- Tại hạ bất tài, chính là do tại hạ nghĩ ra.
Tưởng Đạo Ngôn nói:
- Nhưng nếu như người dân không có năng lực trả nợ, thì ngươi xử lí sao?
Lý Kỳ cười nói:
- Tưởng Ngự Sử, làm kinh doanh vốn là có thu có chi, ai dám quy định triều đình kinh doanh nhất định phải thu? Như thế thì thật không công bằng với bách tính đó. Triều đình nếu như không muốn chi, thì đương nhiên phải giúp nông dân cải thiện môi trường và điều kiện. Chỉ khi nông dân kiếm được tiền rồi, thì triều đình mới có thể kiếm được. Không thể nói rằng triều đình thì không được lỗ. Người dân trả khôngnổi nợ, thì đi tịch thu nhà người ta, cướp vợ người ta, điều này tuyệt đối không phải cái đạo làm kinh doanh. Giả dụ gặp thiên tai, triều đình vẫn phải viện trợ không hoàn lại đó sao.
Tưởng Đạo Ngôn bị Lý Kỳ trách móc mỉa mai như vậy, chẳng còn biết nói gì thêm.
Hoàng Tín Nhân cười nói:
- Luật này mặc dù nói là Thường Bình Thương, nhưng lại có nhiều điểm giống với Thành Miêu Pháp năm xưa của Vương An Thạch. Thế nhưng, Thanh Miêu Pháp năm xưa lại trở thành công cụ hốt bạc của rất nhiều người. Mấu chốt nằm ở chỗ khoản cho vay. Có rất nhiều quan lại địa phương ép buộc dân chúng vay tiền của quan phủ, đồng thời tự ý tăng lãi suất, lại thêm nhiều quan lại để khoe công trạng, đã vơ vét thêm bằng nhiều cách không chính đáng khác. Dân chúng khổ sở khốn đốn, tấtcả chỉ là nói suông, tính khả thi không lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân căn bản khiến cho Thanh Miêu Pháp phải dừng lại.
Lý Kỳ cười ha hả nói:
- Hoàng đại nhân thật là từng câu chữ đều là châu ngọc, tuy nhiên, lúc đó chỉ có thể trách Vương An Thạch Hiền tướng tiến hành không thỏa đáng, nghĩ đơn giản quá, mới tạo ra cái cục diện như vậy, đây gọi là tự làm tự chịu.
Thái Du thản nhiên nói:
- Nếu nói vậy thì Kinh Tế Sử dường như đã có cách ngăn không để tình huống đó xảy ra?
Lý Kỳ cười nói:
- Phàm là những gì do con người gây ra, đều có thể ngăn được. Lẽ nào bây giờcác nơi không có tình trạng đó sao? Ta thấy không phải vậy, điều này liên quan tới sự hoàn thiện của chế độ, chứ không phải cái biện pháp Thường Bình Thương này.
Cho nên, hoàn thiện chế độ mới là cái đảm bảo cho tính khả thi của cải cách. Triều đình có thể giao công việc này cho 4 cơ quan, làm đối trọng với nhau. Đầu tiên do các cơ quan trung ương triều đình như Tam Ti, Thương Vụ Cục, Môn Hạ Tỉnh căn cứ vào tình hình các địa phương để thiết đặt lợi tức cho từng nơi. Việc thiết đặt lợi tức này cũng chính là một trong những nguyên nhân thất bại của cải cách Vương An Thạch năm xưa. Do tình hình mỗi nơi một khác, lợi tức đương nhiên cũng không thể giống nhau, không thể lấy tình hình các khu vực quanh Trường Giang ra để thiết đặt lợi tức cho khu vực Thiểm Tây, điều đó rõ ràng là đào hố chôn người ta, đồng thời, nông dân cũng có thể lấy lương thực đền tiền, không cần bồi thường chênh lệch giá cả trong đó, điều này cũng có thể ngăn chặn hiện tượng trên. Một khi lợi tức được thiết đặt tốt rồi, sau đó Hoàng Thượng trao quyền, cấp cho các địa phương.Do các quan phủ địa phương đứng ra tuyên truyền, nhưng do Thương Vụ Cục tiến hành thẩm tra, cấp khoản tiền cho vay và thiết lập kế hoạch trồng trọt, tiền và lương thực không qua tay quan phủ, sau đó do Tam Ti tiến hành thu chi và thống kê lần cuối, Bộ Hình có thể theo đó mà lập pháp, bố cáo cho dân chúng biết, từ đó phát huy tác dụng giám sát.
Cứ như vậy, tiền tài không qua tay quan phủ các nơi, khi bọn họ tuyên truyền, tuyệt đối sẽ không ngu tới mức báo cáo láo lợi tức. Thương Vụ Cục chúng tôi khi người dân tới vay, còn giám sát xem có ai ép bọn họ tới hay không. Tuy nhiên, quan phủ sau khi nói rõ cho người dân về lợi tức, thì cũng lấy đó để hạn chế được Thương Vụ Cục báo cáo láo lợi tức, khi Thương Vụ Cục báo cáo các khoản vay của ngươi dân lên Tam Ti, cùng lúc với việc Tam Ti phê chuẩn các khoản mục, thì cũng có thể sơ bộ tính toán ra có thể thu hồi bao nhiêu, nhờ đó mà hạn chế được Thương Vụ Cục mưu lợi gì trong đó. Ngược lại, những ghi chép của Thương Vụ Cục cũng có thểgiám sát Tam Ti. Ngoài ra, Bộ Hình sau khi lập pháp, còn có thể thành lập một cơ quan giám sát, chuyên phụ trách thẩm tra các vấn đề về nông nghiệp. Đương nhiên, đây cũng mới chỉ là phác thảo sơ bộ của ta, phương án cụ thể thế nào, còn phải thảo luận sâu hơn, bắt buộc phải cụ thể hóa thành rất nhiều cơ quan, để có thể làm đối trọng với nhau một cách toàn diện, tuyệt đối không để bất cứ cơ quan nào độc quyền về lương thực, với mục đích xây dựng một cơ chế quản lí nông nghiệp lớn mạnh, thúc đẩy nông nghiệp Đại Tống phát triển.
Thái Kinh nói:
- Hoàng Thượng, lão thần vô cùng tán thành động thái này của Kinh Tế Sử, bộ luật này chắc chắn có thể làm hoàn thiện hơn Thanh Miêu Pháp và Thường Bình Thương trước kia, rất là khả thi. Đến nay triều đình đang quyết tâm phục hưng Giang Nam, còn phía trước lại có giặc Phương Lạp tác loạn, dân chúng nơi đó khổ sở cùng cực, đồng ruộng hoang phế, nếu như áp dụng bộ luật này, chắc chắn có thể giúp đỡđược dân chúng nơi đó, đẩy nhanh công cuộc phục hưng nông nghiệp vùng Giang Nam.
Triệu Hoàn đứng ra nói:
- Nhi thần tán thành.
Đám Lý Bang Ngạn cũng đứng ra.
Lý Kỳ thấy còn đa số vẫn chẳng có động thái gì, bèn cười ha hả nói:
- Hoàng Thượng, bộ luật này lợi nước lợi dân, chỉ có hại cho đám tài chủ cho vay nặng lãi trong dân gian, tin rằng chỉ có bọn họ mới không tán thành bộ luật này, bởi bộ luật này hoàn toàn ngăn chặn được bọn họ làm hại dân chúng.
Tống Huy Tông nghe xong, suýt thì bật cười, gật đầu nói:- Lời ái khanh có lí lắm.
- Vi thần cũng tán thành.
- Thần tán thành.
---
Những đại thần còn lại nghe xong, chẳng còn cách nào, bây giờ mà không đứng ra thì chẳng phải tự nhận là bọn cho vay nặng lãi sao, bèn vội đứng ra biểu thị sự tán thành. Bởi Lý Kỳ không hề để Thương Vụ Cục độc quyền, cho nên bọn họ thấy không đến mức không chấp nhận được.
Lý Kỳ nhân lúc mọi việc còn nóng hổi, nói:- Hoàng Thượng, việc dự trữ lương thực quốc gia liên quan đến đại kế của đất nước, không thể chậm trễ, nên mau chóng ban bố pháp lệnh, khích lệ sản xuất nông nghiệp. Không chỉ có vậy, triều đình còn phải khích lệ nhập khẩu lương thực, miễn trừ thuế nhập khẩu lương thực, đồng thời cấp ưu đãi cho thương nhân nước ngoài vận chuyển lương thực tới nước ta, còn phải khích lệ thương nhân Đại Tống ta tới các nước lân cận cướp bóc, à không, nhập khẩu lương thực của nước họ. Cho dù là có dùng phương thực buôn lậu cũng được, để bù đắp cho dự trữ nước ta. Ngoài ra, còn phải nghiêm cấm thương nhân trong dân gian xuất khẩu lương thực, đồng thời nếu phát hiện ra phải phạt thật nặng để cảnh cáo. Thương nông cùng phát triển, với mục đích chấn hưng nền nông nghiệp Đại Tống ta trong thời gian ngắn nhất.
Tống Huy Tông nghe xong gật đầu lia lịa nói:
- Hay lắm, hay lắm, nên làm như vậy. Đành rằng các ái khanh đều tán thành bộ Thường Bình Thương Pháp này của Lý Kỳ, vậy được, Lý Kỳ, ngươi mau chóng viếtmột bản kế hoạch trình lên cho ta.
- Vi thần tuân mệnh.
Lý Kỳ coi như đã được thở phào nhẹ nhõm.