng dần, khiến y muốn cong đầu ngón tay cũng là vọng tưởng.
May mắn cổ hơi cử động được rồi, đầu của y có thể xoay trái xoay phải, tầm nhìn rộng hơn hôm qua nhiều.
Vân Lang nhận ra chữ viết trên thẻ trúc, đó là chữ Tiểu Triện, còn về phần nội dung, cái chữ như hoa văn ấy quá xa lạ, dù nhìn nửa ngày trời cũng không thấy chữ nào mà y nhận ra.
Ngược lại lớp thẻ gỗ mới ở bên trên thì y nhận ra được.
"Ngày trùng ngũ mùng năm tháng năm, sao ở phía nam, đế chủng bình an".
Mùng năm tháng năm, vậy là mới viết, nhưng lại làm Vân Lang cuống lên, số thẻ trúc này không cũ lắm, một số mới tinh, chứng tỏ không phải đổ cổ, mà thực sự dùng để viết gần đây.
Cùng với mặt trời di chuyển, ánh sáng chiếu vào hang ngày một đầy đủ, Tần An dùng ánh mắt hoang mang của nhà khảo cổ nhìn toàn bộ căn nhà đá.
Cứ nhìn thấy thêm một thứ, lòng y lại trầm xuống một phần, cho tới khi nhìn thấy một cái chén đồng thau mà chỉ có thể xuất hiện trong tủ kính của viện bảo tàng bị vứt tùy ý ở cửa hang, thì y lẩm bẩm một tiếng "thôi xong rồi!", sau đó lăn ra ngất xỉu.
Không biết bao nhiêu lâu, chắc không lâu, tiềm thức thôi thúc y tỉnh dậy, hai mắt trống rỗng nhìn trần nhà, đầu y lúc này quay cuồng bởi một ý nghĩ hoang đường, khó chấp nhận.
"Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá, theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần, bỗng gặp một rừng hoa đào mọc sát bờ mấy trăm bước, không xen loại cây nào khác, cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng rực rỡ. Người đánh cá lấy làm lạ, tiến sâu hơn, muốn đến cuối khu rừng. Rừng hết thì suối hiện và thấy một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, mờ mờ như có ánh sáng, bèn rời thuyền, theo cửa hang mà vô. Mới đầu hang rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
Đi vào vài chục bước, hang mở rộng ra, sáng sủa; đất bằng phẳng trống trải, nhà cửa ngay ngắn, có ruộng tốt, ao lớn, có hàng rào bằng cành dâu, đường bờ thông nhau, tiếng gà tiếng chó không dứt. Trong đó những người đi lại trồng trọt làm lụng, nam nữ ăn vận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.
Họ thấy người đánh cá, rất lấy làm kinh ngạc, hỏi ở đâu tới. Người đánh cá kể lể đầu đuôi. Họ bèn mời người này về nhà, bày rượu, mổ gà để đãi. Người trong xóm nghe tin, đều lại hỏi thăm. Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa; từ đó cách biệt hẳn với người ngoài. Họ lại hỏi bấy giờ là đời nào, vì họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn ..."
Vân Lang miệng lẩm bẩm bài Đào Hoa Nguyên ký của Đào Uyên Minh, mặc dù cổ họng không phát ra âm thanh, nhưng không cản trở y biểu đạt hi vọng cuối cùng của mình.
Tương truyền cổ xưa, hổ chính là thú tuần sơn của sơn thần.
Vì Bà Hổ thể hiện ra thứ thiện chí lạnh lùng, Vân Lang thích gọi ông ta là sơn thần hơn là Bà Hổ tàn ác, chứ rõ ràng là nam mà gọi Bà Hổ mãi cũng kỳ.
Chập tối, sơn thần dẫn hổ về, lần này trên lưng hổ không chỉ có một con hươu, hai bên còn treo hai chuỗi hoa quả. Con hươu còn sống, nhưng bị con hổ dọa cho sợ nhũn người, bị sơn thần ông, hoặc là sơn thần bà ném từ trên lưng hổ xuống, chẳng đứng lên nổi, nằm dưỡi đất kêu khẽ khẽ, nhìn nó rõ ràng lành lặn, nhưng không dám chạy.
Sơn thần lấy trên bàn đá một cái bát gốm lớn đen xùi xì, lật con hươu lại, rồi bóp nặn, có dòng sữa trắng phọt ra, chẳng mấy chốc đầy bát. Sơn thần ném con hươu đi, banh miệng Vân Lang đổ vào.
Sữa hơi tanh tanh, song âm ấm chảy qua cổ họng khô khốc của y, giống như một trận mưa xuân thấm ướt mặt đất khô hạn.
Thấy Vân Lang tham lam uống sữa, khuôn mặt không có đặc trưng nam nữ của sơn thần xuất hiện nụ cười.
Điệu cười của ông ta khó nghe cực, giống như bị người ta bóp cổ vậy, nếu như ông ta mà nói chậm một chút, có lẽ Vân Lang hiểu được phần nào, có điều ông ta nói quá nhanh.