Tới thành Tín Dương, Phương Giải mới phát hiện mùa xuân đã vô tình trôi qua. Chỉ một chuyến đi Đông Cương, liền mất đi một mùa xuân.
Thành Tín Dương.
Bốn người là Kỳ Lân, Nhiếp Tiểu Cúc, Nạp Lan Định Đông, Lý Thái đứng ở ngoài thành nghênh đón Phương Giải vào thành. Phương Giải không trì hoãn, đi thẳng tới nha môn của thành Tín Dương.
Trần Hiếu Nho đã đứng chờ ở chỗ này, vừa đi vừa báo cáo:
- Đã tìm hiểu được binh lực bố trí ở bờ bên kia. Tô Bắc Đạo có ba thế lực lớn nhất là Lưu gia, Tôn gia, Triệu gia, binh lực vào khoảng năm vạn. Đi theo bọn họ là những gia tộc nhỏ, không cần quá để ý.
- Binh lực của Tôn gia bố trí ở bến thuyền Lưu Lam, binh lực của Triệu gia bố trí ở thành Đại Dã, nằm bên phải bến thuyền Lưu Lam. Binh lực của Lưu gia bố trí ở Ngư Cốt Lĩnh, nằm bên trái. Trong đó Tôn gia binh lực nhiều nhất, cho nên hai nhà kia để cho người của Tôn gia làm Nguyên Soái, tên là Tôn Anh Điển. Lưu Hán của Lưu gia, Triệu Cường của Triệu gia thì làm phó soái.
- Bến thuyền Lưu Lam có chừng hai vạn binh mã. Tuy Tôn Anh Điển làm chủ soái, nhưng chỉ huy chân chính là một phụ tá của y, biệt hiệu là Tây Sơn tiên sinh. Người này là một thư sinh tay trói gà không chặt, nhưng rất giỏi binh pháp chiến trận, là mưu sĩ hàng đầu dưới trướng của Tôn Anh Điển, Tôn Anh Điển cũng rất tin tưởng người này. Tất cả bố trí ở bến thuyền Lưu Lam, đều xuất phát từ tay Tây Sơn tiên sinh này.
- Binh lực bố trí như thế nào?
Phương Giải vừa đi vừa hỏi.
Trần Hiếu Nho đáp:
- Thám báo đang ở bờ sông quan sát. Bờ bên kia đề phòng rất nghiêm ngặt. Đại doanh cách bờ biển chưa tới hai dặm, quân địch có thể nhanh chóng tới bờ biển để phòng ngự. Nhìn từ xa, phần lớn quân địch là khinh bộ binh, trường mâu thủ và cung tiễn thủ, khống thấy trọng giáp bộ binh.
- Lạc Thủy quá rộng.
Lý Thái cúi thấp đầu nói:
- Chỗ hẹp nhất cũng hơn một dặm. Vả lại dòng nước chảy xiết, sông lại sâu, rất khó để dựng cầu nổi.
Phương Giải gật đầu:
- Thủy sư của Trịnh Thu đã xuất phát, xem chừng 3 tới 5 ngày nữa sẽ tới. Việc qua sông cứ giao cho thủy sư.
Trần Hiếu Nho nói:
- Sau khi Trịnh Thu tướng quân tới núi Chu Tước vẫn chưa có chiến sự gì, lần này thủy sư của ông ta có cơ hội lập công.
Phương Giải cười nói:
- Đoạn Tranh tới Đại Lý, thủy sư ở núi Chu Tước được Trịnh Thu quản lý ngăn nắp. Nhưng ta cũng nhìn ra được ông ta sốt ruột muốn lập công, muốn chứng tỏ bản thân. Cho nên lần này mới cho ông ta cơ hội luyện binh,
- Đúng rồi, Tán Kim Hầu sắp tới.
Trần Hiếu Nho nói:
- Tán Kim Hầu vốn định trở về núi Chu Tước, nghe nói Chủ Công suất quân tới thành Tín Dương cho nên Tán Kim Hầu lập tức đổi lại hành trình, chậm nhất là ngay mai liền tới.
Phương Giải gật đầu:
- Tán Kim Hầu đuổi theo ngàn dặm chắc cũng đã mệt mỏi, nên để ông ấy nghỉ ngơi một thời gian. Không đợi khi tới chiến sự, ông ấy lại không có thời gian nghỉ ngơi.
Phương Giải vừa nói vừa đi lên tường thành Tín Dương. Thành Tín Dương cách Lạc Thủy không xa, đứng trên tường thành, phong cảnh Lạc Thủy thu hết vào tầm mắt. Phương Giải nhận lấy Thiên Lý Nhãn mà Trần Hiếu Nho đưa tới, nhìn sang bờ bên kia, phát hiện bờ bên kia binh lực bố trí rất bài bản. Vì ngăn cản Hắc Kỳ Quân tấn công, chỗ nước cạn ở bờ đông có đóng rất nhiều cọc gỗ, khiến khoái thuyền không thể cập bờ. Cách bờ biển trăm mét là thành gỗ đang được dựng. Có thể nhìn thấy rất nhiều binh lính đang xây xựng.
- Tây Sơn tiên sinh kia là người như thế nào?
Phương Giải không nhịn được hỏi.
- Thuộc hạ vẫn chưa điều tra ra.
Trần Hiếu Nho nói:
- Chỉ nghe nói y là người Cừ Huyện Tô Bắc Đạo, không có công danh, tuổi chừng hơn ba mươi. Họ tên gì không biết, mà ngay cả người trong quân của Tôn Anh Điển cũng xưng là Tây Sơn tiên sinh, rất ít người biết tên thật của y. Tuy nhiên có một lời đồn rằng, nghe nói vị Tây Sơn tiên sinh này lúc trước chỉ là một ngốc thư, cha mẹ đã già nhưng vẫn phải vất vả làm việc nuôi sống y, còn y chỉ đọc sách, cơm đến há mồm, không hỏi việc nhà.
- Ở Cừ huyện ai cũng biết đôi vợ chồng già này có đứa con không hiểu chuyện. Bởi vì y luôn tới Tây Sơn của Cừ huyện đọc sách, cho nên dân chúng đều trêu chọc gọi y là Tây Sơn tiên sinh. Có một năm cha mẹ của y bị bệnh, trong nhà không có tiền chữa trị cho nên cha mẹ đều chết. Tây Sơn tiên sinh tới nhà hàng xóm vay tiền mai táng cha mẹ nhưng không ai để ý tới y. Bởi vì nhà nghèo, với lại việc y để cho cha mẹ già vất vả nuôi mình, cho nên danh tiếng của y không được tốt…
Trần Hiếu Nho nói:
- Về sau Tây Sơn tiên sinh tự treo bảng bán thân. Nhưng người của Cừ huyện đều biết y là người như thế nào, mua y, một không biết việc nhà nông, hai không biết làm việc nhà, cho nên không ai để ý tới y. Về sau có một thương nhân đi qua cho y mấy lượng bạc, y mới mua quan tài mai táng cha mẹ.
- Lại về sau không biết vì sao y tiến được vào phủ Tôn Anh Điển. Sau khi Giang Nam loạn lạc, Tô Bắc Đạo có không ít thổ phỉ thừa dịp loạn mà cướp đoạt, xâm lược châu huyện, nhiễu loạn địa phương. Tôn Anh Điển liền phái y mang binh tiêu diệt, bách chiến bách thắng. Một tháng mà giết được hơn hai vạn cường đạo, trong khi Tôn Anh Điển chỉ cho y ba nghìn binh mã. Phần chiến tích này, đã đủ huy hoàng rồi.
- Khiến cho người ta thổn thức chính là…Cừ huyện bị quân giặc công phá, người trốn ra được tới cầu viện, nhưng Tây Sơn tiên sinh án binh bất động…Thẳng tới khi Cừ huyện bị quân giặc cướp sạch sẽ, dân chúng tổn thất hơn nữa, Tây Sơn tiên sinh mới mang binh tập kích nửa đường, tiêu diệt sạch đám thổ phỉ này.
Nghe thấy thế, sắc mặt Phương Giải liền thay đổi, không nhịn được lắc đầu, than nhẹ một tiếng.
Trần Hiếu Nho đi theo Phương Giải đã lâu, biết lúc mới nghe mình nhắc tới người này, liền nổi lên tâm tư yêu người tài. Dù sao hiện tại Hắc Kỳ Quân đang thiếu một vị tướng biết đánh giặc. Vị Tây Sơn tiên sinh này nhất định là có chút bản lĩnh, mang ba nghìn binh diệt thổ phỉ ở Tô Bắc Đạo, từ điểm này có thể nhìn ra được y có thực học.
Nhưng, có vẻ như tính cách của người này khá cực đoan.
- Về sau có người chỉ trích y thấy chết mà không cứu, Tây Sơn tiên sinh nói, ngày đó ta gặp khó khăn, có ai tới cứu ta? Hiện tại dựa vào cái gì mà muốn ta cứu bọn họ?
Trần Hiếu Nho nói:
- Tuy nhiên, đánh xong trận chiến này, tên tuổi của Tây Sơn tiên sinh liền nổi tiếng khắp Tô Bắc Đạo.
…
…
Trong thư phòng
Phương Giải gọi Đỗ Định Bắc tiến vào, nhìn y rồi hỏi:
- Ngươi đã thấy rõ ràng bố trí binh lực của kẻ địch chưa?
Thiếu niên Đỗ Định Bắc mới mười sáu, mười bảy tuổi gật đầu nói:
- Đã thấy rõ ràng!
Phương Giải hỏi:
- Nếu ta cho ngươi đánh trận đầu tiên, ngươi cần bao nhiêu binh mã?
Đỗ Định Bắc hơi sửng sốt, trầm mặc một lúc rồi vươn một ngón tay:
- Ít nhất một vạn binh lực, tuy nhiên phải xem thế công của thủy sư như thế nào đã. Nếu thủy sư có thể áp chế ngay từ đầu, tám nghìn là đủ.
- Tám nghìn?
Phương Giải không nhịn được cười:
- Ta chưa từng có thói quan nói giỡn với thuộc hạ ở chuyện quân vũ. Bình thường có thể cười đùa với nhau được, nhưng ở chuyện quân vũ, ta không chấp nhận dù chỉ một câu nói đùa. Nếu ta hỏi ngươi, tất nhiên là muốn dùng ngươi.
- Nhung…thuộc hạ vẫn chưa tới mười bảy tuổi…trước kia cũng chưa từng có kinh nghiệm lãnh binh.
Đỗ Định Bắc ngẩng đầu nhìn Phương Giải, khuôn mặt hơi đỏ.
- Cho ngươi một vạn năm nghìn người, thủy sư sẽ hết sức phối hợp ngươi. Bờ bên kia có một người tự xưng là Tây Sơn tiên sinh dụng binh không tầm thường, ngươi đi đánh bại y cho ta. Sau đó nói với mọi người rằng, đánh bại Tây Sơn tiên sinh tiếng tăm lững lẫy Tô Bắc Đạo, là một tiểu tướng mười sáu tuổi của Hắc Kỳ Quân, hắn gọi Đỗ Định Bắc. Ngươi có làm được không?
Lời này khiến cho Đỗ Định Bắc nhiệt huyết sôi trào:
- Thuộc hạ được!
Đỗ Định Bắc nắm chặt tay:
- Nhất định được!