Lý Kỳ dang hai tay ra nói: - Nhưng năm điểm mà vi thần nói trên không liên quan chút gì đến cái sườn cơ bản của binh chế triều ta. Tỷ như văn thần dẫn quân, đây chỉ là một truyền thống, không phải chế độ, cho nên vi thần cho rằng việc phải làm đầu tiên không phải là phủ định hoàn toàn, mà là nhìn xem có thể cải thiện những khiếm khuyết đó không.
Triệu Giai hỏi:
- Nếu không thay đổi chế độ thì rất khó bù đắp lại những chỗ thiếu hụt này.
- Nhưng không thử thì sẽ không có. Lý Kỳ cười nói: - Mượn chuyện binh không có Soái, Soái không cầm binh mà nói, thật ra những Thống soái giống như Chủng Công, Tông Tri phủ cũng không cần phải ngày ngày quản binh, luyện binh, vậy thì không biết trọng nhân tài rồi, vi thần cảm thấy đây không phải là sắp xếp hợp lý.
Triệu Giai lại nói: - Nhưng ngươi không hiểu được binh lính trong tay mình, sau này khi xuất chinh rất khó phát huy hết tác dụng của binh lính.
- Hoàng thượng nói không sai, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bù sắp lại điểm này thông qua việc diễn quân.
- Diễn quân?
Triệu Giai có chút sửng sốt.
- Đúng vậy. Lý Kỳ gật đầu cười nói: - Thật ra vi thần làm quan không lâu, hơn nữa khá lười, khi ở Tam Nha cũng như vậy, nhưng vi thần lại vô cùng hiểu binh lính dưới tay, mắt xích quan trọng nhất trong đó chính là diễn quân. Vi thần có thể thông qua diễn quân để quan sát tài năng của mỗi một tướng sĩ, đồng thời cũng có thể phán đoán được quân doanh nào bình thường không nghiêm túc luyện binh. Đương nhiên, chúng binh sĩ cũng thông qua diễn quân mà hiểu được ta, còn ban cho ta danh hiệu Quỷ kiến sầu.
- Triều đình có thể tổ chức diễn quân mỗi năm, để những tướng soái cấp bậc như Chủng Công lãnh binh đối kháng. Trong quá trình đối kháng, những tướng soái như Chủng Công không chỉ có thể hiểu được năng lực tác chiến của binh lính, mà còn có thể nhìn ra binh lính có thật sự nghiêm túc huấn luyện hay không. Cứ như vậy, hai bên có sự tìm hiểu vô cùng tốt, cũng sẽ không tồn tại hiện tượng tướng không biết binh, binh không biết tướng, đồng thời còn có thể đốc thúc Tam Nha không thể lơ là nhiệm vụ. Nhưng nói tóm lại, binh vẫn quy về Tam Nha cả, không chút quan hệ nào với bọn Chủng Công cả.
Triệu Giai nghe được trong mắt sáng ngời, đột nhiên cảm thấy thật ra trong tình huống không cải cách chế độ thì cũng có thể đạt được mục đích cường quốc cường binh, hơi hưng phấn nói: - Khanh nói tiếp.
Nói rồi y lại cầm bút lên, rõ ràng là y muốn ghi lại, dù sao thì y cũng là một Hoàng đế vô cùng cụ thể, ý kiến có thể làm lợi cho Đại Tống, y sẽ vô cùng khiêm tốn tiếp thu.
Lý Kỳ tiếp tục nói: - Muốn cường binh thì phải lấy được tinh hoa, bỏ đi cặn bã, binh không cần nhiều mà cần tinh, đây là điều cơ bản phải nắm bắt được. Điều đầu tiên phải đối diện chắc chắc là chế độ chiêu binh. Lúc ban đầu triều đình ta có chế độ chiêu binh, về sau sau cải cách của Vương An Thạch, áp dụng luật bảo giáp. Nói thật, vi thần cực kỳ không đồng ý luật bảo giáp, đây thuần túy chỉ là một cách tiết kiệm tiền, trong thời gian ngắn có thể đạt được hiệu quả rất tốt, nhưng thời gian lâu dài thì quốc gia tất loạn.
- Bởi vì luật bảo giáp nói một cách đơn giản chính là binh nông lưỡng dụng, nông dân vừa phải trồng trọt, vừa phải thao luyện, nhưng không nhận bổng lộc của triều đình. Việc này sẽ nhiễu loạn nghiêm trọng đến sự phát triển của nông nghiệp. Nông phu cũng là người nha, ngày ngày trồng trọt cũng đã rất cực khổ, khi nghỉ ngơi còn phải chạy đi thao luyện, là người đều sẽ suy sụp nha. Nông nghiệp chắc chắc tụt dốc, không thể nghi ngờ gì chính là mổ gà lấy trứng. Biện pháp này chỉ có thể coi như biện pháp cấp cứu trong thời điểm bất đắc dĩ, sao có thể coi như nhiệm vụ ngày thường, cho nên vi thần vẫn kiến nghị chế độ chiêu binh.
Triệu Giai gật đầu nói: - Thật ra trẫm cũng nghiên cứu qua luật bảo giáp, thiếu hụt trong đó quá nhiều. Đúng như khanh nói, chính là cách triều đình tiết kiệm tiền, có điều khi đó triều đình thâm hụt nghiêm trọng, tài chính đã bên bờ sụp đổ, Vương Hiền tướng cũng là bất đắc dĩ thôi, có điều chế độ chiêu binh của khanh hẳn là có điểm không giống rồi.
Lý Kỳ cười nói: - Thật ra cũng không có gì không giống, chỉ là càng thêm nghiêm khác hơn so với trước kia. Binh là căn bản của an toàn quốc gia, bi thần cho rằng chiêu binh tuyệt đối không phải trò đùa, nhất định phải định ra quy tắc chiêu binh nghiêm khắc, tuyệt đối không được chiêu mộ dân đói, thà là trực tiếp đưa lương thực cho bọn họ. Cho nên vi thần đề nghị, đầu tiên phải xác định đối tượng chiêu binh, ví dụ như là thiếu niên từ mười sáu đến hai sáu tuổi, nếu lớn hơn nữa thì e rằng chỉ luyện vài năm, đến lúc đánh trận chân chính thì bọn họ đã lực bất tòng tâm rồi, nhất định phải thân thể khỏe mạnh, còn phải các định kỳ hạn đi lính.
- Kỳ hạn đi lính? Triệu Giai kinh ngạc nói.
Lý Kỳ gật đầu nói:
- Làm binh cũng có thể nói là ăn cơm thanh xuân, lớn tuổi rồi, một khi lên chiến trường thì có thể sẽ hại người hại mình. Vi thần đề nghị từ ba mươi sáu đến bốn mươi tuổi phải rút khỏi quân doanh. Đương nhiên, người có tài năng có thể thăng làm tướng quân. Tướng quân từ sáu mươi đến sáu mươi lăm tuổi cũng phải rút lui. Nhưng chúng binh lính đã dâng hiến khoảng thời gian tinh hoa nhất cho triều đình, triều đình quyết không thể bạc đãi bọn họ, bằng không thì còn ai nguyên ý làm việc cho triều chứ. Cho nên xử lý tốt binh lính xuất ngũ là một mắt xích lớn, vi thần đề nghị người có năng lực có thể chuyển sang hậu phương làm việc.
- Nói ví dụ như đưa lương thực, một vài mặt tiếp viện, một vài mặt chính vụ, hoặc là đến địa phương làm sai nha. Dù sao thì bọn họ là quân nhân, đánh trận có thể miễn cưỡng, nhưng bắt trộm hẳn là không có vấn đề gì. Còn có thể làm nông, triều đình cho một ít đất, hoặc có thể kinh thương. Nếu là người có tài hoa, thậm chí có thể theo chính trị, chỉ cần ngươi có bản lĩnh. Còn điểm nữa chính là lấy gì chiêu binh, binh đồng thời cũng là một nghề nghiệp, hơn nữa là một nghề nghiệp nguy hiểm, không thể yêu cầu bọn họ nhập ngũ, cho nên binh lính nhận bổng lộc dĩ nhiên là không thể thiếu.
Triệu Giai nói: - Quân phí của Đại Tống ta đã là có một không hai trong lịch sử rồi, đãi ngộ của binh lính vô cùng tốt.
Lý Kỳ cười nói: - Nhưng quân phí chân chính rơi vào trong tay binh lính được mấy phần chứ?
Triệu Giai nói: - Việc này dĩ nhiên trẫm biết. Trẫm cũng căm hận tận xương tủy đối với loại người này, nhưng bây giờ không phải là lúc nói chuyện này. Cái trẫm chỉ chính là một khi binh nhiều lên thì quân phí chi ra sẽ tăng lên, triều đình không chắc ứng phó nổi.
Lý Kỳ nói: - Đó là đương nhiên, cho nên mỗi năm chiêu mộ bao nhiêu người cũng nhất định phải định ra dựa theo tình hình. Nếu thái bình thịnh thế thì dĩ nhiên phải giải trừ quân bị, nếu là thời chiến loạn thì dĩ nhiên phải tăng binh, cho nên nhân số chiêu binh mỗi năm đều phải hạn chế nghiêm khắc. Trừ phi xuất hiện tình huống đột ngột, bằng không thì định ra bao nhiêu chỉ có thể chiêu mộ bấy nhiêu. Hơn nữa vấn đề quân phí chính là một vũ khí sắc bén để Hoàng thượng khống chế quân đội, nhất định phải chia tách với binh quyền, không thể giống như trước kia, trước tiên tới tay tướng quân, rồi mới tới tay binh lính.
Triệu Giai gật đầu nói:
- Trẫm hiểu ý của khanh, tướng quân là người thống lĩnh binh lính, nếu bọn họ tham ô tiền của binh lính thì binh lính cũng chỉ có thể giận mà không dám nói, nhưng nếu do bộ phận chuyên trách phát quân phí, nếu tiền thiếu, binh lính, tướng sĩ đều cảm thấy bất mãn, chắc chắc sẽ làm ầm lên, có thể đạt được mục đích cân bằng lẫn nhau.
- Chính là như thế. Lý Kỳ tiếp tục nói: - Đối với việc khống chế số lượng binh lính, còn phải quan tâm đến các mặt nông nghiệp, công nghiệp, thương nhiệp, nếu các thanh niên đều đã đi lính rồi, thì ai sẽ làm những chuyện này, kinh tế nhất định sẽ chịu ảnh hưởng, cho nên phải suy xét thật kỹ mặt này. Dựa theo tình huống hiện tại, và thu nhập của quốc khố mà định ra chiêu bao nhiêu binh, nhiều hơn thì quốc khố sẽ có áp lực.
Đầu năm nay cái gì cũng đều cần nhân lực, do đó nhất định phải vô cùng nghiêm khắc đối với yêu cầu phân phối nhân lực, nếu một ngành nghề tiêu hao quá nhiều nhân lực, thì những ngành nghề khác nhất định sẽ chịu ảnh hưởng.
Triệu Giai như thoáng suy nghĩ, khẽ gật đầu, nói: - Việc này trẫm phải suy nghĩ cho thật kỹ, khanh tiếp tục nói đi.
- Dạ.
Lý Kỳ nói: - Làm sao cân bằng văn võ cũng là chuyện mà triều ta luôn làm. Bản thân việc lấy văn chế võ không sai, nhưng phải khiến bọn họ ai làm việc nấy, để văn thần dẫn binh đánh trận thật sự là sai đến thái quá, nhưng văn thần không thể thiếu được trong quân, bởi vì chiến sự thường nương theo ngoại giao, võ tướng có thể không am hiểu những thứ này, bọn họ vĩnh viễn sẽ không hiểu, chiến tranh chỉ là tiếp diễn của chính trị. Nhưng chuyện chiến tranh nhất định phải do võ tướng nói mới được, văn thần không có quyền can thiệp, không thể chỉ huy võ tướng đánh trận. Đương nhiên, trường hợp ngoại lệ cá biệt phải nói khác, tỷ như những đại trung thần văn võ song toàn giống như vi thần vậy.
Triệu Giai vốn dĩ nghe rất mê mẩn, nhưng vừa nghe được nửa câu cuối cùng thì y không nhịn được bật cười, phất tay nói: - Những điều này trẫm đều biết, khanh không cần ba lần bốn lượt nhắc trẫm.
Hức, cả hai câu khen ngợi mà cũng keo kiệt, quân thần này còn có thể làm tiếp sao?
Lý Kỳ buồn bực liếc nhìn Triệu Giai, mới nói:
- Ngoài ra, nếu chiến bại thì nên hỏi tội ai đây. Việc này không thể để ai đó nói là được, cần phải xét theo tình hình thực tế, đây là chuyện của Tư Pháp Viện, Lập Pháp Viện, Đại Lý Tự, đợi sau khi Lập Pháp Viện lập ra luật quân sự, Tư Pháp Viện nhất định phải điều tra, lại căn cứ theo đó mà do Đại Lý Tự phán quyết. Thật ra rất nhiều tình huống mọi người đã cố gắng, thực sự là thực lực của đối thủ tốt hơn, vậy cũng không thể là nói ai vô năng được.
- Cho nên quyết không thể vì vậy mà khiến Đại Tống ta mất đi một tướng tài. Ai đúng ai sai, luật pháp định đoạt, nhất định phải đối đãi công bằng với tướng sĩ liều mạng chém giết nơi tiền tuyến. Trong rất nhiều tình huống của triều ta, những văn thần kia ngày ngày uống trà bình thơ trong nhà, nhưng một khi tiền tuyến bại trận, bọn họ đều liều mạng buộc tội, thật ra bọn họ căn bản không biết ở tiền tuyến xảy ra tình huống gì, điều này khiến cho rất nhiều đại tướng bị hàm oan. Chủng Công chính là ví dụ, rõ ràng có công, nhưng lại vì thất bại của người khác mà làm con dê thế tội, việc này so với bại trận còn đáng sợ hơn.
- Sự hiện hữu của Lập Pháp Viện không chỉ có thể giúp võ tướng giải oan, mà cũng có thể phòng ngừa đào binh. Vi thần tuyệt đối không tán thành săm chữ lên mặt binh lính, nếu không phải khẩn cấp cần tăng binh lính, chế độ chiêu binh nên áp dụng tự nguyện nhập ngũ, mà binh lính một khi nhập ngũ thì chẳng khác gì ký hợp đồng với triều đình. Binh lính phải chịu trách nhiệm với việc này, không thể trong tình hình không có chiến tranh thì nhập ngũ để lừa ăn lừa uống, một khi xảy ra chiến tranh thì vội vàng bỏ chạy. Đối với loại người này thì phải áp dụng sự trừng phạt nghiêm khắc, cho nên Lập Pháp Viện cũng nên định ra pháp luật về chuyện này, dùng luật pháp để trừng trị đào binh, chứ không phải dùng dây thừng trói bọn họ ở quân doanh, đây là việc không có căn cứ pháp luật, cũng tổn hại đến đạo đức.