Tôn Vĩnh Siêu giải thích: “Dựa theo tốc độ nhiệt độ tăng hiện tại, chẳng mấy chốc băng sẽ tan ra, đến lúc đó có thể có một trận lũ lớn kéo tới.”
“Chúng ta không biết tình hình ở thượng nguồn thế nào, nhưng mọi người cứ suy nghĩ thử xem, nếu lũ thật sự kéo tới thì chúng ta ở trong sân vận động có thể sống sót không?”
“Má ơi!”
Lúc này, đám người kháng nghị mới nhớ tới chuyện đó, vội vàng chạy về nhà thu dọn đồ đạc.
Cũng may gần trường học có rất nhiều tòa nhà cao tầng, không cần phải lo đến các điều kiện khác, chỉ cần có thể ở là được.
Ngày mươi lăm tháng bảy, mọi người sống trong tòa nhà cao tầng nhìn thấy từng tảng băng lớn ở dưới đất vỡ ra.
Ngày này, nghe nói nhiệt độ lẽ ra phải lên tới ba mươi ba độ, nhưng do ảnh hưởng của băng tan nên mọi người không thể cảm nhận rõ được sức nóng của không khí.
Sau đó dường như mọi thứ phát triển rất nhanh, băng tan ngày càng nhanh hơn, mọi người nhìn thấy những tảng băng trôi dần, một tảng rồi lại một tảng tan dần rồi biến mất trong nước lũ.
Sau khi lũ lên, mực nước bắt đầu hạ xuống.
Lúc này, sự nhẫn nại của mọi người đã đến cực hạn.
Trong trại tị nạn bắt đầu có người chết.
Những người đó không phải bị đói chết cũng không phải bị lạnh chết mà là vì không chịu nổi cảnh bị nhốt ở một chỗ trong thời gian dài, hoặc là tưởng tượng không biết cuối cùng tương lai sẽ biến thành cái dạng gì.
Có người nhảy xuống từ tầng cao nhất, hòa vào dòng nước lũ cuồn cuộn.
Có một thì sẽ có hai, cho dù có phong tỏa tầng cao nhất, còn coi chừng luôn cả cửa sổ thì vẫn còn có người không chịu nổi dùng các cách khác nhau để tự sát.
May mắn, đây chỉ là một số lượng rất nhỏ, càng có nhiều người hy vọng được sống hơn.
Bước vào đầu tháng tám, tốc độ lũ rút còn nhanh hơn cả lúc nó đến.
Rất nhiều người đã khóc vì vui mừng.
Sau gần một năm, cuối cùng con người cũng có thể trở lại mặt đất.
Đường vẫn còn ngập nước nhưng chỉ ngập đến dưới cẳng chân.
Nhìn thấy cảnh tượng như vậy, rất nhiều người không nhịn được mà chạy xuống lầu một, dẫm chân lên đất, ôm nhau khóc.
Từ khi sinh ra đến giờ, có người đã sống hơn năm mươi năm, có người sống được mười năm, nhưng không có ai sống mà không xuống đất lâu như vậy, dẫm chân lên mặt đất, bọn họ vừa cảm thấy an toàn, vừa thấy hạnh phúc.
Bên phía trại tị nạn lập tức đưa ra thông báo bảo bọn họ không được chạm vào nước lũ, dù sao cũng không có ai biết bên trong nước lũ này có bao nhiêu vi khuẩn gây bệnh.
Lúc này, nhiệt độ không khí đã lên đến bốn mươi độ.
So với trại tị nạn, gần đây gia đình Nguyễn Ngưng đặc biệt bận rộn.
Bọn họ đã gỡ bếp lò ra, cất nó vào trong không gian, các thiết bị sưởi ấm bằng điện khác cũng đã được thu dọn sạch sẽ, những thứ còn lại, cái nào có thể giặt được đều đã được giặt sạch rồi đặt trên tầng cao nhất để phơi nắng.
Thấy ánh nắng không tệ nên Nguyễn Ngưng lấy nệm và sô pha đã cướp được ở khu biệt thư ra phơi nắng.
Mỗi buổi sáng bản thân cô cũng đắm chìm dưới ánh mặt trời mà phơi nắng.
Sau một thời gian dài rét đậm, không ai lại không thích ánh nắng.
Cho dù càng lúc càng nóng, ánh nắng mỗi ngày càng gay gắt hơn.
Dù sau đợt nắng nóng gay gắt, ngày nào con người cũng mắng mặt trời.
Bọn họ cất hết toàn bộ củi lửa còn sót lại trong nhà vào trong không gian, sau đó bắt đầu tổng vệ sinh, ba người dọn dẹp nhà cửa thành một nơi sáng sủa, vừa sạch sẽ vừa ấm áp.
Châu Tố Lan còn hái một ít hoa bách hợp và trầu bà được trồng trong không gian ra, đặt tất cả cây xanh lên trên bàn, sau đó đặt thêm hoa bách hợp đang nở vào.
Cả phòng ngập trong hương hoa, làm người ta cảm thấy mát lòng mát dạ.
Mỗi lần Nguyễn Ngưng nhìn thấy chúng, tâm trạng đều tốt hơn.
Sau đó cô lại quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, bên ngoài hoang tàn, đừng nói đến cây cối xanh tươi, ngay cả một chút màu sắc sáng sủa cũng không có.